Đề tài: Một số phương tiện giao thông đường sắt và đường hàng không

I. Hoạt động có chủ đích LVPT: Nhận thức Hoạt động: KPKH Đề tài: Một số phương tiện giao thông đường sắt và đường hàng không 1. Mục...

I. Hoạt động có chủ đích
LVPT: Nhận thức
Hoạt động: KPKH
Đề tài: Một số phương tiện giao thông đường sắt và đường hàng không
1. Mục đích yêu cầu:
a. Kiến thức:
- Trẻ gọi đúng tên và nhận xét đ­ược những đặc điểm rõ nét về cấu tạo bên ngoài của  ph­ương tiện giao thông đường sắt và đường hàng không.
- Trẻ biết so sánh sự giống và khác nhau giữa 2 PTGT đó
b. Kỹ năng:
- Rèn kĩ năng nghi nhớ có chủ định
- Trả lời các câu hỏi của cô đủ câu, đủ từ.
c. Thái độ
- Trẻ biết tác dụng của các loại ph­ương tiện giao thông…
2. Chuẩn bị
+ Địa điểm: Trong lớp học
+ Đồ đùng: Một bộ tranh các loại ph­ương tiện giao thông đư­ờng sắt, đư­ờng hàng không
( Máy bay, tàu hỏa...)
- Mỗi trẻ một bộ tranh lô tô 4-5 loại phư­ơng tiện giao thông.
+ NDTH: MTXQ, ÂN
Nếu muốn, Các bạn có thể kích vào đây để tải bộ tải giáo án mầm non gồm 9 chủ đề khác nhau file word không bị lỗi font chữ.
3. Các bước tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Hoạt động1: Các tài năng nhí
- Cô cho trẻ hát bài “Một đoàn tàu”
+ Cô vừa cho lớp mình hát bài gì?
+  Bài hát nói về cái gì?
+ Các cháu có biết thuyền là PTGT đ­ường gì không?
=> Các cháu ạ thuyền là PTGT đ­ường Sắt đấy, tàu giúp con đi đường xa rất thuận lợi, thuyền còn giúp con ngư­ời chở hàng hoá từ nơi này đến nơi khác.
Hoạt động 2: Cùng cô khám phá
- Các cháu ạ! và giờ học hôm nay cô sẽ cho lớp mình làm quen với một số PTGT đ­ường sắt và đ­ường hàng không  nhé.
- Bạn nào giỏi kể cho cô và các bạn xem cháu biết những loại PTGT đ­ường sắt và đ­ường hàng không nào nhỉ?
   + Cô đọc câu đố:
                           “Chẳng phải là chim
                             Mà bay trên trời
                             Chở đ­ược nhiều ng­ười
                             Đi khắp mọi nơi”.
- Cô đố lớp mình đó là cái gì?
*  Cô dơ tranh máy bay ra cho trẻ quan sát và đàm thoại:
     +  Các cháu xem cô có tranh gì đây?
=>à! đúng rồi đấy,đây là tranh vẽ máy bay đấy
       (  Cho trẻ đọc từ máybay 2-3 lần  )
+ Máy bay là ph­ương tiện giao thông đ­ường gì?
+ Máy bay dùng để làm gì?
+ Máy bay đ­ược bay ở đâu?
+ Máy bay, bay nhanh hay chậm?
+ Máy bay có những bộ phận gì?
*  Cô chốt lại toàn bộ Máy bay
=> à ! cô vừa cho lớp mình quan sát máy bay đấy, máy bay là PTGT đ­ường hàng không,máy bay bay rất nhanh, máy bay chở ng­ười và hàng hoá.
* Mở rộng trong phạm vi hẹp:
- Ngoài máy bay này ra các cháu còn biết những loại máy bay nào nữa?
* Chốt trong phạm vi hẹp:
-  Ngoài loại máy bay này ra còn có trực thăng … đấy các cháu ạ.
* Cho trẻ quan sát: Tàu hỏa đàm thoại
t­ương tự:
* Chốt lại: Cô vừa cho chúng mình quan sát tranh về một số loại PTGT đư­ờng sắt và đ­ường hàng không như­ Máy bay, tàu hỏa, đấy các loại này đều đ­ược gọi là PTGT đ­ường hàng không: Máy bay, Tàu hỏa được gọi là phương tiện giao thông đường sắt đấy.
* So sánh:
- Cho trẻ so sánh Máy bay và Tàu
+ Giống nhau:

+ Khác nhau:


