Kế hoạch CHỦ ĐỀ 1: TRƯỜNG MẦM
NON
Thời gian thực hiện: 3 tuần từ
ngày ......... đến ........
I. MỤC TIÊU
LĨNH VỰC
|
MỤC TIÊU
|
NỘI DUNG
|
HOẠT ĐỘNG
|
|
1.
PTTC
|
3Tuổi
|
- Trẻ biết thực hiện đúng các động tác trong bài thể dục
theo hướng dẫn của cô giáo.
- Trẻ đi được bằng gót
chân
- Trẻ biết Bò được
bằng bàn chân, bàn tay qua 3-4 m
- Trẻ biết Tung và bắt bóng được với người đối diện
- Trẻ Có 1 số hành vi tốt trong ăn uống khi được nhắc nhở
|
Các bài tập phát triển chung
- Vận động cơ bản:
+ Đi bằng gót chân
+ Bò bằng bàn chân, bàn tay qua 3-4m
+ Tung và bắt bóng với người đối diện
- Mời cô, mời bạn khi ăn
- Đi vệ sinh đúng nơi qui định
- Nhận biết và phòng tránh những hành động nguy hiểm, những
nơi không an toàn, những vận dụng nguy hiểm đến tính mạng
|
- Trẻ biết đi bằng gót chân
- Trẻ bò được bằng bàn chân,bàn tay qua 3-4m
- Trẻ thực hiện được tung và bắt bóng với người đối diện
|
4Tuổi
|
- Trẻ biết Thực hiện đúng các động tác trong bài thể dục
theo hiệu lệnh.
- Trẻ đi được bằng
gót chân
- Trẻ biết Tung và
bắt được bóng với người đối diện
- Trẻ biết một số món ăn thông thường ở trường mầm non.
- Trẻ biết sử dụng các đồ dùng trong sinh hoạt của trường
mầm non: Khăn, bàn chải, cốc, thìa...
- Trẻ Nhận biết 1 số vận dụng và nơi nguy hiểm, không đến
gần.
|
|||
2. Phát nhận thức
|
3Tuổi
|
- Trẻ biết tên trường, tên lớp, tên cô giáo và các bạn
trong lớp
- Trẻ biết gọi tên các đồ dùng đồ chơi có trong trường, lớp.
- Trẻ biết cách sử dụng và bảo quản đồ dùng đồ chơi.
- Trẻ biết So sánh sự giống và khác nhau của hai hình :
Tam giác, hình vuông
- Trẻ biết So sánh
sự giống và khác nhau của hai hình: Hình tròn, Hình chữ nhật
|
- Tên trường, tên lớp, cô giáo và các bạn trong lớp…
- Đặc điểm công dụng và cách sử dụng đồ dùng, đồ chơi
Phân loại đồ dùng, đồ chơi theo 1-2 dấu hiệu
- So sánh sự giống và khác nhau của hai hình : Tam giác,
hình vuông
- So sánh sự giống và khác nhau của hai hình:
Hình tròn, Hình chữ nhật
|
- Trẻ biết trò
chuyện về trường mầm non ,biết tên các khu vực trong trường,công việc của các
cô bác trong trường
- Trẻ biết so sánh được sự giống và khác nhau của 2 hình
:Tam giác, hình vuông
-Trẻ nhận biết được đồ dùng của bé
- Trẻ biết so sánh sự giống và khác nhau của 2 hình: hình
tròn -hình chữ nhật
|
4Tuổi
|
- Trẻ biết một vài sở thích của bạn
- Trẻ biết công việc của những người trong trường (các cô
cấp dưỡng, các cô trong ban giám hiệu, bác bảo vệ), các khu vực trong trường,
địa điểm của trường
- Trẻ biết so sánh, phân loại đồ dùng đồ chơi.
- Trẻ biết So sánh sự giống và khác nhau của hai hình :
Tam giác, hình vuông
- Trẻ biết So sánh sự giống và khác nhau của hai hình:
Hình tròn, Hình chữ nhật
|
|||
3.
Phát triển ngôn ngữ
|
3Tuổi
|
- Trẻ có khả năng
nghe và nói được 1 số từ và câu đơn giản
- Trẻ Có khả năng đọc thơ và nói được tên truyện, tên nhân
vật chính trong truyện
- Trẻ Thích vẽ viết
|
- Hiểu và làm theo 2-3 yêu cầu
- Nghe hiểu nội dung truyện đọc, bài thơ, ca dao về trường
mầm non( đôi bạn tốt…)
- Sử dụng các từ biểu thị sự lễ phép
- Trả lời được các câu hỏi “ cái gì? Ở đâu?
|
- Trẻ hiểu nội dung và đọc thuộc bài ca dao đồng dao dung
dăng dung dẻ, thơ bạn mới,cô giáo em
- Trẻ biết tên câu chuyện và đàm thoại về nội dung câu
truyện đôi bạn tốt
|
4Tuổi
|
- Trẻ Diễn đạt được nhu cầu, mong muốn của mình bằng các
câu đơn giản
- Trẻ thuộc thơ
- Trẻ Bắt trước giọng
nói , điệu bộ của nhân vật trong truyện và hiểu nội dung truyện
- Trẻ biết Cầm sách đúng chiều
|
|||
4. Phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội
|
3Tuổi
|
- Trẻ Nói được tên trường, lớp, tên cô giáo và các bạn
-Trẻ Nhận biết được vui buồn qua nét mặt, tranh ảnh…
- Trẻ Thực hiện được 1 số quy định ở trường, lớp và ở nhà
khi được nhắc nhở.
|
Tên trường, lớp, cô giáo, các bạn trong lớp
- Biểu lộ trạng thái cảm xúc, tình cảm phù hợp qua cử chỉ,
giọng nói…
- Một số quy định ở lớp, gia đình và nơi công cộng( để đồ
dùng đồ chơi đúng nơi quy định..)
|
- Trẻ Nhận biết mối quan hệ với bạn bè, cô giáo, cô bác
trong trường mầm non, đặc biệt là mối quan hệ giữa trẻ với mọi người trong
trường, trong lớp mầm non.
- Trẻ Phát triển kĩ năng hợp tác, chia sẻ quan tâm đến mọi
người xung quanh.
- Trẻ biết Kính trọng cô giáo, những người lớn tuổi trong
trường mầm non.
- Trẻ Biết yêu quý và giữ gìn đồ dùng, đồ chơi của lớp, của
trường, biết cất đồ dùng đồ chơi đúng chỗ.
|
4Tuổi
|
- Trẻ Tham gia được vào các hoạt động chung với các bạn
- Trẻ Thực hiện quy định ở trường lớp và ở nhà
|
|||
5. Phát triển thẩm mỹ
|
3Tuổi
|
- Trẻ Thích hát và
thể hiện sự hưởng ứng cảm xúc âm nhạc bằng những vận động theo nhạc, theo nhịp
điệu…
-Trẻ biết vẽ đường
tới lớp
|
Bộc lộ cảm xúc khi nghe âm thanh gợi cảm, các bài hát, bản
nhạc gần gũi về chủ đề trường mầm non.
- Nghe hát đúng giai điệu của bài hát về chủ đề trường MN(
Cô giáo)
Vận động đơn giản theo nhịp của bài hát, bản nhạc
- Một số kỹ năng tô
màu, vẽ, xếp hình, để tạo ra sản phẩm(vẽ đường tới lớp,nặn một số đồ dùng ở
trường
|
- Trẻ biết dùng kỹ năng vẽ để vẽ đường tới lớp
- Trẻ hát được bài hát vui đến trường
- Trẻ biết vận động theo lời bài hát cô giáo
- Trẻ biết sử dụng kỹ năng nặn để nặn một số đồ dùng ở trường
|
4Tuổi
|
- Trẻ Thuộc và hát đúng giai điệu lời ca của 1-2 bài hát
- Trẻ biết sử dụng dụng cụ, vật liệu tạo hình để tô màu, vẽ,
dán, nặn…
|
II. CHUẨN BỊ HỌC LIỆU
- Bàn ghế đủ cho trẻ hoạt động.
- Tranh, ảnh, sách, truyện tranh về trường lớp mầm non.
- Bút màu, giấy để vẽ, tô màu, xé
dán.
- Đồ chơi để xây dựng trường, lớp,
hàng dào, vườn trường.
- Tranh lô tô về các đồ dùng, đồ
chơi.
- Một số hột hạt, lá cây...
- Vở làm album
MỞ CHỦ ĐỀ: TRƯỜNG MẦM NON
- Trẻ lứa tuổi
mầm non đang dần hình thành nhân cách thông qua việc tìm hiểu khám phá thế giới
xung quanh. Chủ đề mầm non giúp trẻ khám phá tìm hiểu về trường lớp mầm non
- Để giúp trẻ
khám phá chủ đề mầm non, cô giáo có thể trò chuyện, đàm thoại với trẻ ở mọi lúc
mọi nơi, thông qua trò chuyện đàm thoại cô sẽ gợi mở giúp trẻ nhớ lại những kiến
thức,vốn kinh nghiệm sống và thói quen của trẻ ở trường, ở lớp. Qua trò chuyện
đàm thoại cô giáo còn giúp trẻ biết được tên trường, lớp, cô giáo, các bạn, 1
sô công việc của cô giáo, 1 số đồ dùng, đồ chơi của lớp. Thông qua trò chuyện
đàm thoại trong các giờ hoạt động hình thành cho trẻ những kiến thức sơ đẳng về
toán, văn học, âm nhạc, tạo hình…Từ đó tạo cho trẻ tâm thế thoải mái thích tìm
hiểu về trường mầm non, có tình cảm, biết quan tâm tới mọi người xung quanh. Đồng
thời việc trò chuyện đàm thoại còn kích thích ở trẻ tính tò mò, thích tìm tòi
khám phá những điều trẻ chưa biết.
- Một trong những
yếu tố quan trọng kích thích tính tò mò và khám phá chủ đề của trẻ chính là sử
dụng những đồ dùng trực quan sinh động như: Tranh ảnh về trường lớp mầm non…đó
là những phương tiện giúp trẻ khám phá chủ đề một cách tự nhiên, tích cực và
gây hứng thú hấp dẫn trẻ tham gia khám phá chủ đề.
- Ngoài ra để
khắc sâu kiến thức chủ đề chúng ta có thể dạy trẻ những bài thơ, bài hát về trường
lớp mầm non:
Các bài hát: : Vui tới trường, cô giáo…
Thơ: Bạn mới, dung dăng dung dẻ…
+ Truyện: Đôi bạn tốt…
- Bên cạnh đó
việc phối kết hợp với phụ huynh trong việc giáo dục kiến thức chủ đề cho trẻ là
yếu tố rất quan trọng. Giáo viên phải làm tốt công tác tuyên truyền kiến thức
chủ đề và phối hợp với phụ huynh, sưu tầm những tranh ảnh, đồ dùng học liệu
giúp cho quá trình dạy trẻ được tốt
Để tải trọn bộ giáo án mầm non file word các bạn vui lòng kích vào đây: