Đề tài Bé chấp hành luật giao thông

Phát Triển Tình Cảm Kỹ Năng Xã Hội: Đề tài : “ bé chấp hành luật giao thông” I/ YÊU CẦU: 1 kiến thức : -        Trẻ biết đặc ...

Phát Triển Tình Cảm Kỹ Năng Xã Hội:
Đề tài : “ bé chấp hành luật giao thông”



I/ YÊU CẦU:
1 kiến thức :
-       Trẻ biết đặc điểm, hình dạng, màu sắc, công dụng của 1 số biển báo và luật giao thông.
2 Kỹ năng:
-       Thực hành về 1 số luật giao thông và  biết trả lời câu hỏi của cô.
3 Thái độ:
-       Tập trung học, tham gia trò chơi tích cực.
II/ CHUẨN BỊ:
-       Cô :
-       Mô hình ngã tư đường phố có nhà, trường.
-       Con đường có các biển báo: biển báo cấm, biển báo nguy hiểm có trẻ em, biển báo  hướng dẫn đường 1 chiều.
-       20 lá cờ: xanh, đỏ, vàng
-       Nhạc bài hát “ vui láy xe”


III/  TIẾN HÀNH:
HOẠT ĐỘNG CÔ
HOẠT ĐỘNG TRẺ
Hoạt động 1( 5 phút)
-       Đọc đồng dao: “dung dăng dung dẻ”
-       Trên đường đi học các con thấy gì trên đường?
-       Gần trường học thì có biển báo gì?
-       Tại sao người ta lại đặt biển báo ở đó?

-       Khi gặp biển báo đó thì người điều khiển PTGT phải làm sao ?
-       Đúng rồi! Để hiểu rỏ hơn về 1 số luật giao thông và các biển báo trên đường thì cô mời các con đến với bài: Bé chấp hành luật giao thông” nhé!
Hoạt động 2  ( 15 phút):
-        Cô cho trẻ quan sát mô hình ngã tư đường phố.
-       Các con nhìn xem đây là gì?
-       Thế các con nhìn thấy gì trên đường?
-       Các phương tiện lưu thông ở đâu? Về phía bên nào?
-       Đường này gọi là đường gì?
-       Đây là đường 1 chiều, ở giữa đường có 1 đường sọc trắng; xe chạy ngược chiều nhau và chạy về phía bên phải.
-       Người đi mô tô, xe gắn máy thì phải có gì?
-       Xe mô tô, xe gắn máy chạy bằng gì?
-       Để tiết kiệm xăng thì nếu nhà chúng ta gần trường thì chúng ta có đi bộ, hoặc đi xe đạp đó.
-       Gần đến ngã tư thì có gì?
-       Ai biết gì về đèn tín hiệu giao thông?
-       Đúng rồi, đèn tín hiệu giao thông có 3 màu: đèn màu đỏ ở trên cao, đèn màu vàng ở giữa, đèn màu xanh ở dưới cùng.
-       Thế ai biết công dụng của đèn tín hiệu giao thông?


-       Thế còn vạch sọc trắng này để giành cho ai?
-       Ở những nơi không có đèn tín hiệu và cũng không có vạch sọc trắng thì người đi bộ muốn qua đường thì phải làm sao?
-       Con còn nhỏ, muốn qua đường thì phải làm sao?

-       Đây là gì vậy các con ?
-       Biển báo có hình gì?
-       Biển báo có hình tròn, viền ngoài màu đỏ là biển báo cấm đó. biển báo này là biển báo “ cấm đi ngược chiều” .
-       Còn đây là biển báo gì?
-       Đặc điểm của biển báo này là gì?

-       Biển báo này tên là gì?
-       Gần đến trường học rồi, con nhìn thấy biển báo hình tam giác kia không?
-       Đó là biển báo gì?
-       Biển báo có hình gì? Màu gì?