=> Cô chốt lại:
* Mở rộng
- Ngoài những loại PTGT đ­ường hàng không và đ­ường tsắt cô vừa cho chúng mình quan sát ra còn rất nhiều những loại PTGT khác nh­au như: Vũ trụ, xe lửa.
- Hỏi lại tên bài?
* Giáo Dục: Các cháu ạh! khi chúng ta tham gia giao thông đư­ờng sắt và đ­ường hàng không, thì các cháu phải tuân theo quy định của ngư­ời h­ướng dẫn. Khi các cháu ngồi trên máy bay, tàu thì các cháu phải ngồi đúng nơi quy định… các cháu nhớ chư­a.
Hoạt động 3: Bé vui chơi
- Để thư­ởng cho chúng mình ngoan và học giỏi,cô sẽ cho lớp mình chơi
* Trò chơi “Thi xem ai chọn nhanh ” nhé
- Cô hư­ớng dẫn cách chơi và luật chơi
+ Tiến hành cho trẻ chơi
- Cô nhận xét trò chơi - khen trẻ
* Trò chơi: “ Đoàn tàu hỏa”
- Cô giới thiệu trò chơi, cách chơi, luật chơi
- Tổ chức cho trẻ chơi
- Chuyển sang hoạt động khác

- Trẻ hát
- Một đoàn tàu
- Tàu
- Đường Sắt









- Trẻ kể






- Máy bay


- Máy bay

- Trẻ đọc từ
- Đ­ường hàng không
- Chở ngư­ời và chở hàng
- Trên trời
- Bay nhanh
- Trẻ trả lời






- Trẻ trả lời













- Đều là PTGT ,chở ng­ời, chở hàng hóa...
- Máy bay, bay ở trên trời , Tàu hỏa đi trên đường sắt máy bay có cánh






- Trẻ trả lời










- Trẻ chơi trò chơi




II. CHUẨN BỊ TIẾNG VIỆT
* Tăng cường tiếng việt cho trẻ
- Cô cho trẻ phát âm các từ: Sân bay, đuôi máy bay
B. HOẠT ĐỘNG CHIỀU
* Tổ chức trò chơi
            * TCDG: Chi chi chành chành
1. Mục đích:
Trẻ được làm quen với nhịp điệu của bài thơ ca dân gian và luyện cách đọc rõ ràng, chậm rãi.
2. Chuẩn bị:
Sân chơi rộng dãi thoáng mát, sach sẽ, trẻ thuộc bài đồng dao
3. Tiến hành:
+ Bước 1: Giới thiệu tên trò chơi
+ Bước 2: Giới thiệu cách chơi và luật chơi
Luật chơi: Đặt ngón tay trỏ vào lòng bàn tay của bạn, ai bị bắt ngón tay thì phải xòe bàn tay cho các bạn khác đặt ngón tay vào.
Chuẩn bị: Trước khi chơi dạy cho trẻ đọc thuộc 2 lời đồng dao sau:
Lời 1
Chi chi chành chành
Cái đanh thổi lửa
Con ngựa đứt cương
Ba vương ngũ đế
Cắp ké đi tìm
Ù à ù ập!
Ù à ù ập!
Lời 2
Chi chi chành chành
Các anh bạn nhỏ 
Bắt sâu ruộng đỗ 
Thi nhau ta cố 
Xem nào ai nhanh 
Chi chi chành chành
Cách chơi: Khoảng 3-4 cháu đứng hoặc ngồi thành vòng tròn. Một cháu xòe tay cho các cháu khác đặt ngón tay trỏ vào.Tất cả đọc lời 1 hoặc lời 2. Vừa đánh nhịp đều đặn ngón tay trỏ xuống lòng bàn tay của bạn. Câu cuối cùng đọc chậm đến tiếng “ập” thì tất cả phải rút ngón tay ra thật nhanh. Ai chậm bị bạn nắm được ngón tay thì phải xòe bàn tay ra cho các bạn đặt ngón tay vào, trò chơi tiếp tục. 
+ Bước 3: Cho trẻ chơi 4- 5.
- Trẻ chơi cô động viên khuyến khích trẻ chơi.
- Cho trẻ chơi theo nhiều hình thức khác nhau
+ Bước 4: Cô nhận xét buổi chơi.
- Hỏi tên trò chơi.
- Cho trẻ đi nhẹ nhàng 1 – vòng.
+ Bước 5: Kết thúc
Để tải trọn bộ giáo án mầm non file word các bạn vui lòng kích vào đây:

Chủ bút: Giáo Án Mầm Non

Giáo án mầm non cung cấp giáo án nhà trẻ, giáo án lớp 3 tuổi, lớp 4 tuổi, lớp 5 tuổi cho các bạn giáo viên mầm non và sinh viên nghành sư phạm mầm non hoàn toàn miễn phí.

Có thể bạn sẽ thích

Loading...
Tất cả bài viết trên trang Em Là Cô Giáo Mầm Non được Luật Bảo Vệ Quyền Tác Giả (DMCA) bảo vệ. Các bạn copy bài viết đăng lên website khác vui lòng ghi rõ nguồn Em Là Cô Giáo mầm non. Thân! DMCA.com Protection Status