Hoạt động tạo hình Đề tài : Vẽ bạn trai, bạn gái

Chủđề: Bản thân Chủ đề nhánh : Bé là ai? Môn : Hoạt động tạo hình. Đề tài : Vẽ bạn trai, bạn gái( Đề tài ) ...

Chủđề: Bản thân
Chủ đề nhánh : Bé là ai?
Môn : Hoạt động tạo hình.
Đề tài : Vẽ bạn trai, bạn gái( Đề tài )


I.Mục đích yêu cầu
- Trẻ biết vẽ bạn trai, bạn gái thể hiện các nét vẽ cơ bản của cơ thể trên trang giấy.
 - Trẻ biết được các bộ phận trên cơ thể người
- Giáo dục trẻ biết làm cho mình đẹp hơn.
II.Các hoạt động trong ngày
1.Đón trẻ, trò chuyện đầu giờ, thể dục buổi sáng
1.1Đón trẻ, trò chuyện đầu giờ
- Trao đổi với phụ huynh về chủ đề mới, đóng góp ảnh riêng của trẻ sau gửi lại
- Trao đổi chế độ dinh dưỡng của trẻ kênh b.
- Nhắc trẻ tự xếp đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định.
1.2 Thể dục buổi sáng:
- Tập bài nhịp điệu theo theo nhạc cùng khối lá bài hát “ Cái mũi” (Nhún, lắc mông, đưa tay cao, dang ngang, nhảy. . ) Theo nhịp điệu bài hát, kết hợp với các động tác : Hô hấp 1, tay 3, chân 2, bụng 4, bật 1.
2.Hoạt động ngoài trời:
- Cho trẻ đi dạo, trò chuyện về thời tiết, cảm giác của trẻ với thời tiết.
- Đọc thơ, hát những bài há, bài thơ theo chủ đề như: cái mũi, hai bàn tay xinh, mừng sinh nhât, truyện cậu bé mũi dài, thơ cô dạy.
- Ôn bài cũ : cô chuẩn bị một số bức tranh về cơ thể của bé. Cô tiến hành cho trẻ làm quen nhận biết về một số bộ phận trên cơ thể trẻ thông qua nhiều thủ thuật, đố câu đố, chơi trò chơi…
- Bài mới : Cô cho trẻ nhận biết giới tính về mình về bạn, và nêu lên ý tưởng của mình khi cô cho vẽ về bạn trai, bạn gái. Và khi vẽ các con cầm bút như thế nào? Cầm bằng mấy ngón? Vẽ xong các con làm gì? Tô màu. Cô có thể cho trẻ tập vẽ bằng phấn trên sân trường.
- Chơi trò chơi vận động :   Tạo dáng.
Cô cho trẻ vừa đi vừa hát một bài nào đó trong chương trình khi nghe hiệu “lệnh tạo giáng, tạo giáng” trẻ trả lời đồng thanh “Giáng gì, giáng gì?” cô nói dáng nhổ cỏ, hái rau, quét nhà, cho gà ăn…tùy cô, trẻ tạo dáng phù hợp. Sau một đoạn nhạc cô nói tạo một giáng giúp trẻ hứng thú hào hứng chơi. Trò chơi tiếp tục trong vòng 3 – 5 phút.
- Trò chơi dân gian:  Nu na nu nống
Cô cho trẻ chơi theo nhóm, ngồi thành 1 hàng ngang, duỗi thẳng chân ra, cho 1 bạn trong nhóm, dùng tay chỉ từng chân bạn và mình kết hợp đọc lời đồng dao “ nu na, nu nóng”. Đến câu cuối cùng rơi vào chân bạn nào thì bạn đó được cất chân đó. Tiếp tục chơi cho đến hết chân.
- Trò chơi tự do với hình học ghép người, vẽ tự do, chơi với bóng, búp bê, hột hạt.

3. Hoạt động có chủ đích :   
3.1Chuẩn bị môi trường hoạt động có chủ đích
*Không gian tổ chức : Trong lớp học
  *Đồ dùng phương tiện:
- Vở tạo hình, tranh vẽ bé trai, bé gái – Bàn ghế, màu sáp.
- Một số đồ dùng trong chủ điểm như : mũ, áo, búp bê…
3.2.Phương pháp:
Trực quan, đàm thoại Thực hành .
3.3  Tiến hành hoạt động có chủ đích:
Môn : Hoạt động tạo hình
Đề tài : Vẽ bạn trai, bạn gái ( Đề tài)
* Hoạt động 1:  Cùng vẽ về mình
- Trò chuyện dẫn dắt vào bài
- Cô cùng trẻ xúm xít hát bài “ Cái mũi ”
- Mỗi bạn có 1 tên riêng để làm gì?
- Trò chuyện với trẻ về tên giới tính, trẻ nêu đặc điểm của mình, tóc da, dáng, béo, gầy, cao thấp…
- Cô nói tên để phân biệt người này với người khác, bạn trai với bạn gái.
* Hoạt động 2 : Cùng bé thảo luận
- Phân tích + Đàm thoại :
- Hôm nay con vẽ về bạn trai, bạn gái vẽ như thế nào? ( cô gợi để trẻ nói, nếu con cao, béo thì con vẽ thế nào? ( cao chân dài, lưng dài..)
- Các con tưởng bạn của mình mặc quần áo màu gì, thì hãy vẽ và tô màu theo ý nhé/ nếu con là nam thì con vẽ mái tóc cho phù hợp.
- Đây là bức tranh các bạn tự vẽ về mình vậy bạn vẽ như vậy đã đúng chưa?
* Hoạt động 3 :  Cùng thi tài
- Trẻ về bàn và đọc thơ “ Bàn tay ngoan”
- Cô mở nhạc nhẹ vừa phải cho trẻ vẽ.
- Cô đến từng trẻ hỏi con vẽ con cao hay thấp, vẽ như thế nào cho cao, con mặc quần áo màu gì?bạn gái thì tóc như thế nào? Bạn trai thì như thế nào?
- Gợi ý cho trẻ vẽ sáng tạo.
* Hoạt động 4 : Nhận xét sản phẩm
- Trẻ treo sản phẩm lên giá.
- Mời trẻ lên nhận xét tranh.
- Vì sao cháu chọn tranh này
- Cô nhận xét bổ sung thêm.
- Kết thúc : Trẻ thu dọn đồ dùng

- Cô cùng trẻ trò chuyện

-  Trẻ hát ngồi quanh cô





- Trẻ trả lời theo ý



- Trẻ quan sát và nêu nội dung tranh

- Trẻ đọc thơ về bàn ngồi.
- Trẻ nêu ý định và vẽ theo sự gợi ý của cô.





- Trẻ treo tranh nhận xét tranh của mình và bạn
- 2 3 trẻ lên chọn

4. Hoạt động góc:
Cô cho trẻ hát một bài trò chuyện về nội dung sau đó nhân hoa về các góc chơi theo thỏa thuận ban đầu.
  *Góc phân vai  : Bác sỹ khám bệnh .
   - Yêu cầu : Trẻ thể hiện vai chơi bác sỹ khám, động viên kê đơn, phát thuốc cho bệnh nhân.
   - Chuẩn bị : Một dụng cụ của bác sỹ : kim tiêm, ống nghe, thuốc…
   - Tổ chức thực hiện :  Cho trẻ tự chọn các góc chơi theo ý thích. Khi chơi bệnh nhân xếp hàng nêu chứng bệnh, cảm ơn bác sỹ khi đã khám xong…
* Góc xây dựng : Xây nhà của bé.
  - Yêu cầu : Trẻ biết chọn những nguyên vật liệu để xây được nhà của bé theo trí nhớ và tưởng tượng trẻ cùng phối hợp chơi, sáng tạo khi chơi. 
    - Chuẩn bị : Các khối gạch, đồ lắp ráp, một số cây nhựa to, nhỏ, thảm cỏ, các bảng hiệu có chữ “nhà của bé ...”
    - Tổ chức hoạt động : Xây dựng nhà của bé với các cây cảnh, vườn cây, nhà ...Trẻ nhận vai chơi, cùng về góc chơi thỏa thuận xây gì trước, xây gì sau ( Cô bao quát gợi ý ...)
* Góc học tập – sách : Đọc chữ cái, ghép hình bạn trai, bạn gái và tô màu, tìm tranh kể chuyện, viết các số.
   - Yêu cầu : Trẻ đọc chữ cái, ghép hình bạn trai, bạn gái, tô màu bạn trai, bạn gái, tìm tranh kể chuyện, viết, ghép số.
   - Chuẩn bị : Các chữ cái, hình ảnh bạn trai, bạn gái, bút màu….
   - Tổ chức hoạt động :Trẻ mô tả bạn trong tranh , tập kể chuyện sáng tạo, tìm đọc chữ cái, chữ số..
* Góc nghệ thuật : Vẽ, xé, dán tô màu về bản thân. Hát múa vận động cơ thể theo nhạc chủ điểm.
   -Yêu cầu :  Trẻ múa hát vận động cơ thể theo nhạc và biết vẽ, xé, dán tô màu về bản thân. Trẻ thể hiện có nghệ thuật, sáng tạo hứng thú và biết hợp tác.
    - Chuận bị : Băng nhực máy casec về chủ đề, vở, bút chì, bút sáp màu, giấy màu… cho trẻ tô, vẽ, xé.
    - Tổ chức hoạt động : Trẻ tự chọn góc chơi, về cùng nhau triển khai trò chơi, cô bao quát trẻ động viên gợi ý để trẻ cùng nhau gợi ý nhóm – chơi có thứ tự đoàn kết, không tranh giành nhau.
* Góc thiên nhiên: Chơi với cát nước
     - Yêu cầu : Trẻ biết chơi với cát nước, sáng tạo ra các đồ vật mà bé thích.
    - Chuẩn bị : Xô nước, cát, dụng cụ như xẻng, chai đong nước...
    - Tổ chức hoạt động : Trẻ chơi với cát như đắp mô hình trường mầm non, đong nước, cát vào chai lọ, khuôn, pha màu vào nước theo ý thích của trẻ.
5. Hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng:
- Rèn cho trẻ nề nếp, giữ vệ sinh cơ thể
- Tập rửa tay, chân, rửa mặt, giáo dục trẻ ăn, uống gọn gàng, hợp vệ sinh.
- Động viên trẻ ăn hết suất .
- Cho trẻ ngủ đúng giờ, đủ giấc.
- Giữ an toàn tuyệt đối cho trẻ.
6, Hoạt động chiều :
- Ôn kiến thức đã học : đồ bàn tay.
- Làm quen kiến thức mới : Hát bài “ Mừng sinh nhật”. Chuyện “cậu bé mũi dài”
- Cho trẻ chơi tự do theo ý thích.
- Trẻ đọc thơ, hát các bài về chủ đề.
- Tập nề nếp và các đội hình cho các hoạt động.
- Cho trẻ chơi tự do ở các góc.
7. Bình cờ, trả trẻ.
7. Bình cờ, trả trẻ.
Cô cho trẻ hát bài mừng sinh nhật cùng nhau trò chuyện về nội dung bài hát. Vậy hôm nay trong lớp mình có ai sinh nhật không? Sinh nhật các con chuẩn bị gì? Và các con thêm 1 tuổi thì các con phải như thế nào? Vậy trong ngày hôm nay ai la những bạn điễn hình, gương mẫu nhất? ... cô cho trẻ nhân xét rồi cô nhận xét lại và tiến hành cho trẻ cắm cờ. Và hết giờ thì trả trẻ. Đảm bảo an toàn cho trẻ.
8. Nhận xét cuối ngày :
………………………………………………
Cháu....................................................................
Để tải trọn bộ giáo án mầm non file word các bạn vui lòng kích vào đây:

Chủ bút: Giáo Án Mầm Non

Giáo án mầm non cung cấp giáo án nhà trẻ, giáo án lớp 3 tuổi, lớp 4 tuổi, lớp 5 tuổi cho các bạn giáo viên mầm non và sinh viên nghành sư phạm mầm non hoàn toàn miễn phí.

Có thể bạn sẽ thích

Loading...
Tất cả bài viết trên trang Em Là Cô Giáo Mầm Non được Luật Bảo Vệ Quyền Tác Giả (DMCA) bảo vệ. Các bạn copy bài viết đăng lên website khác vui lòng ghi rõ nguồn Em Là Cô Giáo mầm non. Thân! DMCA.com Protection Status