Đề tài Động vật sống trong rừng Nặn con thỏ

Lĩnh vực : phát triển nhận thức Hoạt động: MTXQ Đề tài : Động vật sống trong rừng + Nặn con thỏ I/ YÊU CẦU: - Trẻ biết tên gọi,...

Lĩnh vực : phát triển nhận thức
Hoạt động: MTXQ
Đề tài : Động vật sống trong rừng
+ Nặn con thỏ

I/ YÊU CẦU:
- Trẻ biết tên gọi, một số đặc điểm của các con vật sống trong rừng
- So sánh được sự giống nhau và khác nhau
-  Biết phân biệt được các con vật thuộc nhóm hiền – dữ
II/ CHUẨN BỊ
     -  Tranh ảnh một số con vật sống trong rừng
     -  Lô tô các con vật sống trong rừng
     -  Tích hợp LQVH: Câu đố về các con vật
                         Âm nhạc: “Ta đi vào rừng xanh”


III/ TIẾN HÀNH
Hoạt động cô
Hoạt động trẻ
* HOẠT ĐỘNG 1: Tập trung chú ý của trẻ
-Cho trẻ hát bài “Ta đi vào rừng xanh”
-Các con vừa hát bài hát nói về con gì?
-Nai và Voi là những con vật sống ở đâu?
-Ngoài ra còn có các con vật nào sống trong rừng nữa?
-Các con vật đó có gì đặc biệt? Thức ăn của chúng là gì? Bây giờ cô và các con cùng tìm hiểu về các con vật sống trong rừng nhé!
* HOẠT ĐỘNG 2: Trò chuyện về một số con vật sống trong rừng
“Lông vằn lông vện mắt xanh
Dáng đi uyển chuyển nhe nanh tìm mồi
Thỏ nai gặp phải hỡi ơi
Muôn thú khiếp sợ tên ngôi chúa rừng”
Đố là con gì?
-Các con xem cô có tranh gì đây?
   +Con thấy con hổ có những bộ phận gì?
   +Ở đầu con hổ có gì?
   + Mình hổ có gì?
   +Lông hổ thế nào?
   +Con hổ thích ăn gì?
   +Hổ đẻ ra gì? Và nuôi con thế nào?
          Con hổ khi đói nó sẽ đi săn mồi, những con thú yếu hơn sẽ bị nó ăn thịt, nó đẻ ra con và nuôi con bằng sữa. Khi đi xem sở thú các con nhớ đừng chọc phá nó rất nguy hiểm, hổ được xếp vào nhóm “thú dữ”
-Nhìn xem cô có tranh gì đây?
   +Sư tử có những bộ phận nào?
   +Đầu sư tử có gì?
   +Sư tử đi bằng mấy chân?
   +Sư tử thích ăn gì?
   +Nó đẻ ra gì? Và nuôi con thế nào?
           Sư tử chuyên săn bắt những con thú yếu hơn nó để ăn, nó đẻ ra con và nuôi con bằng sữa, sư tử được xếp vào nhóm thú dữ. Khi đi xem sở thú các con nhớ cẩn thận đừng đến chọc phá nó nhe!
-Ngoài hổ, sư tử còn có các con vật nào được xếp vào nhóm thú dữ nữa?
-Ngoài ra còn có linh cẩu, chó sói, cáo cũng được xếp vào nhóm “thú dữ”
Voi vỏi vòi voi
Cái vòi đi trước
Hai chân trước đi trước
Hai chân sau đi sau
Còn cái đuôi đi sau chót
-Con gì vậy các con?
   +Voi có những bộ phận nào?
   +Đầu voi có gì?
   +Nó đi bằng mấy chân?
   +Cái vòi để làm gì?
   +Thức ăn của voi là gì?
   +Voi đẻ ra gì? Nuôi con thế nào?
            Voi rất có ích cho các người dân ở miền núi kéo gỗ, chở người và chở hàng hóa nữa. Vì vậy, voi được xếp vào nhóm “thú hiền”
“Con gì trông giống như người
Bốn chân cầm nắm như mười ngón tay”
Đố các con là con gì?
-Các con xem cô có tranh gì đây?
   +Con khỉ có những bộ phận nào?
   +Khỉ ăn gì để sống?
   +Khỉ đẻ ra gì? Và nuôi con thế nào?
   +Cô đố các con khỉ là con vật dữ hay hiền? vì sao?
   Con khỉ ăn trái cây, đẻ con nuôi con bằng sữa mẹ gần gũi với con người nên được xếp vào nhóm “thú hiền”
-Cô có tranh con gì đây?
   +Ngựa có những bộ phận nào?
   +Ngựa ăn gì để sống?
   +Ngựa đẻ ra gì? Và nuôi con thế nào?
   +Vậy ngựa là thú hiền hay dữ? vì sao?
              Ngựa giúp con người: kéo xe chở người, chở hàng và xiếc rất đẹp, các con có thể gần gũi với chúng
-Ngoài ra còn có các con vật nào thuộc nhóm “thú hiền”  nữa?
  * So sánh:
*Sư tử - khỉ
-Giống: đều là động vật sống trong rừng, đẻ con nuôi con bằng sữa.
-Khác: +Sư tử ăn thịt sống, là loại thú dữ
            +Khỉ ăn trái cây, là loại thú hiền
* HOẠT ĐỘNG 3: Trò chơi “Con gì biến mất”
-Để thư giãn sau giờ học mệt mỏi, cô sẽ cho các con chơi trò chơi “Con gì biến mất”. Bạn nào còn nhớ cách chơi nhắc lại cho và các bạn cùng nghe nào!
-Cô bổ sung cách chơi cho trẻ: Cô có các con vật, cho trẻ nhắm mắt cô cất 1 con vật, trẻ mở mắt và đoán xem con vật nào biến mất.
-Trẻ chơi vài lần cô nhận xét trẻ.
Kết hợp: Nặn con thỏ.
- Trẻquan sát cô nặn và cô hướng dẩn trẻ nặn.
- Trẻ nặn xong nhận xét sản phẩm.
*Giáo dục: Cô vừa cho các con tìm hiểu về các con vật sống trong rừng, chúng phải tự kiếm ăn để sống nên rất cần chúng ta bảo vệ. Vì thế khi đi chơi sở thú các con đừng ném đá chọc phá chúng nhe!

