LQVH Dạy thơ
TRUNG THU CÙNG BÉ
I.
Yêu cầu:
- Trẻ nhớ tên bài thơ “Trung thu cùng
bé” biết Trung thu bé được thắp đèn đi chơi, cùng chị Hằng phá cỗ, chia quà và
nhớ tên tác giả Nguyễn Thị Hồng Vân
- Rèn kỹ năng đọc rõ lời, đọc diễn cảm.
- Phát triển ngôn ngữ nói mạch lạc.
- Giáo dục cháu yêu quý và trân trọng
ngày tết trung thu
II.
Chuẩn bị:
-
Cô thuộc thơ, tranh minh họa, từ: “Trung thu cùng bé”
-
Câu đố về mùa thu, các bài hát về trung thu
III.
Tổ chức họa động:
*
Hoạt động 1: Ổn định giới thiệu bài
-
Cô đố: “Mùa gì đón ánh trăng rằm
Rước đèn phố cỗ chị Hằng cùng
vui?” (mùa thu)
-
Mùa
thu có những ngày hội nào? Ngày Tết Trung thu dành cho ai?
- Con chuẩn bị gì để đón ngày hội trăng
rằm?
- Vào ngày rằm hay còn gọi là Tết Trung
thu, con sẽ làm gì?
- Cô có một bài thơ nói về Tết Trung
thu, lớp mình hãy lắng nghe nhé!
*
Đọc thơ
- Cô đọc bài thơ diễn cảm lần 1: giới
thiệu tên bài thơ “Trung thu cùng bé” của tác giả Nguyễn Thị Hồng Vân.
- Cô đọc bài thơ lần 2, cho xem tranh
minh họa kết hợp giải thích từ khó
+ Hội làng: là ngày hội ở nơi chúng ta đang sống
+ Phá cổ: là chia bánh và trái cây đã được bầy tren mâm trong ngày tết
trung thu cho trẻ con ăn
*
Đàm thoại
- Cô vừa đọc bài thơ gì?
- Của tác giả nào?
- Trong bài thơ, tác giả Nguyễn Thị Hồng
Vân đã miêu tả thắp đèn gì đi chơi? (đèn đom đóm).
- Vì mải vui chơi nên bị lạc ở đâu?
- Tác giả miêu tả đèn điện màu gì? Đèn
trăng màu gì?
- Nhìn thấy đóm xanh đỏ, bé ngỡ là gì?
- Đèn bé kết những loại hoa nào? (tím hồng)
- Trung thu bé phá cỗ cùng ai?
- Chị Hằng, chú Cuội làm gì? (cười vang,
vỗ tay bắt nhịp).
*Hoạt
động 2: Dạy trẻ đọc thơ
- Cho trẻ đọc thơ cùng cô ba lần.
- Mời tổ, nhóm, ba cá nhân đọc, cô chú ý
sửa sai.
- Cả lớp đọc lại.
*
Hoạt động 3: Bé cùng sáng tạo
cho trẻ tô màu ánh trăng và các lồng đèn
trong tranh . kết thúc hoạt động trẻ trưng bày sản phẩm vào góc.
Để tải trọn bộ giáo án mầm non file word các bạn vui lòng kích vào đây: