Làm quen với văn học THƠ TRĂNG SÁNG

Làm quen với văn học THƠ: TRĂNG SÁNG                                                                   I. Mục đích – yêu cầu: 1. ...

Làm quen với văn học
THƠ: TRĂNG SÁNG
                                                                 

I. Mục đích – yêu cầu:
1. Kiến thức:
          - Trẻ hiểu nội dung bài thơ, nhớ tác giả bài thơ.
2. Kỹ năng:
          - Trẻ cảm nhận được nhịp điệu vui của bài thơ.
          - Phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
3. Thái độ:
           -  Giáo dục trẻ biết yêu thiên nhiên, giúp đỡ, yêu cảnh vật, thích vẽ
II. Chuẩn bị:
          - Tranh minh họa nội dung bài thơ.

III. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
   1. Ổn định lớp, gây hứng thú:
   - Cho trẻ hát bài “Rước đèn dưới  ánh trăng”.
   - Trò chuyện với trẻ:
  + Các con vừa hát bài gì?
  + Các bạn làm gì?
  + Các con đã được đi rước đèn bao giờ chưa? Rước đèn vào đêm nào?
  
   + Đêm trung thu trăng ntn?
->  Các con ạ trăng sáng và đẹp nhất là vào đêm Trung thu.
   2. Nội dung:
   a. Cô đọc diễn cảm:
  - Có một bài thơ rất hay về ông trăng chúng mình cùng nghe cô đọc nhé !
+ Cô đọc lần 1 : đọc diễn cảm kết hợp động tác minh họa, cô giới thiệu tên bài thơ, tác giả
Bài thơ cô vừa đọc có tên là   « Trăng sáng » sáng tác Nhược Thủy.
- Nội dung : Bài thơ nói về vẻ đẹp của Trăng. Trăng chiếu sáng khắp mọi nơi, Trăng tròn giống như cái đĩa treo lơ lửng trên cao, những hôm trăng khuyết lại giống như con thuyền đang trôi.
+ Cô đọc lần 2 : đọc diễn cảm kết hợp tranh minh họa.
- Cô vừa đọc bài thơ gì ? do ai sáng tác ?
b. Đàm thoại – trích dẫn :
+ Bài thơ nói về cái gì ?
+ Nhờ có trăng mà sân nhà bé ntn ?

-> Sân nhà bé sáng, đẹp quá nhờ có ánh trăng.
TD : «  Sân nhà em sáng quá
            Nhờ ánh trăng sáng ngời »
+ Đêm rằm trăng có hình gì ? trông giống như cái gì ? tròn không
+ Có phải trăng lúc nào cũng  tròn không ?
+ Những đêm trăng khuyết trông giống cái gì ?
-> Trăng sáng và đẹp, những hôm rằm trăng tròn giống như cái đĩa treo lơ lửng trên bầu trời, còn những hôm đầu và cuối tháng trăng lại khuyết đi một nửa trông giống như con thuyền đang trôi trên sông đấy.
TD : Trăng tròn như cái đĩa
         Lơ lửng mà không rơi
         Những hôm nào trăng khuyết
         Trông giống con thuyền trôi
+ Khi bạn nhỏ đi chơi, trăng cũng ntn ?
-> Các con ạ ánh trăng đêm rằm soi sáng khắp nơi, các con đi chơi trăng cũng muốn đi theo đấy.
TD : Em đi trăng theo bước
         Như muốn cùng đi chơi.
c. Dạy trẻ đọc thơ:
- Cho trẻ đọc thơ cùng cô : 3-4 lần
- Cô chú ý sửa sai cho trẻ
- Cho trẻ đọc thơ theo tổ, nhóm, cá nhân.
- Cho trẻ đọc nối tiếp.
- Cả lớp đọc lại một lần.
3. Kết thúc :
* Củng cố, giáo dục :
+ Chúng mình vừa đọc bài thơ gì ? do ai sáng tác ?
+ Giáo dục trẻ yêu thiên nhiên, yêu cảnh đẹp.
- Bài thơ đã dược phổ nhạc bây giờ chúng mình cùng hát bài hát nhé. ( cô cùng trẻ hát bài hát một lần và chuyển hoạt động)


- Trẻ hát.

- Bài rước đèn dưới trăng.
- Đi rước đèn ạ !
- Rồi ạ! Rước đèn vào đêm trung thu ạ !
- Trăng tròn sáng và đẹp ạ !





- Vâng ạ!

- Chú ý nghe.








- Bài thơ Trăng sáng.

- Bài thơ nói về trăng.
- Nhờ có trăng sân nhà bé sáng đẹp.
- Chú ý nghe.


- Trăng tròn giống cái đĩa.


- Giống con thuyền.

- Chú ý nghe.


  


- Trăng cũng đi theo bé.


- Chú ý nghe.


- Đọc cùng cô 3-4 lần.

- Tổ, nhóm, cá nhân đọc.
- Đọc nối tiếp 2-3 lần.



- Trẻ trả lời.


- Trẻ cùng cô hát và chuyển hoạt động.

 ĐÁNH GIÁ TRẺ CUỐI NGÀY:
Để tải trọn bộ giáo án mầm non file word các bạn vui lòng kích vào đây:

Chủ bút: Giáo Án Mầm Non

Giáo án mầm non cung cấp giáo án nhà trẻ, giáo án lớp 3 tuổi, lớp 4 tuổi, lớp 5 tuổi cho các bạn giáo viên mầm non và sinh viên nghành sư phạm mầm non hoàn toàn miễn phí.

Có thể bạn sẽ thích

Loading...
Tất cả bài viết trên trang Em Là Cô Giáo Mầm Non được Luật Bảo Vệ Quyền Tác Giả (DMCA) bảo vệ. Các bạn copy bài viết đăng lên website khác vui lòng ghi rõ nguồn Em Là Cô Giáo mầm non. Thân! DMCA.com Protection Status