Đề tài thơ Dạy hát Như những cánh hoa

Chủ đề: Các cô, bác trong trường mầm non Đề tài thơ Dạy hát Như những cánh hoa NDKH: Trò chơi “Ai đoán giỏi” Đối tượng: 18-24 tháng ...

Chủ đề: Các cô, bác trong trường mầm non
Đề tài thơ Dạy hát Như những cánh hoa
NDKH: Trò chơi “Ai đoán giỏi”
Đối tượng: 18-24 tháng
Thời gian: 13-15 phút
Ngày dạy: ………………..

I. Mục tiêu :
1.  Kiến thức:
- Trẻ thuộc bài hát, biết hát theo cô bài hát “Như những cánh hoa”.
-  Nhớ tên bài hát “Như những cánh hoa”, biết nội dung bài hát.
2.  Kỹ năng:
-  Rèn khả năng cảm thụ âm nhạc cho trẻ, phát triển các giác quan: Tai, mắt…
3. Thái độ:
-  Trẻ hứng thú tham gia vào giờ học
-  Giáo dục biết yêu quý trường lớp mầm non.
II. Chuẩn bị :
1.Đồ dùng của cô:
- Nhạc bài hát “Như những cánh hoa”.
2. Đồ dùng của trẻ :
- Xắc xô, phách tre
III. TÍCH HỢP :
- LVPTNN: Thơ “Cô giáo của con”
* Kết quả mong đợi: Đa số trẻ đạt yêu cầu

IV. CÁCH TIẾN HÀNH :
HĐ của cô
HĐ của trẻ
1.HĐ 1: Trò chuyện gây hứng thú:
- Cô và trẻ cùng chơi trò chơi “Dấu tay”
- Tay đẹp đâu ?
- Tay đẹp để làm những gì nhỉ?
- Để giữ tay sạch tay đẹp các con phải làm gì?
- Giáo dục trẻ phải biết giữ gìn vệ sinh đôi bàn tay luôn sạch, đẹp, nhắc nhở trẻ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh phải rửa tay.
2.HĐ 2: Bài mới
Có một bài hát rất hay nói về đôi bàn tay được các nhỏ rất là yêu thích, đó là bài hát “Như những cánh hoa” sáng tác của................................. muốn biết bài hát hay thế nào chúng mình cùng lắng nghe cô Thiệp hát nhé!
* Cô hát mẫu :
- Cô hát lần 1: kết hợp cử chỉ, điệu bộ
+ Nội dung bài hát : Bài hát nói về trên đôi bàn tay có những ngón tay rất xinh đẹp được ví như những cánh hoa....
Để bài hát hay hơn cô sẽ hát kết hợp với nhạc nhé!
- Cô hát lần 2: Kết hợp nhạc
+ Cô vừa hát cho các con nghe bài hát gì?
+ Bài hát do ai sáng tác?
* Dạy trẻ hát :
- Dạy trẻ hát từng câu
- Cả lớp hát cùng cô 2 lần                                                      
- Tổ thi hát
- Nhóm bạn trai, bạn gái thi hát
- Cá nhân hát
=> Cô bao quát khuyến khích động viên trẻ hát, chú ý sửa sai cho trẻ.
3.HĐ3: Trò chơi: Ai đoán gỏi.
* Cách chơi: Trên bàn cô có phách tre, sắc xô, trống cơm. Cô hỏ trẻ đây là dụng cụ gì? Cho trẻ phát âm, cô vỗ cho trẻ nghe âm thanh của các dụng cụ. Cô mời trẻ lên hát,  Sau đó cô mời 1 bạn lên đội mũ chóp, cô vỗ và hỏi trẻ:
- Cô vừa gõ dụng cụ gì?
- Con hãy chọn dụng cụ cô vừa gõ?
- Cô mời một trẻ lên hát, hỏi trẻ:
+ Bạn nào vừa hát? Bạn hát bài hát gì?
( Cho trẻ chơi 3-4 lần)                                        
4.HĐ 4: Kết thúc:
- Hôm nay chúng mình học hát bài gì?
- Cô và trẻ hát lại bài hát và  nhẹ nhàng ra chơi.


- Chơi gì chơi gì?
- Trẻ trả lời



Trẻ lắng nghe




- Trẻ lắng nghe




-Trẻ lắng nghe


-Trẻ nghe
- Trẻ TL


- Trẻ hát theo cô
- Cả lớp hát
- Tổ hát

- Cá nhân hát



Trẻ lắng nghe và biết các chơi.



Trẻ trả lời


- Trẻ hứng thú chơi


- Trẻ trả lời

- Trẻ hát và ra sân chơi.

V. Nhận xét sau tiết dạy
1Tình trạng sức khỏe của trẻ
..............................................................................................................................................
2.Tình cảm, thái độ, hành vi cảm xúc của trẻ: ..............................................................................................................................................
3. Kiến thức kỹ năng của trẻ: ...........................................................................................................................................
Để tải trọn bộ giáo án mầm non file word các bạn vui lòng kích vào đây:

Chủ bút: Giáo Án Mầm Non

Giáo án mầm non cung cấp giáo án nhà trẻ, giáo án lớp 3 tuổi, lớp 4 tuổi, lớp 5 tuổi cho các bạn giáo viên mầm non và sinh viên nghành sư phạm mầm non hoàn toàn miễn phí.

Có thể bạn sẽ thích

Loading...
Tất cả bài viết trên trang Em Là Cô Giáo Mầm Non được Luật Bảo Vệ Quyền Tác Giả (DMCA) bảo vệ. Các bạn copy bài viết đăng lên website khác vui lòng ghi rõ nguồn Em Là Cô Giáo mầm non. Thân! DMCA.com Protection Status