Lĩnh vực : Phát Triển Tình Cảm – Kỹ Năng Xã Hội
Đề Tài : “Bé lặt rau”
I/YÊU CẦU:
*Kiến thức:
- Cháu biệt lặt rau ăn lá
(rau thơm,cải xanh,bồ ngót),ngắt phần lá ,cọng, của rau để vào rỗ.
- Rửa sạch trước khi ăn, ngâm
nước muối…không làm giập lá rau.
*Kĩ năng:
-Cháu rèn kỹ năng tự phục vụ
cho trẻ.
- Sự khéo léo của đôi tay.
*Thái độ:
-Giáo dục tính tự độc lập cho
trẻ ,biết phục mẹ làm bếp.
- Cháu biết ăn nhiều các loại
rau giúp cơ thể mình mau lớn và khỏe mạnh.
II/ CHUẨN BỊ:
Cô và trẻ :
-
Rau thật :rau ăn
lá (rau thơm,cải xanh,bồ ngót…..,rau ăn quả ( dưa leo,cà chua,đậu rồng ..)rau
ăn củ ( cải đỏ,củ sắn…)
-
Rổ đựng, thau , 1
ít muối, dĩa,rỗ dựng.
-
Lớp học sạch
thoáng.
III/ NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG:
HOẠT ĐỘNG
CỦA CÔ
|
HOẠT ĐỘNG
CỦA TRẺ
|
Hoạt động 1( 5 phút)
- Lớp chơi trò chơi
“bắp cải xanh”.
- Chúng ta nhắc đến loại rau gì?
- Con biết gì về bắp cải?
- Bắp cải là loại rau ăn gì?
- Ngoài bắp cải ra bạn nào còn biết loại rau nào là
loại rau ăn lá nữa?
- Ngoài ra còn có nhóm rau gì nữa?
- Khi ăn các loại rau chúng ta phải làm sao?
- Cô tóm ý giáo dục trẻ cách rửa rau,rau có nhiều dinh
dưỡng cần thiết cho cơ thể…Vậy chúng ta cùng vào bếp “lặt rau” nha!
- Cô lắc trống
Hoạt động 2: ( 10 phút)
- Trò chơi : hãy đoán nhanh
- Cô cho xuất
hiện lần lược các đồ dùng ( rỗ,các loại rau ăn lá : rau thơm,cải xanh,bồ ngót
…, rau ăn quả ( dưa leo,cà chua,đậu rồng ..)rau ăn củ ( cải đỏ,củ sắn…)cho
trẻ đoán.
- Chúng ta sẽ làm gì với rau và dụng cụ cô chuẩn bị
sẳn?(Gợi ý cho trẻ nhớ lại với những vật dụng
của cô)
- -Các con chú ý xem cô thực hiện nhé!
- Cô thực hiện mẫu:
- Đây là rau gì?
- Đối với những loại rau ăn lá như rau thơm ,rau dắp
cá… con sẽ lặt lấy phần lá,con chọn những lá xanh lá không bị úa vàng hay
giập bỏ vào rỗ. Con nhớ khi lặt xong phần lá úa và cọng bỏ vào sọt rác nha!
- Lặt xong rau chúng ta làm gì?
- Đúng rồi chúng ta phải rửa rau.Nhưng rửa thế nào?Bạn
nào giúp cô?
- Khi rửa các loại rau ăn lá con nhớ rửa bằng nước
sạch.Chúng ta cần 1 cái thau lớn để rửa, cho nước vào thau,lấy rau thả vào
nước con nhớ là rửa nhẹ tay vì rau ăn lá rất dễ giập lá.Chúng ta sẽ xem từng
nắm nhỏ xem sạch chưa còn đất hay còn bụi,rơm rạ không.Sau đó con vớt rau ra
rỗ .Bỏ nước và rửa lại 1 nước nữa.
- Sau đó chúng ta lại lấy nước mới nhớ là cho 1 ít
muối vào ngâm,khoảng 2-3 phút Sau đó con vớ rau ra rỗ rồi tiếp tục rửa lại 1
nước nữa.Nhớ khi rửa rau con chỉ cần lấy nước vừa đủ rửa thôi không đề nước
tràn ra thau và làm nước ướt sàn nhà.
- Thế là công đoạn rửa rau chúng ta hoàn thành.
- Rửa xong ta trình bày rau ra dĩa.
- Tương tự đối với rau ăn quả như dưa leo,cà chua con
cũng rửa tương tự như dưa leo,cà chua thì ta cần từng quả rồi dùng tay cọ sát
quả cho quả sạch rồi cũng ngâm nước muối và rửa lại nước sạch.
- Chúng ta sẽ làm gì với rau này?
- Ăn rau ,quả cùng
với cơm giúp ngon miệng và rất tốt cho sức khỏe.Vì vậy các con cần tập ăn rau
ngay hôm nay nhé!
Hoạt động 3: ( 15 phút)
- Trẻ khá thực hiện
- Cho lớp thực hiện.Nhóm nào lặt xong và rửa sạch đúng
theo cách cô hướng dẫn và trình bày
lên dĩa trước sẽ là đội thắng.
- Cô quan sát và giúp trẻ khi cần thiết.
Hoạt động 4:
(5 phút)
- Nhận xét
- Cắm hoa.
|
-
- Lớp tham gia chơi
- Trẻ kể
- Chú ý
- Dạ. Đồng thanh
- Hàng ngang
- Trẻ đoán
- Rau thơm
- Chú ý
- Rửa rau
- Trả lời
- Chú ý
- Trả lời
- 2 trẻ
- Trẻ về nhóm thực hiện.
- Trình bày sản phẫm
- Cắm hoa.
|
Hoạt động ngoài trời
- Nội dung tổ chức
- Cho trẻ dạo chơi
sân trường
- Đàm thoại chủ điểm “một số loại rau”
I.Mục đích yêu cầu:
- Cháu biết gọi tên một số loại rau- củ.
- Biết được đặc
điểm bên ngoài về màu sắc, hình dáng của
các loại rau- củ cháu quan sát.
- Biết được lợi ích
của các rau-củ đối với sức khỏe của mọi người.
II.Chuẩn Bị:
- Lớp học sạch sẽ thoáng mát.
-
Trang trí lớp
theo chủ đề.
-
Cải xanh củ cải
đỏ, quả bí xanh…
III.Cách tiến hành
Hoạt động
của cô
|
Hoạt động
của trẻ
|
Hoạt động 1
:(10phút )
- Quan sát:
một số loại rau
Hoạt động 2:
(5 phút )
Củng cố PTTCXH:” Bé
lặt rau”
Hoạt động 3:
(10 phút )
Cung cấp kiến thức
PTNT : Một số loại rau
- Quan sát và đàm thoại
Hoạt động
4: (30 phút)
- Trò chơi: “bắp cải xanh”
- Cô hướng dẫn cách chơi và luật chơi cho trẻ.
- Cho lớp chơi
|
- Quan sát và đàm thoại
- Lớp nhắc lại
- Quan sát và đàm thoại
- Trẻ chơi tự do
|