Mở Chủ đề: GIAO THÔNG
I. MỤC
TIÊU:
1. Phát triển thể chất:
* Phát triển vận động :
- Trẻ thực hiện các
vận động: Chạy, bật, chuyền bóng...thực hiện được các vận động cơ bản một cách
nhịp nhàng.
- Phát triển một số
kỹ năng vận động tinh đòi hỏi sự khéo léo của đôi tay : Xoay cổ tay ;
Gập đan ngón tay vào nhau.
* Dinh dưỡng, sức khỏe:
- Biết và không ăn, uống một số thứ có hại cho sức khỏe.
- Nhận biết một số nơi nguy hiểm: Lòng đường phố,
đường làng, đường tàu và không được chơi gần những nơi đó.
- Biết và không làm một số việc có thể gây nguy hiểm.
- Không chơi ở những nơi mất vệ sinh, nguy hiểm.
- Biết giữ vệ sinh môi trường vệ sinh thân thể và mặc quần áo sạch sẽ là có
lợi cho sức khỏe
- Biết lợi ích của việc ăn uống đủ chất đinh dưỡng, vệ sinh trong ăn uống
và giấc ngủ
2. Phát triển
nhận thức:
* Khám phá khoa học:
- Trẻ có khả năng
nhận biết được tên, đặc điểm của một số phương tiện giao thông, có khả năng
nhận biết một số luật giao thông phổ biến.
- Biết được những
ích lợi của các phương tiện giao thông và lợi ích của luật giao thông.
* Làm quen với toán:
- Trẻ có thể nhận
biết và gọi đúng tên được hình tròn, hình vuông, hình tam giác, hình chữ nhật.
- Trẻ đếm, nhận
biết đến 5 các phương tiện giao thông.
- Nhận ra sự khác
nhau về số lượng của 2 nhóm phương tiện giao thông trong phạm vi 5.
3. Phát triển
ngôn ngữ:
- Phân
biệt được âm thanh của một số phương tiện giao thông quen thuộc.
-
Trả lời và đặt câu hỏi: “ Ai đây?”, “ Cái gì?”; “ Ở đâu”.
-
Biết mô tả đă
-
Nghe hiểu nội dung một số bài thơ, câu chuyện, bài đồng dao, về ch ủ đề "giao
thông” phù hợp với độ tuổi.
4. Phát triển
thẩm mỹ:
* Làm
quen tạo hình:
- Hát đúng giai điệu bài
hát trẻ em.
- Nghe hát ,nghe nhạc và
thể hiện những cảm xúc phù hợp qua các bài hát về phương tiện giao thông quen
thuộc.
* Làm quen âm nhạc:
- Biết sử dụng các vật liệu
và phối hợp các màu sắc, đường nét hình dạng để tạo ra các sản phẩm tạo hình vầ
các phương tiện giao thông quen thuộc.
- Biết giữ gìn sản phẩm tạo hình.
5. Phát triển
về tình cảm và kỹ năng xã hội:
- Mạnh dạn nói ý kiến của
bản thân.
- Nhận biết các trạng thái
cảm xúc vui, buồn, ngạc nhiên, sợ hãi, tức giận, xấu hổ của người khác.
- Bộc lộ cảm xúc của bản
thân bằng lời nói và cử chỉ, nét mặt.
- Chấp nhận sự phân công
của nhóm bạn và người lớn.
- Làm theo người lớn, một
số quy định thông thường của luật giao thông dành cho người đi bộ.
- Sẵn sàng thực hiện nhiệm
vụ đơn giản cùng người khác.
- Có một số hành vi văn
minh khi đi trên xe và đi ngoài đường.
- Biết yêu mến người lái xe
và người điều khiển các phương tiện giao thông.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng của
cô:
- Tranh, ảnh,
truyện, sách về chủ đề “ Giao
thông”.
- Lựa chọn một số
trò chơi, bài hát, bài thơ, câu chuyện ... liên quan đến chủ đề “ Giao thông”.
- Bút sáp màu, đất
nặn, bảng, giấy A3, A4, giấy màu, giấy họa báo... để trẻ
làm quen và tô, vẽ, cắt, dán ...
- Đồ dùng, đồ chơi
lắp ghép, xây dựng.
- Đồ dùng, đồ chơi
cho góc đóng vai.
- Dụng cụ vệ sinh,
trang trí góc, lớp.
2. Đồ dùng của
trẻ:
- Đất nặn, bảng
con, vở tạo hình, làm quen với toán, bút sáp màu, giấy A4, giấy
màu, hồ dán, kéo ...
- Lô tô về chủ đề “ Giao thông”.
- Bàn ghế đủ cho
trẻ ngồi.
Để tải trọn bộ giáo án mầm non file word các bạn vui lòng kích vào đây: