Lĩnh vưc phát triển thẩm mỹ
: Âm nhạc
Đề tài : Dạy hát Em Búp Bê
I.MỤC ĐÍCH,YÊU CẦU
1.Kiến thức
- Trẻ biết tên
bài hát " Em búp bê" và bài hát “ Ru em”
- Trẻ biết hát cùng cô cả bài.
- Trẻ hiểu nội
dung bài hát qua lời ca
2.Kĩ
năng
- Trẻ hát đúng lời, đúng giai điệu bài hát
- Biết nhún nhảy khi nghe cô hát .
3.Thái độ
- Trẻ thích được nghe hát và hát cùng cô.
II.CHUẨN BỊ
* Đồ dùng của cô
|
* Đồ dùng của trẻ
|
- Búp bê
- Đàn ghi nhạc
bài hát “ Em búp bê” ,” Ru em”
|
- Tâm thế thoải
mái.
|
III.TIẾN TRÌNH
HOẠT ĐỘNG
* Hoạt động của cô
|
* Hoạt động của trẻ
|
1.Ổn định ( 1 phút
)
Cô trò chuyện với trẻ về bé búp bê: búp bê xinh, búp bê đẹp, búp bê không
khóc nhè.Các con có yêu búp bê không nào? Có một bài hát rất hay nói về em
búp bê, đó là bài" Em búp bê" chúng mình cùng nghe cô hát nhé!
2.Nội dung
2.1.Hoạt động 1: (8-9 phút) : Dạy
hát “ Em búp bê”
- Cô hát mẫu lần 1 : không đàn.
+ Cô vừa hát bài hát gì?
- Cô hát mẫu lần 2 :Kết hợp với đàn.
+ Bài hát nói về ai?
+ Em búp bê như thế nào?
Cô giải thích: Em búp bê rất đáng yêu,
bé tí teo không khóc nhè, chúng mình có ngoan giống búp bê không? Chúng mình
đi học ngoan, không khóc nhè mới đáng yêu
- Cô hát dạy trẻ hát từng câu: 2 – 3 l
- Dạy tổ hát
- Nhóm hát
- Cả lớp hát
2.2.Hoạt động 2: (
2-3 phút) : Nghe hát “ Ru em”
- Cô giới thiệu tên bài hát: Ru em
-
Cô hát cho trẻ nghe 2 lần
-
Hỏi trẻ tên bài hát.
-
Hát cho trẻ nghe và khuyến khích trẻ vận động cùng cô.
3.Kết thúc:
- Cho trẻ đi ra ngoài và hát bài “Em
búp bê”
|
Trẻ lắng nghe và trả lời các câu hỏi của cô
- Trẻ nghe cô hát
- Em búp bê
- Trẻ nghe cô
hát
- Em búp bê
- Ngoan
- Cả lớp hát cùng cô từng câu
- 3tổ
-Nhóm bạn trai,
nhóm bạn gái
-Cả lớp hát lại
một lần nữa
-Trẻ hứng thú
lắng nghe cô hát
- Trẻ hát và đi
ra ngoài
|
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
1.Hoạt động có mục đích : “ Quan
sát cầu trượt”
- Cô trẻ hát bài
hát “ Khúc hát dạo chơi” và dạo quanh sân trường.
- Cho trẻ tập
trung quanh cầu trượt và hỏi trẻ :
+ Đây là cài gì ?
+ Có màu gì?
- Đây là chiếc
cầu trượt có màu đỏ,cầu trượt có những
bậc thang ngắn để giúp chúng mình lên,và đây là chiếc cầu có độ dốc để chúng
mình trượt xuống.
- Trong sân
trường ngoài cầu trượt ra còn có đồ chơi gì nữa? ( đu quay,bập bênh...)
- Khi chơi các đồ
chơi ngoài sân trường chúng mình phải như thế nào?
Các con nhớ khi
chơi với các đồ chơi ngoài sân trường,không được chen lấn xô đẩy nhau nhé!
2.Trò chơi vận động : “ Bóng tròn
to”
- Cô hướng dẫn
cách chơi.
- Cho trẻ chơi
3-4 lần cùng cô.
3.Chơi tự do
- Trẻ chơi với
các đồ chơi ngoài sân trường
- Cô chú ý đảm
bảo an toàn cho trẻ trong quá trình trẻ chơi.
HOẠT ĐỘNG GÓC
- Góc thao tác
vai : Bế em,tắm cho bé (Thực hành rửa mặt,mặc quần áo,chăm sóc vệ sinh...)
- Góc hoạt động
với đồ vật : Xếp bàn ghế,xâu vòng.
- Góc sách truyện
: Xem tranh ảnh về các đồ dùng,gọi tên các đồ dùng trong tranh.
- Góc vận động :
Lăn bóng,kéo cưa lừa xẻ.
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
- Lao động,vệ
sinh đồ dùng,đồ chơi
+ Cô cùng một số
trẻ lau dọn vệ sinh đồ dùng đồ chơi và sắp xếp gọn gàng,ngăn nắp.
+Nhận xét sau
buổi lao động-giáo dục-khuyến khích trẻ.
- Chơi theo ý
thích
ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY
Để tải trọn bộ giáo án mầm non file word các bạn vui lòng kích vào đây: