KẾ HOẠCH CHỦ ĐỀ 7: CÁC HIỆN TƯỢNG THIÊN NHIÊN

KẾ HOẠCH CHỦ ĐỀ 7: CÁC HIỆN TƯỢNG THIÊN NHIÊN I .MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ 1.Phát triển nhận thức -Trẻ có kiến thức sơ đẳng ,thiết thực về mô...

KẾ HOẠCH CHỦ ĐỀ 7: CÁC HIỆN TƯỢNG THIÊN NHIÊN

I .MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ
1.Phát triển nhận thức
-Trẻ có kiến thức sơ đẳng ,thiết thực về môi trường tự nhiên .
-Phát triển tính tò mò, ham hiểu biết
-Sự cần thiết của nước đối với đời sống  con người và các động vật thực vật
-Biết được một số đặc điểm đặ c trưng của ngày và đêm .
- Nhận biết một số hiện tượng thời tiết thay đổi theo mùa, thứ tự các mùa và sự thay đổi trong sinh hoạt của con người, cây cối, con vật theo mùa.
 - Nhận biết được một số nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước và cách giữ gìn, bảo vệ nguồn nước sạch.
 * LQVT
- Đo dung tích bằng một đơn vị đo
- Đo độ dài các vật băng một đơn vị đo
- Nhận biết các buổi sáng, trưa, chiều, tối và số thứ tự.
2.Phát triển thể chất
- Biết sử dụng các trang phục phù hợp với thời tiết
- Có một số thói quen, hành vi vệ sinh trong ăn uống và phòng bệnh
-Phát triển một số vận động cơ bản :đi ,bật ,ném ... mạnh dạn, khéo léo.
- Biết tránh những nơi nguy hiểm đến tính mạng.
-Phát triển sự phối hợp vận động tay chân .
-Trẻ có cảm giác sảng khoái ,dễ chịu khi tiếp xúc với môi trường thiên nhiên ,được tắm gội thường xuyên giúp cơ thể phát triển  khỏe mạnh .
* Dinh dưỡng – sức khỏe
- Biết dùng nguồn nước hợp vệ sinh ,biết bảo vệ nguồn nước ,tắm rửa sạch sẻ hằng ngày
- Biết ích lợi của việc ăn uống đầy đủ và hợp lý đối với sức khỏe của con người…
 -  Phát triển sự khéo léo của đôi bàn tay qua hoạt động : Tập làm công việc nội trợ,  chăm sóc cây
- Hình thành một số thói quen tốt trong sinh hoạt hàng ngày, có hành vi vệ sinh trong ăn   uống…
* Vận động    
- Bật sâu đập và bắt bóng tại chỗ
- Bật nhảy từ trên cao 30-35 cm.
- Tung bóng lên cao và bắt bóng.