-         Lớp hát
-         Trả lời







Lớp lắng nghe trả lời











-         Trẻ lắng nghe



-         Trẻ quan sát trả lời




-         Trẻ chú ý








-         Trẻ lắng nghe




-         Trẻ trả lời






-         Trẻ lắng nghe


-         Trẻ lắng nghe trả lời


-         Trẻ quan sát trả lời




-         Trẻ lắng nghe

-         Trẻ quan sát trả lời




-         Trẻ lắng nghe





-         Trẻ so sánh




-         Trẻ tham gia chơi






-         Lớp lắng nghe
* Hoạt động chiều:
- Ôn Lại bài học của buổi sáng.
* Nhận xét đánh giá nội dung đánh giá cuối ngày:
Để tải trọn bộ giáo án mầm non file word các bạn vui lòng kích vào đây:

Chủ bút: Giáo Án Mầm Non

Giáo án mầm non cung cấp giáo án nhà trẻ, giáo án lớp 3 tuổi, lớp 4 tuổi, lớp 5 tuổi cho các bạn giáo viên mầm non và sinh viên nghành sư phạm mầm non hoàn toàn miễn phí.

Có thể bạn sẽ thích

Loading...
Tất cả bài viết trên trang Em Là Cô Giáo Mầm Non được Luật Bảo Vệ Quyền Tác Giả (DMCA) bảo vệ. Các bạn copy bài viết đăng lên website khác vui lòng ghi rõ nguồn Em Là Cô Giáo mầm non. Thân! DMCA.com Protection Status