Đề Tài Đo dung tích, so sánh và diễn đạt kết quả đo

Lĩnh vực : Phát Triển Nhận Thức Đề Tài: Đo dung tích, so sánh và diễn đạt kết quả đo I/Yêu cầu: 1. Kiến thức : -        Cháu bi...

Đề Tài: Đo dung tích, so sánh và diễn đạt kết quả đo


I/Yêu cầu:
1.Kiến thức:
-       Cháu biết so sánh  dung tích 3 đối tượng bằng các cách khác nhau
2.Kĩ năng:
-        Thông qua thực hành các cách đong , trẻ biết so sánh dung tích 3 đối tượng bằng nhiều cách khác nhau.
3.Thái độ:
-        Trẻ biết được ích lợi của nước và biết cách sử dụng tiết kiệm nước,khai thoáng cống rảnh nước
II/ Chuẩn bị:
-        Một số chai lọ, 3 cái phễu, ly ,chén, thau, nước.
-       Thẻ số.



III : Cách tiến hành :
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Hoạt động 1  ( 5 phút)
-       Chơi “uống nước”
-       Nếu không có nước uống con cảm thấy thế nào?
-       Con biết gì về các nguồn nước?
-       Nguồn nước nào là nước sạch?
-       Chúng  ta đựng nước bằng những dụng cụ gì?
-       Nước cũng là hiện tượng tự nhiên trong thiên nhiên và rất cần thiết đối với chúng ta,sử dụng phải biết tiết kiệm,nguồn nước sử dụng xong phải có cống hay rảnh thoáng nước nha các con.Hôm nay chúng ta cùng chơi với nước các con nhé!
Hoạt động 2: Trọng tâm (20 phút)
So sánh dung tích 3 đối tượng:
-       So sánh dung tích 3 đối tượng có dung tích bằng nhau nhưng khác nhau về hình dạng:
-       Cô đặt 3 chai nước có hình dạng khác nhau lên cho cháu quan sát .
-       Con có nhận xét gì về hình dạng của 3 chai nước này ?
-        Chúng ta  có thể so sánh được dung tích của 3 chai này không ?Bằng cách nào?
-        Có thể dùng vật gì để đo dung tích nước?
-       Vậy cô dùng ly được  không?
-       Cô đong cho cháu xem và cho cháu đặt số tương ứng vào từng chai đúng số lượng đong được.
-        Cho cháu nhận xét kết quả đong được và rút ra kết luận 3 chai nước này có dung tích bằng nhau.
-       So sánh dung tích của 3 đối tượng khác nhau về hình dạng và dung tích:
-       Con thấy cô có ba chai này thế nào?( hình dáng)
-       Vậy chúng ta cùng chú ý xem các bạn đong nước vào chai nha và đặt chữ số tương ướng nha!
-       Cô cho cháu đong nước vào 3 chai to nhỏ khác nhau và nhận xét xem số lượng li nước đong được trong 3 chai có gì khác nhau và đưa ra kết luận dung tích của 3 chai này không bằng nhau.
-       Đo dung tích bằng dụng cụ đo khác nhau:
-       Cô chọn một chai có dung tích lớn nhất , đổ nước ra cái thau rồi đong bằng li vào chai.
-       Cho trẻ nhận xét số lần đong
-       Sau đó lại đổ nước ra và dùng chén lại đong vào chai, so sánh kết quả đếm được và rút ra kết luận.
Ø  Dụng cụ nào có số lần đong nhiều hơn thì dung tích nhỏ, dụng cụ nào có số lần đong ít hơn thì dung tích lớn.
Hoạt động 3 (10 phút)
-       Thực hành đo dung tích:
-       Cô chia lớp thành 2 nhóm cho cháu thực hành đo.
-       Cho cháu đo 2 cách: cách 1( đo bằng 1 dụng cụ)
-       Cách 2: đo bằng 2 dụng cụ có dung tích khác nhau.
-       Cô quan sát giúp đỡ trẻ khi cần.
-       Giáo dục cháu tiết kiệm nước.
-       Nhận xét tuyên dương

-       Chơi cùng cô
-       Thấy mát và khỏe
-       Trẻ trả lời
-       Trả lời
-       ….
-       Chú ý




-       Dạ







-       Có hình dạng không bằng nhau

-       Được,lường,đong,cân
-       Ca,chén,ly,muỗng..
-       Dạ được
-       Trẻ chú ý và đặt chữ số tương ướng.
-       Ba chai có dung tích bằng nhau




-       Hình dáng khác nhau
-       Cá nhân thực hiện




-       Trẻ kết luận



-       Trẻ đặt chử số tương ướng

-       Trẻ nhận xét






-       Trẻ thực hiện






-       Cắm hoa
Hoạt động ngoài trời:
-       Nội dung tổ chức:
-       Quan sát đàm thoại chủ điểm “sự cần thiết của nước”
I .Mục Đích Yêu Cầu:
-       Cháu biết so sánh  dung tích 3 đối tượng bằng các cách khác nhau
II. Chuẩn Bị:
-       Tranh sử dụng nước
III. Tổ Chức Hoạt Động:

Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Hoạt động 1( 10 phút)
-       Quan sát Tranh chủ điểm các nguồn nước
Đàm thoại về chủ điểm “sự cần thiết của nước”
Hoạt động 2 (5 phút)
-       Củng cố: PTNT : “Đo dung tích, so sánh và diễn đạt kết quả đo”
Hoạt động 3 ( 15 phút)
-       Cung cấp kiến thức: PTTCXH : “Nào chúng ta cùng tiết kiệm nước”
-       Cô đàm thoại cùng trẻ.
Hoạt động 4 ( 30 phút)
-       Trò chơi: “cá sấu lên bờ”
-       Hướng dẫn lớp chơi
-       Cho lớp chơi.


-       Trẻ đàm thoại cùng cô


-       Trẻ nhắc lại



-       Đàm thoại cùng cô



-       Lớp chơi
Để tải trọn bộ giáo án mầm non file word các bạn vui lòng kích vào đây:

Chủ bút: Giáo Án Mầm Non

Giáo án mầm non cung cấp giáo án nhà trẻ, giáo án lớp 3 tuổi, lớp 4 tuổi, lớp 5 tuổi cho các bạn giáo viên mầm non và sinh viên nghành sư phạm mầm non hoàn toàn miễn phí.

Có thể bạn sẽ thích

Loading...
Tất cả bài viết trên trang Em Là Cô Giáo Mầm Non được Luật Bảo Vệ Quyền Tác Giả (DMCA) bảo vệ. Các bạn copy bài viết đăng lên website khác vui lòng ghi rõ nguồn Em Là Cô Giáo mầm non. Thân! DMCA.com Protection Status