Nhóm Lớp Chồi KẾ HOẠCH CHỦ ĐỀ 2: ĐỒ CHƠI CỦA BÉ

Nhóm Lớp Chồi – Độ tuổi 4 đến 5 tuổi KẾ HOẠCH CHỦ ĐỀ 2: ĐỒ CHƠI CỦA BÉ Thời gian thực hiện: 4 tuần từ … /9/2017 - …/10/2017 I . Đó...

Nhóm Lớp Chồi – Độ tuổi 4 đến 5 tuổi
KẾ HOẠCH CHỦ ĐỀ 2: ĐỒ CHƠI CỦA BÉ
Thời gian thực hiện: 4 tuần từ … /9/2017 - …/10/2017

I. Đón trẻ
- Cô vui tươi niềm nở với trẻ, giúp trẻ nhanh chóng làm quen với cô giáo và các bạn.
- Nhắc trẻ chào cô, chào bố mẹ, chào các bạn khi đến lớp.
- Trao đổi nhanh với phụ huynh về các hoạt động ở trường cũng như tình hình sức khoẻ của trẻ ở gia đình.
- Cho trẻ chơi với các góc chơi mà trẻ thích, chơi với đồ chơi ở lớp học.
- Xem tranh ảnh trò chuyện, đọc thơ, múa hát, kể chuyện có trong chủ đề.
- Chuẩn bị đồ dùng chuyển sang HĐ khác
II. Thể dục sáng
  Tập với bài “ Chim sẻ”
1. Mục tiêu
- Trẻ được hít thở không khí trong lành và tắm nắng buổi sáng.
- Biết tập các động tác theo cô qua đó phát triển cơ bắp dây chằng, chiều cao cho trẻ.
- Tập trung bên cô khi có hiệu lệnh, và  biết làm theo hiệu lệnh của cô.
- Trẻ có thói quen tập TD, có tinh thần tập thể, tính kỷ luật và tinh thần đoàn kết.
- Giúp cho trẻ có tinh thần thoải mái khi tham gia các hoạt động khác
- GD trẻ có thói quen thể dục sáng để có cơ thể khoẻ mạnh
2. Chuẩn bị
- Sân tập sạch sẽ bằng phẳng
- Đầu tóc, quần áo cô và trẻ gọn gàng, phù hợp.
- Tranh vẽ con gà trống.
- Tâm sinh lý thoải mái

3. Tổ chức HĐ
a. Khởi động
- Cô là chim mẹ, trẻ là chim con: Chim mẹ và chim con cùng nhau đi kiếm ăn
- Cho trẻ đi thành vòng tròn 2-3 phút  sau đó trẻ về 2 hàng ngang tập bài tập phát triển chung.
b. Trọng động
 Cho trẻ tập các động tác cùng cô.
- Đtác 1: Thổi lông chim ( Trẻ tập 3 lần)
 Thổi lông chim lên cao, hít vào thật sâu, rồi vờ thổi lông chim lên cao ( Thở ra)
- Đtác 2: Chim Vẫy cánh ( Trẻ tập 3 lần)
  Giơ hai tay sang ngang vẫy vẫy 2-3 lần.
- Đtác 3: Chim mổ thóc ( Trẻ tập 3 lần)
  Trẻ ngồi xổm, 2 tay gõ vào đầu gối “ Cốc……..cốc…..cốc…”
- Đtác 4: Chim bay (Trẻ tập 3 lần)
 Trẻ đi theo cô vài vòng quanh sân tập, thỉnh thoảng giơ 2 tay ra vẫy vẫy
c. Hồi tĩnh 
 Các chú chim bay lượn quanh phòng tập 2-3 vòng.
III. Chơi HĐ góc
 Chơi vào thứ 2,4,6 trong tuần.
- Dự kiến nội dung chơi
- Góc thao tác vai:
                        + Chơi bế em, bón cho em ăn bột, nấu ăn…
                        + Lái xe, lái tàu hỏa….
- Góc hoạt động với đồ vật:
                        + Xem tranh ảnh, trò chuyện về đồ chơi…
                        + Xâu vòng hột hạt, các màu.
                        + Chơi xếp hình nhà, xếp chuồng, ao thả cá…
                        + Xếp đường đi, tàu hỏa, ô tô.
                        + Tháo xếp tháp 8 tầng
                        + Nặn quả bóng, nặn theo ý thích.
                        + Di màu tranh vẽ, dán thêm bánh xe,……
- Góc vận động:
+ Chơi với đồ chơi cầm nắm, sờ nắn, quan sát, kéo đẩy….chơi với   vàng, bóng nhựa.
+ Chơi trò chơi: Dung dăng dung dẻ, lộn cầu vồng, nu na nu nống, chi chi chành chành…….
+ Múa hát về chủ đề.
1. Mục tiêu
-Kiến thức: + Thoả mãn nhu cầu chơi của trẻ và khám phá những điều mới lạ xung quanh trẻ.
+ Biết chơi với các đồ chơi ở góc
- Rèn khả năng phối hợp các giác quan của trẻ, phát triển các cơ ngón tay và vận động của trẻ.
+ Bước đầu trẻ biết tập chơi với đồ dùng đồ chơi, biết cách sử dụng đồ dùng đồ chơi
- GD:  GD trẻ không tranh giành đồ dùng đồ chơi của bạn trong khi chơi.
+ Chơi xong biết thu dọn đồ dùng đồ chơi đúng nơi qui định cùng cô.
2. Chuẩn bị
-  Đồ dùng đồ chơi nấu ăn, búp bê, vòng nhựa…..
- Tranh ảnh về chủ đề.
- Hột hạt, dây xâu, các khối hình, ống nút…
- Tháp 8 tầng, sáp màu, đất nặn, giấy vẽ…..
- Một số trò chơi, bài hát trong chủ đề……
- Đồ dùng đồ chơi các góc sắp xếp, trang trí, theo chủ đề.
3. Tổ chức hoạt động
a. bước 1: Thoả thuận trước khi chơi
* Gây hứng thú
- Cô cho trẻ chơi T.C, hát múa, đọc thơ…Trò chuyện về chủ đề và dẫn dắt trẻ vào hoạt động
* Giới thiệu góc chơi - lựa chọn chủ đề chơi
- Góc thao tác vai có đồ dùng để nấu ăn, búp bê…..dùng nấu ăn, bón bột cho em bé, bế em đấy.
- Góc hoạt động với đồ vật có hột hạt, dây xâu dùng để xâu vòng. Tháp chồng để tháo lắp tháp 8 tầng, đất nặn để nặn quả bóng và nặn theo ý thích.
- Góc vận động có ô tô, xe kéo, hoa quả để chúng mình chơi.
- Chúng mình thích chơi với những đồ chơi đó không? Cô mời trẻ về góc trẻ thích và chơi
- Cô bao quát và cân đối trẻ ở các góc.
- Giáo dục trẻ trước, trong và sau khi chơi : Lấy, chơi, và cất đồ chơi nhẹ nhàng đúng nơi qui định, không ném đồ dùng đồ chơi.
b. Bước 2: Quá trình chơi
- Cô đi nhanh đến từng góc chơi, quan sát trẻ chơi và nhập vai chơi cùng trẻ.
- Cung cấp kinh nghiệm chơi cho trẻ.
+ Đối với trẻ chưa biết thao tác với đồ vật cô cần hướng dẫn trẻ, cô có thể làm mẫu hoặc gợi ý trẻ bằng lời.
+ Đối với những trẻ đã biết, cô động viên khuyến khích trẻ kịp thời và nâng cao yêu cầu giúp trẻ hứng thú và say sưa hơn.
VD: Ở góc thao tác vai trẻ chưa biết nấu ăn: Cô nhập vai chơi cùng trẻ: để tôi giúp bác nấu nhé: Tôi bắc xoong lên bếp, bật bếp, khuấy đều cho bột chín, bắc ra múc ra bát, để nguội và bón cho em bé….
- Quan sát trong quá trình chơi của trẻ: Chú ý đến các kỹ năng chơi của trẻ, kỹ năng giao tiếp, thao tác với đồ dùng đồ chơi… để uấn nắn kịp thời.
- Sử lí các tình huống kịp thời khi xảy ra
- Gợi ý để trẻ đổi góc chơi nếu thấy trẻ chán.
c. Bước 3: Nhận xét buổi chơi
- Trước khi cô báo tín hiệu kết thúc cô cần đặt câu hỏi và hỏi trẻ đã làm được gì? Chơi có vui không?
- Cho trẻ tự nhận xét các bạn ai chơi ngoan? Ai chơi hư?
- Cô nhận xét chung ngắn gọn, khuyến khích động viên trẻ tạo niềm vui hứng thú cho trẻ vào các giờ sau.
* Kết thúc
- Cô cho trẻ thu dọn đồ dùng đồ chơi theo từng góc chơi ( vừa thu dọn vừa hát bài “ Giờ chơi đã hết” ) Chú ý đến kỹ năng sắp xếp đồ dùng đồ chơi của trẻ
IV. Chơi HĐNT - Dạo chơi

   Tổ chức vào thứ 3, 5 trong tuần.
Để tải trọn bộ giáo án mầm non file word các bạn vui lòng kích vào đây:

Chủ bút: Giáo Án Mầm Non

Giáo án mầm non cung cấp giáo án nhà trẻ, giáo án lớp 3 tuổi, lớp 4 tuổi, lớp 5 tuổi cho các bạn giáo viên mầm non và sinh viên nghành sư phạm mầm non hoàn toàn miễn phí.

Có thể bạn sẽ thích

Loading...
Tất cả bài viết trên trang Em Là Cô Giáo Mầm Non được Luật Bảo Vệ Quyền Tác Giả (DMCA) bảo vệ. Các bạn copy bài viết đăng lên website khác vui lòng ghi rõ nguồn Em Là Cô Giáo mầm non. Thân! DMCA.com Protection Status