PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
NDTTDH: GÁC TRĂNG
NDKHNH: CHIẾC ĐÈN ÔNG SAO
TCAN: AI ĐOÁN GIỎI
I. Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức
- 4 tuổi: Trẻ biết tên bài hát, tên tác giả và thuộc bài hát, biết hưởng ứng cùng cô. Biết chơi
trò chơi âm nhạc.
- 5 tuổi: Trẻ thuộc bài hát,
hát đúng. Trẻ thích nghe cô hát, và hưởng ứng cùng cô. Trẻ biết chơi trò chơi
âm nhạc.
2. Kỹ năng
- 4 tuổi: Phát triển năng
khiếu âm nhạc cho trẻ. Rèn kĩ năng mạnh dạn và nhanh nhẹn ở trẻ.
- 5 tuổi: Phát triển năng khiếu âm nhạc cho trẻ. Rèn kĩ năng mạnh
dạn và nhanh nhẹn ở trẻ.
3. Giáo dục:
- Giáo dục
trẻ: biết ngoan ngoãn nghe lời cô giáo....
II. Chuẩn bị
- Cô, trẻ
gọn gàng sạch sẽ.
- Mũ chóp.
- Xắc xô.
III. Tổ chức hoạt
động
Hoạt động của cô
|
Hoạt động của trẻ
|
|||
1. Hoạt động 1: Gây hứng thú
- Sắp đến ngày trung thu, để chuẩn bị cho ngày lễ đó
lớp 4 – 5 tuổi tổ chức một cuộc thi đó
là cuộc thi “ Bé yêu âm nhạc”
Đến với hội thi hôm nay cô xin trân trọng giới thiệu
ban tổ chức gồm có cô giáo và quan trọng nhất trong cuộc thi hôm nay không
thể thiếu các thành viên của hai đội đó là đội Đèn ông sao và đội Đèn kéo
quân.
Cô giáo sẽ là người đồng hành trong suốt cuộc thi này
cùng các đội.
- Đến với cuộc thi này hai đội phải trải qua 3 phần
thi.
+ Phần thi thứ I là phần thi: Bé cùng tìm hiểu.
+Phần thi thứ II là phần: Cảm thụ và thể hiện nghệ
thuật.
+ Phần thi thứ
III là phần thi: Bé nhanh nhất.
- Mở đầu cho cuộc thi sẽ là phần thi bé cùng tìm hiểu.
Phần I: Bé cùng tìm hiểu.
- Cô đọc câu đố:
‘Đèn gì giống hệt ngôi sao
Mẹ mua cho bé vào rằm trung thu’
- Đố là đèn gì?
- Đèn ông sao thường có vào ngày nào?
- Ngoài đèn ông sao ra ngày tết trung thu còn có gì?
- Đúng rồi ngày tết trung thu, trăng rất sáng. khí hậu
mát mẻ, có nhiều đèn ông sao, đèn trời, được xem múa sư tử, xem các bạn múa
hát, được phá cỗ... ngày tết trung thu rất là vui đúng không các con .
- Và có rất nhiều bài hát, bài múa về ngày tết trung
thu, các con có biết bài hát nào không?
Có rất nhiều bài hát, bài múa về ngày tết trung thu đấy
các con ạ. Hôm nay cô sẽ cùng các con hát bài “Gác trăng” nhé .
2. Hoạt động 2:
Phần II: Cảm thụ và thể hiện nghệ thuật.
+ Dạy hát “Gác trăng”
- Cô hát lần 1: Giới thiệu tên bài, tên tác giả
- Cô hát lần 2: Vừa hát vừa làm động tác minh hoạ theo
bài hát.
- Cả lớp hát cùng cô
- Luân phiên đội ( mỗi đội 1 lần)
- Nhóm ( mỗi nhóm 1lần)
- Cá nhân
(Trong lúc trẻ hát, múa cô luôn động viên, khuyến khích
và chú ý sửa sai cho trẻ)
- Cô hỏi lại tên bài hát?
3. Hoạt động 3: Nghe hát “Chiếc đèn ông sao”
- Chúng mình vừa
được hát bài “Gác trăng” rồi. Bây giờ cô sẽ hát tặng các con bài hát “Chiếc
đèn ông sao” nhé.
- Cô hát lần 1: Vừa hát vừa làm điệu bộ
- Cô hát lần 2: Cô hát và múa cho trẻ xem
- Cô hát lần 3: Trẻ hưởng ứng cùng cô
- Cô hỏi lại tên bài hát?
4. Hoạt động 4:
Phần III: Bé nhanh nhất.
Trò chơi “Ai đoán giỏi”
- Cô phổ biến luật chơi, cách chơi
- Cô tổ chức cho trẻ chơi
- Cô hỏi lại tên trò chơi?
5. Hoạt động 5: Kết thúc
- Cho trẻ ra chơi
|
- Trẻ lắng nghe cô nói
- Trẻ lắng nghe
- Đèn ông sao
- Ngày tết trung thu ạ
- Trẻ trả lời
- Vâng ạ
- Trẻ kể...
- Vâng ạ
- Trẻ lắng nghe
- 2 lần
- 3 đội
- 3 nhóm
- Trẻ trả lời
- Vâng ạ
- Trẻ hưởng ứng cùng cô
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- 4- 5 lần
- Trẻ trả lời
- Trẻ ra chơi
|