Đề tài: Trò chuyện về ngày trung thu

Đề tài:  Trò chuyện về ngày trung thu 1/Mục đích yêu cầu: - Trẻ biết ngày tết trung thu có nhiều trò chơi, được ăn nhiều thứ bánh n...

Đề tài:  Trò chuyện về ngày trung thu


1/Mục đích yêu cầu:
- Trẻ biết ngày tết trung thu có nhiều trò chơi, được ăn nhiều thứ bánh ngon, được rước đèn ông sao.
- Trẻ biết được những đặc điểm của mùa thu như thời tiết, cây cối, một số hoạt động vui chơi trong ngày tết trung thu.
- Rèn luyện cho trẻ kỹ năng ghi nhớ có chủ định
2/Chuẩn bị:
- Tranh, hình ảnh trẻ vui chơi rước đèn ông sao, múa lân, sư tử.  
- Tranh ảnh về thời tiết, phong cảnh mùa thu.
- Nội dung tích hợp: Âm nhạc, thơ
3/Phương pháp: Quan sát – trò chuyện – đàm thoại
4/Tổ chức hoạt động
a/Ổn định.
- Cho trẻ hát bài “ Đêm trung thu ” các con vừa hát bài hát nói về gì? Bài hát nói về ngày tết trung thu. Ngày tết trung thu có những hoạt động gì? Để biết thêm về hoạt động trong ngày tết trung thu cô cháu mình khám phá tìm hiểu.
b/Nội dung:
* Hoạt động 1:
- Cô cho trẻ xem tranh hình ảnh cảnh trẻ múa lân. Trò chuyện cùng trẻ về hình ảnh đó.
- Các con thấy trong hình ảnh các bạn nhỏ đang làm gì?
- Múa lân vui chơi trung ngày gì.
- Xem hình ảnh rước đèn trung thu, biểu diễn văn nghệ trong ngày trung thu, đàm thoại mở rộng cho trẻ.
- Ngày tết trung thu hàng năm của các cháu thiếu nhi vào ngày 15 tháng 8 âm lịch, hay còn gọi là ngày rằm tháng 8, ngày rằm tháng 8 trăng rất tròn, có chị hằng, chú cuội, cung trăng…
- Ngày tết trung thu các con được bố mẹ mua cho lồng đèn ông sao, trong đêm rằm các con cầm đèn đi chơi, các con được ăn bánh trung thu, trái cây… Trong đêm trung thu đặc biệt là trăng tròn và sáng rất đẹp. Ở nơi có điều kiện người ta còn tổ chức múa lân nữa đấy các con.
- Thế các con đã được xem múa lân chưa? Các con học ngoan hôm nào cô sẽ cho các con đi xem múa lân ở trường chúng ta nhé.
- Tết trung thu là giữa mùa thu đấy các con.
- Cho trẻ xem tranh mùa thu.
- Mùa thu là mùa các cháu bắt đầu khai giảng năm học mới, bầu trời trong xanh, ánh nắng dịu dàng, thời tiết mát mẻ, vào ban đêm các bạn nhỏ múa hát dưới trăng. Mùa thu lá rụng nhiều. Thế các con biết khi các con thấy những chiếc lá rụng  các con sẽ làm gì không?
* Hoạt động 2:
* Trò chơi: “Cái gì biến mất”
- Cô bấm màn hình hỏi trẻ hình ảnh gì đã biến mất.
-  Nhận xét trò chơi
* Trò chơi:“ Thi bé khéo tay”
- Cho trẻ về các nhóm nặn bánh, cắt hoa, dán trang trí đồ chơi của ngày trung thu.
c/Kết thúc tiết học: Cho trẻ hát “rước đèn dưới ánh trăng”

IV/Hoạt động góc:
* Góc phân vai: Cửa hàng bán đồ chơi
- Yêu cầu: Trẻ thể hiện đóng vai người bán hàng và người mua hàng.
-  Chuẩn bị: Đồ chơi, hộp bánh, một số hoa quả…
* Góc thiên nhiên: Chăm sóc tưới nước cho cây, chơi với cát
- Yêu cầu: Tập cho trẻ kĩ năng múc nước tưới cho cây.
- Chuẩn bị: Chậu cây cảnh, nước, ca cốc, cát..
* Góc xây dựng:  Xây lớp học, sân chơi
- Yêu cầu: Trẻ xây được một số khuôn viên lớp học, sân chơi..
- Chuẩn bị: Khối gạch, cỏ, hoa, cổng, ngôi trường, lớp, xích đu, cầu trượt..
* Cách tiến hành cho các góc: 
- Cho trẻ ngồi quanh cô trò chuyện đàm thoại về tết trung thu tại trường Mầm non Hoa Hướng Dương. Lớp học của các con có những góc chơi nào
- Cô giới thiệu các góc chơi, chọn chủ đề chơi, thỏa thuận vai chơi. Trẻ nhận vai chơi. - Cho trẻ hát đi  về góc chơi lấy đồ chơi để thực hiện.
- Cô bao quát hướng dẫn và cùng chơi với trẻ. Cô nhận xét trẻ trong quá trình chơi.
- Thu dọn dụng cụ.
- Trẻ vệ sinh cá nhân rửa chân, tay, mặt, mũi.
- Ăn trưa, đánh răng.
- Ngủ trưa
VI/Hoạt động chiều:
- Vệ sinh, ăn xế. 
- Cho trẻ ôn lại một số hoạt động mà trẻ chưa thực hiện được ở buổi sáng.
Tăng cường tiếng việt cho trẻ
                                      Cụm từ: Vui trung thu, Múa lân, Đèn ông sao.
1/Mục đích yêu cầu:
- Trẻ nghe và hiểu, phát âm đúng, rõ ràng với cụm từ vui trung thu, múa lân, đèn ông sao
- Luyện kỹ năng phát âm cho trẻ.
2/Chuẩn bị:
- Hình ảnh và các cụm từ, vui trung thu, múa lân, đèn ông sao
 - Máy hát nhạc, hình ảnh trên máy, một số trò chơi
3/Tổ chức hoạt động
a/Ổn định.:
- Hát bài “Đêm trung thu”
- Bài hát nói về điều gì?
- Trung thu các bạn làm gì? Các con quan sát hình ảnh gì đây
b/Nội dung:
* Hoạt động 1:
* Cụm từ “ Vui trung thu”.
- Quan sát hình ảnh. Phát âm cụm từ “Vui trung thu”.
- Các bạn đang làm gì đây
- Đang múa vui trong ngày gì nhỉ
- Cô mở rộng kết hợp giáo dục
* Cụm từ “múa lân,”.
- Các con quan sát hình ảnh gì đây “ múa lân”. Phát âm.
- Ai đang múa lân?
- Múa lân cho ngày gì đây?
- Cô kết hợp mở rộng giáo dục.
* Cụm từ đèn ông sao” . Quan sát hình ảnh trên máy đây là gì “ đèn ông sao”
- Cho trẻ đọc cụm từ “đèn ông sao”
- Đèn ông sao làm bằng gì đây
- Các bạn đang cầm cái gì.
- Đèn ông sao ở trong ngày gì đây.
* Hoạt động 2: Tổ chức trò chơi.
* Trò chơi: “ Cài gì biến mất”.
- Cho trẻ nhìn vào hình đoán xem hình ảnh và cụm từ gì biến mất.
* Trò chơi: “Rung chuông”
- Cô yêu cầu đội nào rung chuông nhanh sẽ được phát âm trả lời cụm từ đó.
c)Kết thúc hoạt động:  Chơi trò chơi nhẹ.
- Cho trẻ làm quen với bài học ngày hôm sau “Ôn số lượng 1, 2. Nhận biết số 1 - 2. Ôn so sánh chiều dài”
- Chơi tự do - xem tranh .
-  Vệ sinh - nêu gương - bình cờ.
-  Trả trẻ trao đổi phụ huynh
*  Nhận xét cuối ngày:
 - ………………………………………………………………
Để tải trọn bộ giáo án mầm non file word các bạn vui lòng kích vào đây:

Chủ bút: Giáo Án Mầm Non

Giáo án mầm non cung cấp giáo án nhà trẻ, giáo án lớp 3 tuổi, lớp 4 tuổi, lớp 5 tuổi cho các bạn giáo viên mầm non và sinh viên nghành sư phạm mầm non hoàn toàn miễn phí.

Có thể bạn sẽ thích

Loading...
Tất cả bài viết trên trang Em Là Cô Giáo Mầm Non được Luật Bảo Vệ Quyền Tác Giả (DMCA) bảo vệ. Các bạn copy bài viết đăng lên website khác vui lòng ghi rõ nguồn Em Là Cô Giáo mầm non. Thân! DMCA.com Protection Status