Đề tài: Thơ Ngỗng và vịt

Đề tài: Thơ Ngỗng và vịt 1/ Yêu cầu : - Trẻ cảm nhận được nhịp điệu của bài thơ. - Trẻ biết thể hiện được tình cảm khi đọc bài thơ....

Đề tài: Thơ Ngỗng và vịt

1/Yêu cầu:
- Trẻ cảm nhận được nhịp điệu của bài thơ.
- Trẻ biết thể hiện được tình cảm khi đọc bài thơ. Đọc thuộc bài thơ theo cô
- Giáo dục trẻ biết được công việc học tập của trẻ quan trọng như thê nào khi không chịu đi học.
2/Chuẩn bị
- Tranh chữ to của bài thơ, tranh minh họa bài thơ
- Giấy bút cho trẻ
- Bài dạy trên máy
* Nội dung tích hợp: MTXQ, Âm nhạc, tạo hình.
3/Phương pháp: Luyện đọc, đàm thoại
4/Tổ chức hoạt động:
a/Ổn định: Cho trẻ hát bài trường chúng cháu là trường mầm non.
- Trường của các con là trường mầm non gì?
- Đến trường các con được cô giáo dạy các con những gì?
- Các con có thích đến trường không.
- Việc đến trường học bài rất quan trọng, đi học thì mới biết chữ, biết đọc. Có bạn ngỗng không chịu đi học nhưng bạn nghĩ mình cũng sẽ đọc được bài,bạn vịt đã khuyên bạn ngỗng đi học như thế nào các con cùng đọc bài thơ” Ngỗng và vịt” của tác giả Phạm Hổ
 b/Nội dung:
 * Hoạt động 1:
- Dạy thơ: Cô đọc bài thơ diễn cảm, thể hiện điệu bộ 1 lần
- Lần 2 kết hợp xem tranh
- Cho cả lớp, tổ, cá nhân đọc theo tranh chữ to, thể hiện điệu bộ minh họa.
- Chú ý cô sửa sai cho trẻ
* Hoạt động 2: Đàm thoại:
- Các cháu vừa đọc bài thơ gì?
- Bài thơ do ai sáng tác?
- Bạn ngỗng không chịu đi đâu?
- Bạn vịt đưa gì cho bạn ngỗng?
- Bạn ngỗng có đọc được không?
- Bạn vịt đã khuyên bạn ngỗng như thế nào nhỉ?
- Muốn đọc và biết được chữ phải đi học, đến trường, đến lớp cô gái dạy thì mới biết được, bạn ngỗng không biết chữ nhưng cũng không muốn đi học cuối cùng bạn vịt đã khuyên bạn ngỗng phải đi học.
* Hoạt động 3: Trò chơi “ Đua tài”.
- Cô giới thiệu cách chơi và luật chơi.
+ Cách chơi: Chia trẻ làm 2 đội, mỗi đội sẽ sắp xếp tranh theo nội dung của bài thơ. Đội nào sắp xếp đúng theo thứ tự đội đó thắng cuộc.
 - Nhận xét kiểm tra trò chơi
c/Kết thúc tiết học: Cho trẻ đọc thơ “ Ngỗng và vịt”
 IV/Hoạt động góc:
* Góc phân vai: Cô giáo.
- Yêu cầu: Trẻ thể hiện đóng vai cô giáo dạy các bạn đọc thơ, hát, múa, tô màu..
- Chuẩn bị: vở, giấy, bút chì, màu tô, cặp sách, đồ dùng học tập
* Góc học tập: Tập mở sách, lật sách, đọc thơ
- Yêu cầu: Tập cho trẻ kĩ năng mở sách từng trang, từ phải qua trái, luyện tập đọc thơ -  Chuẩn bị: Tranh ảnh, sách bé LQVT, tranh thơ..
* Góc thiên nhiên: Chăm sóc tưới nước cho cây
- Yêu cầu: Tập cho trẻ kĩ năng múc nước tưới cho cây.
 - Chuẩn bị: Chậu cây cảnh, nước, ca cốc
* Cách tiến hành cho các góc: 
- Cho trẻ ngồi quanh cô trò chuyện đàm thoại về trường Mầm non Hoa Hướng Dương.
- Ở trường Mầm non có những ai?
- Cô giáo làm những công việc gì?
- Đến lớp các cháu học được những gì?
- Cô giới thiệu các góc chơi, chọn chủ đề chơi, thỏa thuận vai chơi. Trẻ nhận vai chơi. Cho trẻ hát đi  về góc chơi lấy đồ chơi để thực hiện.
- Cô bao quát hướng dẫn và cùng chơi với trẻ. Cô nhận xét trẻ trong quá trình chơi.
- Biểu diễn văn nghệ. Thu dọn dụng cụ.
- Trẻ vệ sinh cá nhân rửa chân, tay, mặt, mũi.
- Ăn trưa, đánh răng.
- Ngủ trưa

VI/ Hoạt động chiều:
- Vệ sinh, ăn xế. 
- Cho trẻ ôn lại một số hoạt động mà trẻ chưa thực hiện được ở buổi sáng.
Tăng cường tiếng việt cho trẻ
Cụm từ: Nhà bóng, bập bênh, vòng xoay.

1/Mục đích yêu cầu:
- Trẻ nghe và hiểu, phát âm đúng, rõ ràng với cụm từ: Nhà bóng, bập bênh, vòng xoay.
- Luyện kỹ năng phát âm cho trẻ.
2/ Chuẩn bị:
- Hình ảnh và các cụm từ: Nhà bóng, bập bênh, vòng xoay.
- Máy hát nhạc, một số trò chơi
3/Tổ chức hoạt động:
a/Ổn định:
- Hát bài hát “ Trường chúng cháu đây là trường mầm non:
- Trường của các con là trường mầm non gì.
- Ở trường mầm non có những gì? Có rất nhiều đồ chơi đấy.
b/ Nội dung:                          
* Hoạt động 1:
- Đây là đồ chơi gì?
* Vậy các con cùng phát âm cho cô cụm từ “ bập bênh ”.
- Bập bênh dùng để làm gì?
- Nó có màu gì? hình gì?
- Mấy người ngồi được?
- Khi chơi thì như thế nào?
- Cô mở rộng kết hợp giáo dục
* Cụm từ “ Nhà bóng . Quan sát hình ảnh trên máy đây là gì “Nhà bóng”
- Cho trẻ đọc cụm từ “Nhà bóng”
- Nhà bóng có đặc điểm gì?
- Các bạn nhỏ đang làm gì đây?
- Mở rộng cho trẻ biết thêm
* Các con quan sát hình ảnh gì đây “Vòng xoay”. Phát âm.
- Vòng xoay chơi như thế nào nhỉ?
- Nó được làm bằng gì?
- Mấy người có thể ngồi lên?
- Vòng xoay có hình những con vật gì?
- Khi chơi phải như thế nào?
- Cô kết hợp mở rộng giáo dục trẻ.
* Hoạt động 2: Tổ chức trò chơi.
* Trò chơi: “ Cái gì xuất hiện”
- Khi màn hình xuất hiện cụm từ gì cũng xuất hiện ra.
- Nhận xét trò chơi
* Trò chơi: “ Cái gì biến mất”
- Khi cô bấm vào màn hình nào biến mất trẻ phải đoán và phát âm cụm từ đó.
- Nhận xét kiểm tra trò chơi.
c) Kết thúc hoạt động: Chơi trò chơi nhẹ.
- Cho trẻ làm quen với bài học ngày hôm sau bài hát “ Trường chúng cháu là trường Mầm Non”.
- Chơi trò chơi học tập: Ai thông minh hơn.
-  Chơi tự do - xem tranh .
-  Vệ sinh - nêu gương - bình cờ.
-  Trả trẻ trao đổi phụ huynh
*  Nhận xét cuối ngày:

 - ………………………………………………………………......................................
Để tải trọn bộ giáo án mầm non file word các bạn vui lòng kích vào đây:

Chủ bút: Giáo Án Mầm Non

Giáo án mầm non cung cấp giáo án nhà trẻ, giáo án lớp 3 tuổi, lớp 4 tuổi, lớp 5 tuổi cho các bạn giáo viên mầm non và sinh viên nghành sư phạm mầm non hoàn toàn miễn phí.

Có thể bạn sẽ thích

Loading...
Tất cả bài viết trên trang Em Là Cô Giáo Mầm Non được Luật Bảo Vệ Quyền Tác Giả (DMCA) bảo vệ. Các bạn copy bài viết đăng lên website khác vui lòng ghi rõ nguồn Em Là Cô Giáo mầm non. Thân! DMCA.com Protection Status