PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
Chủ đề :Phương tiện giao thông
Đề tài:Truyện “Vì sao thỏ cụt đuôi”
Đối tượng: 3-4 tuổi
Số lượng: 20 - 25 trẻ
Thời gian: 20-25 phút
Ngày soạn: .../…./…..
Ngày dạy: .../…./…..
Người soạn+dạy:
I.Mục Đích
1.Kiến thức.
- Trẻ biết tên truyện và các nhân vật trong truyện
- Giúp trẻ hiểu nội dung câu truyện kể về bạn thỏ khi sang
đường không chú ý và đã bị ô tô đè lên đứt một đoạn đuôi.
- Giáo dục trẻ không được tự ý sang đường, khi đi qua đường
phải có người lớn dắt
2.Kỹ năng
- Rèn cho trẻ kỹ năng nói đủ câu diễn đạt rõ ràng
- Phát huy tính tích cực rèn khả năng tư duy và ghi nhớ có
chủ địch cho trẻ
3. Thái độ
- Trẻ hứng thú tham gia và hoạt động
II. Chuẩn bị
- Power Point truyện, rối tay các nhân vật trong truyện
- Máy tính, khung rối, tranh nền
- Nhạc bài: “ Trời nắng, trời mưa”
- Nhạc kể truyện
III.Tiến Hành
Hoạt động của cô
|
Hoạt động của trẻ
|
Ghi chú
|
*Gây hứng thú.
- Xúm xít xúm xít.
- Để bước vào buổi học cô và các con cùng chơi trò chơi
nhé!
- Trò chơi “ Trời nắng trời mưa”
- Trong trò chơi vừa rồi có nhắc đến con vật nào ?
- Đố các con biết
đuôi của thỏ dài hay ngắn.
- Để biết được đuôi của thỏ như thế nào các con ngồi xuống
cùng đến với một câu truyện nào?
* Bé nghe cô kể
truyện
- Cô kể lần 1 kể diễn cảm
- Hỏi trẻ: Cô vừa kể cho các con nghe câu truyện gì ?
- Các con có muốn gặp lại các nhân vật trong truyện không?
- Cô kể lần 2: Cô kể kết hợp tranh minh họa
*Bé tìm hiểu nội dung
truyện.
- Chơi trò chơi “con thỏ” khi chơi có hiệu lệnh “ thỏ về vị
trị” các con sẽ chia thành 2 nhóm, một nhóm về phía xốp màu đỏ một nhóm về
phía xốp màu xanh
- Cô đặt câu hỏi cho 2 nhóm thi đua
+ Cô vừa kể cho các con câu truyện gì?
+ Trong truyện có những nhân vật nào?
+ Ai đã rủ nhím đi chơi?
+ Điều gì xảy ra khi thỏ sang đường?
( Giảng giải: “Chạy
ào qua đường” là
chạy rất nhanh từ lề đường bên này sang lề đường bên kia )
+ Khi xe ô tô phanh kêu như thế nào?
- Cho trẻ bắt chiếc tiếng ô tô phanh.
+ Ai đã đưa thỏ vào nè đường?
+ Qua câu truyện các con đã biết vì sao thỏ cụt đuôi chưa?
- Các con thấy bạn thỏ có ngoan không? Vì sao?
- Khi sang đường các con đi như thế nào? => Giáo dục trẻ
: khi sang đường phải có người lớn dắt.
* Bé xem kịch rối.
- Câu truyện còn được chuyển thể thành hoàn cảnh rối, các
con hãy về ghế ngồi và cùng theo dõi nào?
HĐ5: Kết thúc.
- Cho trẻ ra ngoài dạo chơi.
|
- Trẻ đến bên cô
- Vâng ạ!
- Trẻ chơi cùng cô
- Con thỏ
- Trẻ trả lời.
- Trẻ ngồi xuống quang cô.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ trả lời
- Có ạ.
- Trẻ quan sát, lắng nghe.
-Trẻ chơi.
- Trẻ lắng nghe và trả lời.
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ lắng nghe.
-Trẻ xem.
- Trẻ làm theo yêu cầu của cô.
|
|