Đề Tài : Bé Gói bánh
chưng bánh giày
I Mục Đích Yêu
cầu :
1 Kiến thức :
-
Trẻ hiểu được nội
dung câu chuyện, biết kể chuyện theo ngôn ngữ của mình,
-
Biết tục lệ ngày
tết nguyên đán.
-
Biết nguyên liệu
cần để gói bánh,cách gói bánh từ lá,dây
2 Kỹ
năng :
-
Rèn kỹ năng gói
bánh cho trẻ,tính khéo léo.
3 Thái độ:
-
Trẻ biết chú ý và
chú ý nghe cô kể chuyện.
-
Tinh thần tập
thể.
-
Trân trọng và giữ
gìn phong tục gói bánh vào ngày tết.
II Chuẩn bị :
-
Cô: + Tranh câu chuyện có hình ảnh minh họa .
+
Búp bê, bánh chưng
-
Trẻ : + trẻ
thuộc chuyện.
+ lá chuối,đất nặn, dây buột
III Nội Dung Tiến hành :
HOẠT ĐỘNG CÔ
|
HOẠT ĐỘNG TRẺ
|
Hoạt động 1: (5 phút)
- Cho cháu hát bài “Bé chúc tết”
- Bài hát nói đến gì?
- Tết đến có vui không? Và bé chúc tết ai vậy các con?
- Tết đến mọi người thường hay gói thứ bánh gì?
- Cốc ! cốc !
- Tôi là búp bê đây!
- Búp bê chào các bạn.Các
bạn ơi sắp đến tết rồi mình có món quà gởi tặng đến các bạn để về đón tết
cùng ông bà cha mẹ nha!
- Các con có biết đây là
bánh gì không?
- Ai đã làm ra bánh này
thế?
- Để biết ai làm ra thì
hôm nay cô sẽ kể cho các con nghe câu chuyện “ bánh chưng bánh giày” nha !
Hoạt động 2: (10 phút)
- Cô kể lần
1 diễn cảm.
- Giảng nội dung chuyện: chuyện kể về vị hoàng tử tên
là Lang Liêu làm ra 2 thứ bánh quý
được vua truyền ngôi cho.
- Cô kể lần 2 qua tranh.
*Đàm thoại:
- Vua cha cho gọi các Hoàng tử đến để làm gì?
- Khi nghe lời nhà vua truyền, các Hoàng tử như thế
nào?
- Các Hoàng tử khác tìm ở đâu?
- Còn Lang Liêu thì sao?
- Cách làm bánh như thế nào?
- Hai thứ bánh này Lang Liêu đem đến tế trời đất có
được vua cha ưng chọn không? Tại sao?
- Vua cha đặt tên cho thứ bánh hình vuông là bánh gì?
- Và thứ bánh hình tròn là bánh gì?
- Có được hai thứ bánh mang ý nghĩa sâu xa như vậy,vua
cha thấy thế nào?
- Các con ạ! Qua câu chuyện này cho ta thấy Lang Liêu
là người siêng năng,chăm chỉ, đã suy nghĩ ra cách làm hai thứ bánh hết sức ý
nghĩa để tế trời đất nhân ngày tết và được vua cha ưng chọn nhường ngôi. Vậy
các con nên bắt chước Hoàng tử Lang Liêu trong chuyện là phải biết chăm
làm,siêng năng,suy nghĩ,sáng tạo,không ỷ lại vào người khác. Cũng qua câu
chuyện này chúng ta biết được phong tục gói bánh vào ngày tết đó các con.
Hoạt động 4: ( 20 phút)
- Cô gọi cá nhân lên kể chuyện theo tranh
- Câu chuyện các con kể rất là hay vậy chúng ta cùng
nhau tập gói những chiếc bánh chuẩn bị cho ngày tết nhé các con.Nhóm nào gói
được nhiều bánh ( bánh tét,bánh ít,bánh chưng) đẹp là nhóm chiến thắng được
cô khen nha!
- Nguyên liệu gói bánh hôm nay là lá chuối và đất nặn,
dây buột
- Cô gợi ý giúp trẻ
- Trình bày sản phẩm
- Chúng ta vừa được nghe câu chuyện gì?
- Nhận xét – cắm hoa
|
-
- Cả lớp hát.
- Đến tết.
- Dạ rất vui. Bé chúc tết ông bà,họ hàng.
- Bánh tét,bánh ít.
- Ai gọi đó?
- Chào bạn búp bê
- Cảm ơn bạn búp bê.
- Trả lời
- ….
- Đồng thanh
- Chú ý
- “Ai tìm được
của ngon vật lạ… sẽ truyền ngôi”
- Tỏa đi khắp bốn phương tìm của ngon vật lạ về tế
trời đất.
- Người lên rừng,người xuống biển.
- Đã suy nghĩ ra cách làm 2 thứ bánh.
- Trẻ nói ra cách làm theo lời gợi ý của cô.
- Vua cha ưng chọn. Vì Lang Liêu nói được ý nghĩa của
hai thứ bánh.
- Bánh chưng
- Bánh dày.
- Vua cha rất vui mừng.
- 2 cháu lên kể lại
chuyện.
- Trẻ về nhóm thực hiện.
- Nhận xét sản phẩm.
- Bánh chưng bánh dày
- Cắm hoa.
|
Hoạt động ngoài trời
Nội dung tổ chức
- Cho trẻ dạo chơi
sân trường
- Đàm thoại chủ điểm “tết cổ truyền Việt Nam”
I.Mục đích yêu cầu:
- Trẻ biết tết nguyên
đán là ngày tết cổ truyền của dân tộc.
- Biết được vào ngày
tết có nhiều hoa, quà bánh, các loại trái cây đặc trưng của ngày tết.
- Cháu biết được tết
đến thêm một tuổi mới. Được đi chúc tết cho ông bà, cha mẹ..
II.Chuẩn Bị:
- Lớp học sạch sẽ thoáng mát.
-
Trang trí lớp
theo chủ đề.
III.Cách tiến hành
Hoạt động của cô
|
Hoạt động của trẻ
|
Hoạt động 1
:(10phút )
- Quan sát:
tranh mùa xuân
Hoạt động 2:
(5 phút )
- Củng cố PTTCXH:
“bé gói bánh chưng bánh giày”
Hoạt động 3:
(10 phút )
Cung cấp kiến thức
PTNT: “tết Nguyên Đán”
- Quan sát và đàm thoại
Hoạt động
4: (30 phút)
-
Trò chơi: “dung giăng dung dẻ”
-
Cô hướng dẫn
cách chơi và luật chơi
-
Cho lớp tiến
hành chơi.
|
- Quan sát và đàm thoại
- Lớp nhắc lại
- Quan sát và đàm thoại
-
-
- Trẻ chơi tự do
|