Nhóm Lớp Chồi – Độ
tuổi 4 đến 5 tuổi
CHỦ ĐỀ 3: CÁC CÔ,
CÁC BÁC TRONG NHÀ TRẺ
Thời gian
thực hiện 2 tuần từ …./10/2017 – …/11/2017
- Cô vui tươi niềm nở, ân cần với trẻ, dạy trẻ biết
cất đồ dùng cá nhân đúng nơi qui định.
- Trao đổi nhanh với phụ huynh về các hoạt động của trẻ ở trường cũng như tình hình sức khoẻ
của trẻ.
- Dạy trẻ chào cô, chào bố mẹ, chào các bạn khi đến
lớp.
- Cho trẻ chơi với các góc chơi mà trẻ thích, kể về
những người thân trong gia đình trẻ.
- Xem tranh ảnh trò chuyện, đọc thơ, múa hát, kể
chuyện có trong chủ đề.
- Chuẩn bị đồ dùng chuyển sang HĐ khác
II.
Thể dục sáng
Tập
với bài: Chú gà trống
1. Mục
tiêu
- Trẻ được hít thở không khí trong lành và tắm nắng
buổi sáng.
- Biết tập các động tác theo cô qua đó phát triển cơ
bắp, dây chằng, chiều cao cho trẻ.
- Trẻ có thói quen tập TD, có tinh thần tập thể, tính
kỷ luật và tinh thần đoàn kết.
- Trẻ tập trung ngay ngắn khi có hiệu lệnh, và biết làm theo hiệu lệnh của cô.
- Giúp cho trẻ có tinh thần thoải mái khi tham gia các
hoạt động.
- GD trẻ có thói quen thể dục sáng để có cơ thể khoẻ
mạnh.
2. Chuẩn
bị
- Đầu tóc, quần áo cô và trẻ gọn gàng, phù hợp.
- Sân tập sạch sẽ bằng phẳng
- Tâm sinh lý thoải mái.
- Bài hát “ Con gà trống”
3. Tổ
chức HĐ
a. Khởi động
- Cô bắt chước tiếng gà gáy và hỏi trẻ đó là tiếng kêu
của con gì?
- Cô và trẻ tìm xem con gà vừa gáy ở đâu?
- Cô dẫn trẻ đến tranh con gà trống cho trẻ bắt chước
tiếng gà gáy của con gà trống.
- Sau đó cho trẻ đứng thành vòng tròn và các chú gà
gáy chuẩn bị gáy thật to nhé!
b. Trọng
động
Cho trẻ tập với
các động tác theo cô.
- Đtác 1: Gà gáy
Hai tay giơ
sang ngang đồng thời hít thật sâu, hai tay vỗ vào đùi và nói: Ò ó o o
Và thở ra thật sâu ( 3lần)
- Đtác 2: Gà tìm bạn
Đứng tự nhiên
hai tay chống hông, lần lượt nghiêng người sang hai bên phải, trái
( tập mỗi phía
ba đến bốn lần)
- Đtác 3: Gà mổ thóc
Trẻ ngồi xổm
gõ hai tay xuống đất và nói: Tốc…tốc…tốc…( trẻ tập 3 lần)
- ĐTác 4: Gà bới đất
Hai tay chống
hông, hai chân dậm tại chỗ kết hợp nói “ Gà bới đất ” ( trẻ tập 3 lần)
C. Hồi tĩnh
Các
chú gà con cùng đi dạo ( đi tự do trong phòng + bật đàn bài hát con gà trống)
III.
Chơi HĐ góc
- Chơi vào thứ 2,4,6 trong tuần.
- Dự kiến nội dung chơi
- Góc thao tác vai:
+ Chơi bế em, cho em ăn, ru em ngủ…
- Góc hoạt động với đồ vật:
+ Xếp hình, xếp chồng, xếp tháp, lồng hộp...
+ Nhận biết màu đỏ, xanh
- Góc vận động:
+ Chơi với vòng, bóng.
+ Chơi kéo đẩy đồ chơi, phi ngựa.
1. Mục tiêu
- Thoả mãn nhu cầu chơi của trẻ và khám phá những điều
mới lạ xung quanh trẻ.
- Hình thành khả năng phối hợp các giác quan của trẻ,
phát triển các cơ ngón tay và vận động của trẻ.