3.Phát triển ngôn ngữ:
- Chủ động trao đổi, thảo luận về những gì quan sát được.
- Trẻ có thể kể chuyện, đọc thơ, ca dao, đồng dao,..
- Biết sử dụng từ chỉ hiện  tượng thiên nhiên ,khả năng mô tả sự diễn đạt bằng lời ,phát triển vốn từ….
Biết nói những điều trẻ quan sát thấy ,nhận xét ,trao đổi thảo luận với người lớn và các bạn .
* Thơ: Ông mặt trời
* Truyện: Hồ nước và mây, Đám mây xấu xí.
4.Phát triển thẩm mỹ:
Yêu thích cảnh đẹp của thiên nhiên ,sự đa dạng phong phú của môi trường sống, Một dòng sông xanh ,không khí trong lành ,mong muốn và giữ gìn môi trường sống  Có một số kỷ năng bảo vệ môi trường sống như :
+Bảo vệ cảnh quan thiên nhiên ,nước ,ánh sáng
+Biết giữ dìn vệ  sinh cá nhân và vệ sinh chung (Thường xuyên tắm rữa,không vứt rác bừa bãi).
- Thể hiện cảm xúc, sang tạo trước vẻ đẹp của một số hiện tượng thiên nhiên qua các sản phẩm vẽ, nặn, cắt, dán,…hát múa một số bài theo chủ đề.
* Tạo hình
- Vẽ tô màu chiếc ô và những hạt mưa.
- Vẽ tô màu cảnh mùa hè.
- Vẽ tia nắng, mây, mặt trời và các vì sao.
* Âm nhạc
- Cho tôi đi làm mưa với
- Mùa hè đến,
- Nắng sớm
5.Phát triển tình cảm xã hội
Hình thành và phát triển khả năng cảm nhận cái đẹp trong các sự vật hiện tượng thiên nhiên ,cảnh đẹp ban ngày và ban đêm  .
-Yêu thiên nhiên ,biết bảo vệ môi trường
-Biết chăm sóc bạn ,bản thân ,các em nhỏ khi thay đổi thời tiết .
Phát triển khả năng thể hiện cảm xúc ,sáng tạo trong các hoạt động nghệ thuật (Âm nhạc,tạo hình ).
-Có ý thức tiết kiệm nước sạch, bảo vệ nguồn nước và môi trường sống. biết tránh những nơi nguy hiểm như ao, hồ, song suối,..z
      CHUẨN BI TIẾNG VIỆT:
          * Tuần 1: Nước và nguồn nước ô nhiễm
          - Thứ 2: Đất, đá, nước sạch/bẩn.
- Thứ 3: Nước giếng, nước mưa, nước biển.
- Thứ 4: Dòng suối, dòng sông, ao hồ
- Thứ 5: Thủy điện, thác nước, cát/sỏi. 
- Thứ 6: Ôn các từ đã học trong tuần.      
            * Tuần 2: Mùa hè
          - Thứ 2: Mùa hè, nóng nực, hạn hán.
- Thứ 3: Mùa thu, lá rụng, mát mẻ.
- Thứ 4: Mùa đông, lạnh lẽo, trời mưa..
- Thứ 5: Mùa xuân, ấm áp, chồi non.        
- Thứ 6: Ôn các từ đã học trong tuần.
          * Tuần 3: Một số hiện tượng thời tiết
          - Thứ 2: Nắng gắt, mưa rào, gió thổi.
- Thứ 3: Đám mây, sấm, chớp giật.
- Thứ 4: Bão, lũ lụt, gió xoáy
- Thứ 5: Mưa tạnh, cơn mưa, hạt mưa.

