Làm quen với âm nhạc
Dạy hát : BÉ VÀ TRĂNG
Nội dung kết hợp :
Trò chơi : NGHE TIẾNG HÁT TÌM ĐỒ VẬT
I. Mục đích – yêu cầu :
1. Kiến thức :
-
Trẻ biết tên bài hát, tác giả, hiểu nội dung bài hát, biết chơi trò chơi.
-
Trẻ biết vẻ đẹp của trăng.
2. Kĩ năng :
- Trẻ chú ý nghe và hát đúng giai
điệu theo lời bài hát.
-
Phát triển tai nghe âm nhạc cho trẻ.
3. Thái độ :
-
Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động âm nhạc và trò chơi « Nghe tiếng hát tìm đồ vật »
-
Giáo dục trẻ thêm yêu thiên nhiên.
II.
Chuẩn bị:
-
Đàn nhạc bài " Bé và trăng"
-
Đồ chơi để trẻ chơi trò chơi.
III. Tổ chức
hoạt động
Hoạt
động của cô
|
Hoạt
động của trẻ
|
1. Ổn định lớp và gây hứng thú:
- Trẻ đọc cùng
cô bài thơ: Trăng sáng.
- Trò chuyện với
trẻ:
+ Các con vừa
đọc bài thơ gì?
+ Ai sáng tác?
+ Bài thơ Trăng
sáng nói tới ông trăng. Ông trăng soi sáng khắp sân nhà, trăng tròn lơ lửng ở
trên cao, khi bạn nhỏ đi chơi, trăng cũng đi theo đấy!
- Các con thấy
bài thơ có hay không?
- Có rất nhiều
bài thơ, bài hát rất hay nói về ông trăng đấy!
- Hôm nay cô sẽ
dạy các con 1 bài hát rất hay về ông trăng, các con có thích không?
2. Nội
dung:
a. Dạy hát: Bé và Trăng.
- Cô hát mẫu lần
1.
- Cô vừa hát bài
hát “ Bé và trăng” nhạc và lời: Bùi Anh Tôn
- ND: Bài hát
nói về mong ước của bạn nhỏ muốn ông trăng không lặn để ngắm chú cuội ngồi
gốc đa, cho chị Hằng xuống chơi, và muốn trăng sáng mãi để soi nụ cười của bé
khi vui chơi dưới trăng.
- Cô hát mẫu lần
2.
- Cô vừa hát
xong bài hát gì?
- Ai sáng tác?
- Đúng rồi, cô
vừa hát xong bài hát “Bé và trăng” do chú Bùi Anh Tôn sáng tác dành tặng cho
tuổi thơ chúng mình!
- Cho trẻ nhắc lại tên bài hát
và tên tác giả (2 lần).
- Bài hát nói về
điều gì?
+ Bạn nhỏ mong
muốn điều gì?
+ Tại sao bạn ấy
lại muốn ông trăng đừng lặn?
+ Ánh trăng ngày
rằm tròn và sáng, khi nhìn lên có 1 vệt đen giống chú cuội ngồi gốc đa.Bạn
nhỏ muốn trăng đừng lặn để được vui chơi mãi dưới ánh trăng cùng chị hằng.
- Cô hát mẫu lần
3.
* Dạy trẻ hát:
- Các con có
muốn học thuộc và hát thật hay bài hát này không?
- Bài hát có
giai điệu vui tươi, rộn ràng.
- Bây giờ cô sẽ
đánh nhịp và cả lớp cùng hát nhé!
- Khi cô đánh
nhịp 1 tay thì ai hát?
- Khi cô đánh
nhịp 2 tay?
- Cô đánh nhịp
cho lần lượt:
+ Cả lớp hát (3
lần)
+ Tổ, nhóm, cá
nhân hát.
- Cả lớp hát lại
1 lần.
- Các con vừa
hát bài gì?
- Ai sáng tác?
b. Trò chơi “Nghe
tiếng hát tìm đồ vật”
- Cô giới thiệu trò chơi , cách
chơi ,luật chơi .
- Luật chơi: Ai tìm không
thấy vật dấu phải nhảy lò cò
- Cách chơi: Cô cho 1 trẻ lên
đội mũ chóp kín mắt .Sau đó cho 1 bạn khác mang vật dấu đi dấu.Trẻ bị bịt
mắt sau khi bạn dấu xong cô cởi mũ chóp và bắt đầu đi tìm khi các
bạn hát nhỏ là ở xa vật dấu hát to là đến gần vật dấu
- Cho trẻ chơi 4-5 lần .
3.
Kết thúc:
- Củng cố:
+ Hôm nay cô dạy
các con bài hát gì?
+ Ai sáng tác?
+ Cô cho các con
chơi trò chơi gì?
+ GD trẻ lòng
yêu thiên nhiên, yêu quý trường lớp, cô giáo và các bạn.
+ Cho trẻ hát
lại bài hát “ Bé và trăng” 1 lần và chuyển hoạt động.
|
- Trẻ đọc bài
thơ và cùng trò truyện với cô.
- Trăng sáng ạ?
- Nhược thủy ạ.
- Ông Trăng.
- Có ạ.
- Có ạ
- Trẻ nghe cô hát.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
- Trả lời.
- Ông trăng đừng
lặn.
- Trả lời.
- Có ạ.
- Vâng ạ.
- Cô hát.
- Các con hát.
- Hát
- Tổ, nhóm, cá nhân hát.
- Trả lời
- Lắng nghe cô nói cách chơi.
- Chơi trò chơi.
- Trả lời cô.
- Chú ý nghe.
- Hát lại bài hát 1 lần.
|