- Bước đầu trẻ biết tập chơi với đồ dùng đồ chơi, biết
cách sử dụng đồ dùng đồ chơi
- Trẻ hứng thú chơi, không tranh giành đồ dùng đồ chơi
của bạn trong khi chơi.
- Chơi xong biết thu dọn đồ dùng đò chơi đúng nơi qui
định cùng cô.
2. Chuẩn
bị
- Đồ dùng đồ chơi em bé: búp bê, bát thìa…..
- Vòng, bóng, đàn và một số bài hát về chủ đề.
- Tranh ảnh, đồ dùng đồ chơi……
- Đồ dùng đồ chơi các góc sắp xếp , trang trí , theo
chủ đề.
3: Tổ chức hoạt động
a. bước 1: Thoả thuận trước khi chơi
* Gây hứng thú
- Cô và trẻ đọc bài thơ: Mẹ và cô => Trò chuyện về
chủ đề và dẫn dắt trẻ vào hoạt động
* Giới thiệu góc chơi
- Góc thao tác vai có búp bê, bát, thìa………..dùng để
cho em ăn đấy.
- Góc hoạt động với đồ vật có tháp chồng, xếp hình ...
để chơi xếp hình, tháo lắp ghép tháp đấy.
- Góc vận động
có bóng, vòng….
- Chúng mình thích chơi với những đồ chơi đó không? Cô
mời trẻ về góc trẻ thích và chơi
- Cô bao quát và cân đối trẻ ở các góc.
- Giáo dục trẻ trước, trong và sau khi chơi: Lấy dồ
chơi chơi, chơi, và cất đồ chơi nhẹ nhàng đúng nơi qui định, không ném đồ dùng
đồ chơi.
b. Bước 2: Quá trình chơi
- Cô đi nhanh đến từng góc chơi, quan sát trẻ chơi và
nhập vai chơi cùng trẻ.
- Cung cấp kinh nghiệm chơi cho trẻ.
+ Đối với trẻ chưa biết thao tác với đồ vật cô cần
hướng dẫn trẻ, cô có thể làm mẫu hoặc gợi ý trẻ bằng lời.
+ Đối với những trẻ đã biết cô động viên khuyến khích
trẻ kịp thời và nâng cao yêu cầu giúp trẻ hứng thú và say sưa hơn.
VD: Ở góc thao tác vai trẻ chưa biết bế em cô nhập vai
cung cấp kinh nghiệm chơi cho trẻ: Bác ơi bác bế em bé giống tôi nhé! “Ôm em bé
bằng 2 tay, 1 tay cao đỡ đầu, 1 tay thấp đỡ mông và khẽ vỗ vỗ vào mông em bé để
ru em bé ngủ, nếu em bé đói tay trái đỡ đầu, tay phải cầm thìa xúc bột bón cho
em bé, bón từ từ từng thìa một kẻo em bé sặc…..”
- Quan sát trong quá trình chơi của trẻ: Chú ý đến các
kỹ năng chơi của trẻ, kỹ năng giao tiếp, thao tác với đồ dùng đồ chơi… để uốn
nắn kịp thời.
- Gợi ý để trẻ đổi góc chơi nếu thấy trẻ chán.
- Bao quát xử lí các tình huống kịp thời khi xảy ra
c. Bước 3: Nhận xét sau buổi chơi
- Trước
khi cô báo tín hiệu kết thúc cô cần đặt câu hỏi và hỏi trẻ đã làm được gì? Các
con chơi có vui không?
- Cho trẻ tự nhận xét các bạn ai chơi ngoan? Ai chơi
hư?
- Cô nhận xét chung ngắn gọn, khuyến khích động viên
trẻ tạo niềm vui hứng thú cho trẻ vào các giờ sau
* Kết thúc
- Cô và trẻ thu dọn đồ dùng đồ chơi theo từng góc chơi
( vừa thu dọn vừa hát bài “ Giờ chơi đã hết” ) Chú ý đến kỹ năng tự phục vụ cua
trẻ (trẻ biết sắp xếp đồ dùng đồ chơi sau khi chơi)
IV.
Chơi HĐNT - Dạo chơi Tổ chức vào thứ 3, 5 trong tuần
Để tải trọn bộ giáo án mầm non file word các bạn vui lòng kích vào đây: