ĐỀ TÀI CÁC CON VẬT Ở PHÍA NÀO SO VỚI CHÁU

LĨNH VỰC: PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC HOẠT ĐỘNG: NHẬN BIẾT PHÂN BIỆT ĐỀ TÀI: CÁC CON VẬT Ở PHÍA NÀO SO VỚI CHÁU I/ Mục đích :   - Trẻ biế...

LĨNH VỰC: PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
HOẠT ĐỘNG: NHẬN BIẾT PHÂN BIỆT
ĐỀ TÀI: CÁC CON VẬT Ở PHÍA NÀO SO VỚI CHÁU

I/ Mục đích:  
- Trẻ biết phân biệt được vị trí trong không gian “phía trước, phía sau”.
- Trẻ đặt con vật và gọi đúng con vật phía trước phía sau.
- Giáo dục trẻ hứng thú trong giờ học, không nghịch phá đồ chơi
II/ Chuẩn bị:
- Đồ chơi các con vật, bài hát
III/ Cách tiến hành:
* Hoạt động 1:
- Cho một cháu kéo con Nai chạy vào lớp, trên tay bế bạn Chó con. Chào các bạn, bạn Chó con đang ở phía nào của bạn vậy? Còn bạn Nai đang ở đâu?
- Muốn biết phía của hai bạn. Cô nói tên bài, cùng hát bài “vào rừng xanh” đi vào ngồi xung quanh cô.
* Hoạt động 2:
- (Dẫn dắt) Em bé, Bạn gấu, mèo con chơi rất thân với nhau. Một hôm, cả 3 bạn cùng rủ nhau đi chơi, mãi mê ca hát các bạn đã bị lạc nhau.
- Cậu bé gọi to: “Mèo con ơi” Mèo con liền chạy đến nói có chuyện gì vậy?
Hỏi: Mèo con đang ở phía nào so với cậu bé? (phía trước)
- Lớp đồng thanh: Phía trước
- Mời cháu lên cô kiểm tra lại: con chó ở phía nào so với cháu?
- Cô kể tiếp: Mèo con có thấy bạn Gấu đang ở đâu không? Bỗng nghe tiếng kêu của bạn Gấu. Thế lớp có biết bạn Gấu đang ở đâu không? (phía sau)
- Cho lớp đồng thanh: Phía sau
- Cô khắc sâu lại phía trước, phía sau và cho trẻ nói theo cô
- Mời cháu lên kiểm tra lại: con Mèo ở phía nào so với cháu?
* Chơi luyện tập: Cô phát các con vật cho trẻ chơi cùng cô phía trước, phía sau
- Khi trẻ chơi cô có thể hỏi trẻ con vật ở phía nào so với các cháu. Để thấy các con vật ở phía sau của cháu thì cháu phải quay lưng lại.
- Cô động viên trẻ chơi và sửa sai cho trẻ kịp thời


* Hoạt động 3:
- (Các bạn đã tìm gặp nhau mừng vui cùng nhau ca hát) Cô cho trẻ chơi vận động theo bài hát “chú voi con ở bản đôn”
 * Nhận xét lớp

                                        HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
                                         *HĐCMĐ: Dạo chơi trong sân trường
                                          * TCVĐ:  Chơi: Trốn tìm
                                           *Chơi tự do
                             
      1/ Mục đích
         - Cho trẻ biết được những đặc điểm của một số đồ chơi trong sân trường.
         - Trẻ quan sát và nói được tên các đồ chơi ngoài trời
         - Giáo dục trẻ chơi ngoan
      2/ Chuẩn bị
         - Sân sạch,một số đồ chơi của trường : cầu trượt ,nhà banh…
         - Đồ chơi ngoài trời
      3/ Cách tiến hành
       * Hoạt động có mục đích : Dạo chơi trong sân trường
         - Cô dẩn trẻ đi dạo khắp sân trường
         - Cô dắt trẻ tới từng đồ chơi của trường, cô giới thiệu tên từng đồ chơi,
         - Cho trẻ lặp lại tên từng đồ chơi. Cô đọc thơ, câu đố về đồ chơi có trong sân trường, khuyến khích trẻ trả lời.
         - Cho trẻ chơi với các loại đồ chơi
       * Hoạt động vận động: Trốn tìm
          - Cô nói tên trò chơi và giải thích cách chơi.
          - cô cho trẻ chơi cùng cô 3 đến 5 lần, cô nhắc nhở trẻ chạy không chen lấn.
       * Chơi theo ý thích : chơi với đồ chơi.

                          HOẠT ĐỘNG GÓC
Góc học tập, sách:Xem tranh, ảnh về những con vật sống dưới nước

                  HOẠT ĐỘNG CHIỀU
                     * HĐCMĐ:Âm nhạc:
                        + Rửa mặt như mèo
                         +Chim mẹ, chim con (ôn)
                     * Chơi tự do
   I/ Mục đích:
- Trẻ nghe giai điệu bài nghe hát “Rửa mặt như mèo”. Nhớ được tên bài hát
- Trẻ nói tên bài hát “ Rửa mặt như mèo”, minh họa động tác theo cô. Vận động cùng cô bài hát “Chim mẹ chim con”
- Giáo dục trẻ tham gia tích cực vào giờ học
  II/Chuẩn bị:
- Mão con chim, máy, băng nhạc, đàn
  III/ Cách tiến hành:
  1/ Hoạt động 1: Nghe hát: Rửa mặt như mèo
- Cô cho trẻ giả làm mèo đi nhẹ nhàng, đố trẻ đó là con gì? (Con mèo)
- Cô và cháu cùng đàm thoại. kết hợp giới thiệu tên bài hát
- Cô hát cho trẻ nghe 1-2 lần thật diễn cảm.
- Cô hát tiếp vừa hát vừa làm động tác minh hoạ
- Mở nhạc cho trẻ nghe 2-3 lần, khuyến khích trẻ minh hoạ cùng cô. 
  3/ Hoạt động 3:  Vận động theo nhạc “Chim mẹ chim con”
- Cô giới thiệu tên bài vận động, giải thích động tác
- Cho trẻ đội mão chim vừa đi vừa vận động nhịp nhàng theo nhịp bài hát .
- Trẻ vận động cùng cô vài lần
* Nhận xét tuyên dương

ĐÁNH GIÁ TRẺ CUỐI NGÀY:
Để tải trọn bộ giáo án mầm non file word các bạn vui lòng kích vào đây:

Chủ bút: Giáo Án Mầm Non

Giáo án mầm non cung cấp giáo án nhà trẻ, giáo án lớp 3 tuổi, lớp 4 tuổi, lớp 5 tuổi cho các bạn giáo viên mầm non và sinh viên nghành sư phạm mầm non hoàn toàn miễn phí.

Có thể bạn sẽ thích

Loading...
Tất cả bài viết trên trang Em Là Cô Giáo Mầm Non được Luật Bảo Vệ Quyền Tác Giả (DMCA) bảo vệ. Các bạn copy bài viết đăng lên website khác vui lòng ghi rõ nguồn Em Là Cô Giáo mầm non. Thân! DMCA.com Protection Status