-       Ở giữa biển báo có hình trẻ em tức là biển báo này nói cho chúng ta biết sắp đến đoạn đường có nhiều trẻ em qua lại, các PTGT lưu thông trên đường phải giảm tốc độ tránh gây ra tai nạn đó.
Hoạt động 3 ( 10 phút)
-       Trò chơi: “Ô tô vào bến”
+   Chuẩn bị: 20 lá cờ màu khác nhau. Mổi trẻ có 1 lá cờ có cùng màu với các lá cờ của cô giáo.
+   Luật chơi: Ô tô vào đúng bến của mình. Ai đi nhầm phải ra ngoài 1 lần chơi.
+   Cách chơi:
-       Cô phát cho mổi trẻ 1 lá cờ. Trẻ làm “ô tô”, các ô tô có màu sắc khác nhau. Cô nói: “ các ô tô chuẩn bị vào bến”. Khi nhìn cô giơ cờ màu nào thì “ô tô” có màu ấy về bến.
-       Cô cho trẻ chạy tự do, vừa chạy vừa vừa quay tay trước ngực như lái ô tô vừ nói” bim, bim, bim”.Cứ khoảng 30 giây cô ra tín hiệu 1 lần. Khi cô giơ cờ màu nào thì “ô tô” màu ấy mau chạy lại phía cô (vào bến). Các ô tô khác vẫn tiếp tục chạy  nhưng chậm hơn. Ai nhầm bến phải ra ngoài 1 lần chơi.
-       hỏi lại đề tài
-        Khi lưu thông trên đường thì tất cả các PTGT và người điều khiển PTGT phải tuân thủ và chấp hành tốt luật giao thông để đảm bảo an toàn cho mình và cho mọi người xung quanh nữa đó….Nếu uống rượu bia thì làm sao ?
-       Hát theo nhạc “ vui láy xe”
-       Nhận xét, cắm hoa.


-       Trẻ kể

-       Biển báo nguy hiểm có trẻ em.

-       Trẻ nói :Giảm tốc độ để không gây tai nạn giao thông.



-       Trẻ đồng thanh


-       Ngã tư đường phố
-       Xe cộ, con người, các biển báo
-       Ở trong lòng đường phía bên phải.
-       Đường 1 chiều



-       Nón bảo hiểm

-       Xăng



-       Đèn tín hiệu giao thông
-       Đèn có 3 màu



-       Đèn đỏ dừng lại, đèn vàng chạy chậm, đèn xanh mới được phép chạy.
-       Người đi bộ muốn qua đường
-       Nhìn sang 2 bên đường, không có xe thì mới qua đường
-       Người lớn dẫn dắt, không được tự ý qua đường.
-       Biển báo
-       Hình tròn, màu đỏ


-       Trẻ đồng thanh
-       Biển báo đường 1 chiều.
-       Có dạng hình tròn ở giữa có đường ngang màu trắng.
-       Đồng thanh.

-       Dạ thấy
-       Biển báo nguy hiểm
-       Hình tam giác, màu vàng, có viền ngoài màu đỏ












-       Trẻ chơi cùng cô









-       Bé chấp hành luật giao thông





-       Cả lớp hát
Hoạt động ngoài trời
-       Nội dung tổ chức
-       Cho trẻ dạo chơi sân trường
-       Đàm thoại  chủ điểm “luật giao thông và biển báo”
I.Mục đích yêu cầu:
-       Cháu hát rõ lời nhịp nhàng,  thuộc lời bài hát
-       Biết vỗ theo nhịp bài hát
II.Chuẩn Bị:
-       Tranh theo chủ đề
-       Tranh theo nội dung bài hát “ bạn ơi có biết”
 III.Cách tiến hành

Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Hoạt động 1 :(10phút )
-       Quan sát: “tranh một số luật giao thông đường bộ- biển báo”
Hoạt động 2: (5  phút )
-       Củng cố PTTCXH  : “bé chấp hành luật giao thông”
-       Cô cho cháu nhắc lại.
Hoạt động 3: (10 phút )
-       Cung cấp kiến thức: PTTM
Dạy hát : “ bạn ơi có biết”
-       Cô dạy trẻ hát.
Hoạt động 4:  (30 phút)
-       Trò chơi: “ô tô vào bến”
-       Cô hướng dẫn cách chơi và luật chơi.
-       Cho trẻ chơi.

-       Quan sát và đàm thoại




-       Cho trẻ nhắc lại.



-       Cháu hát cùng cô.



-       Trẻ chơi tự do
Để tải trọn bộ giáo án mầm non file word các bạn vui lòng kích vào đây:

Chủ bút: Giáo Án Mầm Non

Giáo án mầm non cung cấp giáo án nhà trẻ, giáo án lớp 3 tuổi, lớp 4 tuổi, lớp 5 tuổi cho các bạn giáo viên mầm non và sinh viên nghành sư phạm mầm non hoàn toàn miễn phí.

Có thể bạn sẽ thích

Loading...
Tất cả bài viết trên trang Em Là Cô Giáo Mầm Non được Luật Bảo Vệ Quyền Tác Giả (DMCA) bảo vệ. Các bạn copy bài viết đăng lên website khác vui lòng ghi rõ nguồn Em Là Cô Giáo mầm non. Thân! DMCA.com Protection Status