- Thứ 6: Ôn các từ đã học trong tuần.
IV.CHUẨN BỊ HỌC LIỆU CHO CHỦ ĐỀ
- Tranh ảnh, truyện, sách, ghi băng 1 số hình ảnh về các mùa trong năm, các hiện tượng thiên nhiên như: mưa, nắng, gió, bão, lũ lụt, hạn hán...
- ĐDĐC tự làm từ nguyên vật liệu thiên nhiên như: cây cối 4 mùa, ống dẫn nước bằng lõi giấy vệ sinh...
- Làm tranh văn học thơ:  “Ông mặt trời”, Truyện “ Hồ nước và mây ”, “ Đám mây xấu xí”...
- Chọn một số trò chơi dân gian như “ Chìm nổi”, “ rồng rắn lên mây ” ,“ Đánh cầu”
- Một số trò chơi vận động như: “Nhảy qua suối ”, “ gió thổi ”, “Mưa to, mưa nhỏ”.
- Một số trò chơi học tập như: “ Vật gì làm bẩn nước ”, “  Đoán thời gian ”, “ Chai có đựng gì không”....
- Trò chơi KPKH: “ Vật chìm nổi ”,“ Bóng ngả về đâu”, “ Quan sát sự bay hơi của nước”.
- Chọn tranh ảnh cho các bài dạy MTXQ, Tranh cho LQVH.
- Các bài dạy cháu hát như: “ Cho tôi đi làm mưa với”, “ Mùa hè đến ”, “ Nắng sớm ”. Các bài hát cho cháu nghe như: “Khúc ca 4 mùa”, “ Mưa rơi”, “ Thật đáng chê”...
- Bút màu, đất nặn, giấy vẽ, giấy báo... để trẻ: “Vẽ chiếc ô và những hạt mưa ”, “Vẽ tô màu cảnh mùa hè ”, “Vẽ mặt trăng và các vì sao”... Đồng thời để trẻ chơi trong hoạt động góc.
- Tranh chuyện, sách báo để trẻ xem, hình ảnh để trẻ làm bộ sưu tập.
- Đồ dùng học toán: Đếm trong phạm vi 8, so sánh dung tích của nước, đo dung tích bằng 1 đơn vị đo.
- Đồ dùng học thể dục như: bóng, vòng, ...
- Đồ chơi xây dựng để “Xây bãi biển”, “Xây công viên nước”, “Xây nhà cho gấu thỏ ”.
- Đồ chơi để đóng vai gia đình và người bán hàng “Các gia đình đi du lịch mùa hè”, “Cửa hàng bán các đồ dùng phục vụ cho các gia đình”, “Cửa hàng bán nước giải khát” như: các loại trái cây, hoa quả, đồ dùng đồ chơi, các món ăn, các món uống giải khát...
- Tranh ảnh về cảnh vật 4 mùa, các hiện tượng thiên nhiên để làm album.
- Trang trí trường lớp, lau chùi, vệ sinh phòng học cũng như đồ dùng đồ chơi...
                                            CHUẨN BỊ TIẾNG VIỆT:
* Làm quen TV: Cho trẻ làm quen với các từ: Đất, đá, nước sạch/ bẩn.
- Chuẩn bị: Đất, đá, nước sạch/ bẩn.                                         
- Tiến hành: Cô chỉ vào nói cho trẻ nghe: Đây là đất. Cho trẻ đọc theo 3 lần: Đây là đất.
Chỉ và hỏi lại cho trẻ trả lời: Đây là gì? Cho trẻ trả lời: Đây là đất (3 lần)
Cho từng nhóm trẻ tập hỏi và nói với nhau.
Tương tự với các tranh khác.
- Chuẩn bị cho trẻ làm quen Tiếng Việt:
Tuần 1: Nước – nước ô nhiễm.
   - Thứ 2: Đất, đá, nước sạch/ bẩn.
   - Thứ 3: Nước giếng, nước mưa, nước biển.
   -  Thứ 4: Dòng suối, dòng sông, ao hồ.
   - Thứ 5: Thủy điện, thác nước, cát-sỏi .
   - Thứ 6: Ôn các từ đã học trong tuần.
Tuần 2: Mùa hè.
              - Thứ 2: Mùa hè, nóng nực, hạn hán
              - Thứ 3: Mùa thu, lá rụng, mát mẻ.
              - Thứ 4: Mùa đông, lạnh lẽo, trời mưa.
              - Thứ 5: Mùa xuân, ấm áp, chồi non.
              - Thứ 6: Ôn các từ đã học trong tuần.
Tuần 3: Hiện tượng thiên nhiên.
              - Thứ 2: Nắng gắt, mưa rào, gió thổi
              - Thứ 3: Đám mây, sấm, chớp giật.
              - Thứ 4: Bão, lũ lụt, gió xoáy.      
              - Thứ 5: Cơn mưa, hạt mưa, mưa tạnh.
              - Thứ 6: Ôn các từ đã học trong tuần.
Để tải trọn bộ giáo án mầm non file word các bạn vui lòng kích vào đây:

Chủ bút: Giáo Án Mầm Non

Giáo án mầm non cung cấp giáo án nhà trẻ, giáo án lớp 3 tuổi, lớp 4 tuổi, lớp 5 tuổi cho các bạn giáo viên mầm non và sinh viên nghành sư phạm mầm non hoàn toàn miễn phí.

Có thể bạn sẽ thích

Loading...
Tất cả bài viết trên trang Em Là Cô Giáo Mầm Non được Luật Bảo Vệ Quyền Tác Giả (DMCA) bảo vệ. Các bạn copy bài viết đăng lên website khác vui lòng ghi rõ nguồn Em Là Cô Giáo mầm non. Thân! DMCA.com Protection Status