Đề
tài: Trường chúng cháu là trường mầm non
Trò
chơi: “Nghe giai điệu đoán tên bài hát”
Nghe
hát: “Ngày đầu tiên đi học”
1/Yêu cầu:
- Trẻ thể hiện sự vui tươi hồn nhiên qua bài hát: Trường chúng cháu là
trường mầm non
- Trẻ biết gõ đệm theo nhịp. Chú ý lắng nghe
cô hát. Thể hiện qua trò chơi “Nghe giai điệu đoán tên bài hát”
2/Chuẩn
bị:
- Bài hát, phách tre, lắc, xắc xô.
- Mũ chóp, bài hát cô hát cháu nghe, máy hát
nhạc
- Nội dung tích hợp: MTXQ, Toán
3/Phương
pháp: Luyện tập
4/Tổ
chức hoạt động:
a/Ổn
định:
- Cho trẻ xem tranh trường MN Trong trường MN
có những gì? Các cháu đang học trường nào? Thôn mấy, Xã nào? năm học mới bắt
đầu, các bạn nhỏ đến trường thật là vui. Nhạc sĩ Phạm Tuyên đã sáng tác bài hát
“ Trường chúng cháu là trường MN ”.Bây giờ cô cháu mình cùng hát nhé.
b/Nội
dung:
*
Hoạt động 1:
* Dạy hát: Cô và trẻ cùng hát 3 lần
- Cho trẻ hát kết hợp gõ đệm theo phách tre,
xắc xô, lắc…
- Cô chú ý sửa sai cho trẻ. Động viên khuyến khích trẻ kịp thời.
*
Hoạt động 2:
* Nghe hát: Các con ơi! Mỗi chúng ta ai cũng có một kỷ niệm của mình.
Các cháu cũng vậy. Ngày đầu tiên các cháu đến trường, các cháu còn nhiều bỡ
ngỡ, có cháu thì khóc nhè. Được sự chăm sóc dạy dỗ của cô giáo các cháu đã lớn
lên. Mai sau các cháu có đi đâu các cháu vẫn không quên, mà luôn nhớ về cô
giáo. Từ những hình ảnh đẹp đó mà chú Nguyễn Ngọc Thiện đã sáng tác bài “ Ngày
đầu tiên đi học”.Bây giờ cô hát cháu nghe nhé.
- Cô hát lần 1.
- Lần 2 thể hiện minh họa theo
bài hát
- Lần 3 cô và trẻ cùng thể hiện
minh họa
* Hoạt động 3:
- Trò chơi: “Nghe giai điệu
đoán tên bài hát”
- Cô hướng dẫn cách chơi, tổ chức cho trẻ chơi.
- Động viên khuyến khích trẻ kịp thời.
c/Kết thúc tiết học: Cho trẻ hát lại bài hát “ Trường chúng cháu
là trường MN ” 1lần
V/ Hoạt động góc:
* Góc phân vai: Cô giáo
- Yêu cầu: Trẻ thể hiện đóng vai cô giáo dạy các bạn đọc thơ, hát, múa,
tô màu..
- Chuẩn bị: Vở, giấy, bút chì,
màu tô, cặp sách, đồ dùng học tập
* Góc nghệ thuật: Hát, vẽ, nặn, tô màu về trường mầm non
- Yêu cầu: Có một số kĩ năng tô màu, nặn, hát thuộc một số bài hát.
- Chuẩn bị: Phách tre, xắc xô,
giấy, bút, đất nặn.
* Góc xây dựng: Xây trường mầm non Hoa Hướng Dương
- Yêu cầu: Trẻ sắp xếp xây dựng thành hàng rào của trường mầm non.
- Chuẩn bị: Khối gạch, cỏ, hoa, cổng
* Cách tiến hành cho các góc:
- Cho trẻ ngồi quanh cô trò chuyện đàm thoại về trường Mầm non hoa
Hướng Dương.
- Ở trường Mầm non có những gì?
- Cô giáo làm những công việc gì?
- Cô giới thiệu các góc chơi, chọn chủ đề chơi, thỏa thuận vai chơi.
Trẻ nhận vai chơi. - Cho trẻ hát đi về
góc chơi lấy đồ chơi để thực hiện.
- Cô bao quát hướng dẫn và cùng chơi với trẻ. Cô nhận xét trẻ trong quá
trình chơi.
- Biểu diễn văn nghệ. Thu dọn đồ dùng cất đúng nơi quy định.
- Trẻ vệ
sinh cá nhân, rửa chân, tay, mặt, mũi.
- Ăn trưa, đánh răng.
- Ngủ trưa.
VI/ Hoạt động chiều:
- Vệ sinh, ăn
xế.
- Cho trẻ ôn lại một
số hoạt động mà trẻ chưa thực hiện được ở buổi sáng
Tăng
cường tiếng việt cho trẻ
Ôn lại các cụm từ: Trườn
gMN Hoa Hướng Dương, sân trường, lớp học, cô hiệu trưởng, cô hiệu phó, cô cấp
dưỡng, xích đu, cầu trượt, đu quay, nhà bóng, bập bênh,
vòng xoay.
1/Mục
đích yêu cầu:
- Thông qua trò chơi
trẻ nghe và hiểu, phát âm đúng rõ ràng với cụm từ trường Hoa Hướng Dương, sân
trường, lớp học, cô hiệu trưởng, cô hiệu phó, cô cấp dưỡng, xích đu, cầu trượt,
đu quay, nhà bóng, bập bênh, vòng xoay.
- Luyện kỹ năng phát âm cho trẻ.
2/Chuẩn
bị:
- Hình ảnh và các cụm từ trường
MN Hoa Hướng Dương, sân trường, lớp học, cô hiệu trưởng, cô hiệu phó, cô cấp
dưỡng, xích đu, cầu trượt, đu quay, nhà bóng, bập bênh, vòng xoay.
- Máy tính, một số trò chơi
3/Tổ
chức hoạt động:
a/Ổn định:
- Trò chuyện với trẻ về trường mầm non. Trong trường mầm non có những gì.
- Trong trường mầm non Hoa Hướng Dương, sân
trường, lớp học, cô hiệu trưởng, cô hiệu phó, cô cấp dưỡng, xích đu, cầu trượt,
đu quay, nhà bóng, bập bênh, vòng xoay.
Ngoài ra còn được tham
gia các trò chơi khác nữa.
b/Nội dung:
* Trò chơi “ Bé nhanh
mắt”
- Cho trẻ quan sát hình
ảnh khi hình ảnh đó xuất hiện đoán xem hình ảnh gì và cho trẻ đọc lại cụm từ
dưới hình ảnh đó.
* Trò chơi: “Đồng hồ
quay”
- Chia trẻ làm 2 nhóm
khi hình ảnh đó quay và xuất hiện thì yêu cầu trẻ phát âm trả lời cụm từ đó.
* Trò chơi: “Rung chuông cùng bạn”
- Cô yêu cầu trẻ nào rung chuông nhanh sẽ được phát âm trả lời cụm từ
đó
* Trò chơi:“ Ô cửa bí mật
- Chia trẻ làm 2 nhóm, trẻ lên chọ ô cửa và khi hình ảnh đó xuất hiện
đoán xem hình ảnh gì và cho trẻ đọc lại cụm từ dưới hình ảnh đó.
c/Kết thúc hoạt động: Chơi trò chơi nhẹ.
VII/ Hoạt động học:
Để tải trọn bộ giáo án mầm non file word các bạn vui lòng kích vào đây: