Đề tài Nhu Cầu Gia Đình

Lĩnh Vực : Phát Triển Nhận Thức: Đề tài : “ Nhu Cầu Gia Đình”  I . MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :  - Kiến thức : - Trẻ biết nói đúng tên, củ...

Lĩnh Vực : Phát Triển Nhận Thức:
Đề tài : “ Nhu Cầu Gia Đình”

 I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
 - Kiến thức:
- Trẻ biết nói đúng tên, của một số đồ dùng trong gia đình
- Trẻ biết phân biệt được đặc điểm giống và khác nhau rõ nét giữa 2 đồ dùng.
  - Kỷ năng:
- Nghe hiểu và  trả lời đầy đủ, trọn vẹn câu hỏi của cô..
- Kỹ năng so sánh
  - Thái độ:
-        Giáo dục cháu biết cách sử dụng và bảo quản các đồ dùng trong gia đình.
-       Cháu không quăng ném đồ dùng, sử dụng xong cất đúng nơi qui định.
-       Biết cách rửa sạch các đồ dùng khi sử dụng xong.
II/ CHUẨN BỊ:
-       Đồ dùng của cô:
  + Nhóm đồ dùng để đựng thức ăn bằng các chất liệu khác nhau : chén,dĩa,muỗng, đũa, tô. (vật thật)
  + Nhóm đồ dùng để đựng nước uống các chất liệu khác nhau: ca , ly, tách. (vật thật)
   + Nhóm đồ dùng để giải trí : ti vi,máy háy, điện thoại,máy tính ( tranh)
   - Đồ dùng gia đình cho trò chơi.
-       Vòng thể dục.
-       Đồ dùng của trẻ:
-       Đất nặn,bút màu,tranh rỗng,kéo, hồ, bảng kê.
-       Đồ chơi gia đình ( khăn trải bàn, bình hoa, chén ,dĩa,ly, ca,ghế,bàn..
-       Lớp học thoáng mát sạch sẽ.
-       Trang trí lớp theo chủ đề.



III/ NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
Hoạt động 1 : Ổn định và giới thiệu (5 phút)
-       Lớp đọc đồng dao “ đi cầu đi quán”
-       Bài đồng dao nhắc đến những đồ dùng nào?
-       À cái xoong còn gọi là cái nồi nữa đấy các con, thế tất cả các đồ dùng con vừa kể gọi là đồ dùng gì?
-       Ngoài ra con còn biết dồ dùng gì nữa?
-       Các bạn ơi xung quanh chúng ta có rất nhiều đồ dùng được sử dụng trong gia đình và mỗi đồ dùng có lợi ích và tên gọi khác nhau. Vậy để hiểu rõ hơn về các đồ dùng trong gia đình, hôm nay cô cháu ta cùng nhau tìm hiểu “một số đồ dùng trong gia đình” nhé!


-       Vòng tròn

-       Cái xoong, cái kẹp, cái lược…

-       Đồ dùng trong gia đình
-       Trẻ kể


Hoạt động 2 Quan sát và đàm thoại (15 phút)
-       Cô cho cháu hát về nhóm xem tranh ảnh của về đồ dùng sinh hoạt trong gia đình.
-       Cô nói lại đây với cô và trẻ tập trung lại gần cô.
-       Đồ dùng dùng để đựng thức ăn :
-       Đồ dùng nào dùng để đựng thức ăn?
-       Con xem chén này làm bằng gì?
-       Ngoài chén ra còn có cái nào được làm bằng sành?
-       Những đồ dùng bằng sành thì thế nào? Khi sử dụng chúng ta phải làm sao?
-       Ngoài đồ dùng bằng sành như tô,dĩa dễ bể còn có đồ dùng để đựng thức ăn bằng vật liệu như thủy tinh cũng rất dễ bể nữa đó các bạn.
-       Cô đọc câu đố “ đôi đũa”
-       Đũa làm bằng gì?
-       Đôi đũa dùng để làm gì?
-       Khi cầm đũa ăn con thế nào?
-       Cô giáo dục an toàn cho trẻ không được chơi đũa,cầm đũa đi chạy…..
-       Còn khi múc cơm ăn ta dùng gì?
-       Cái muỗng này được làm bằng gì?
-       Bằng tay nào? Khi ăn con thế nào?
-       Giáo dục trẻ tự ăn,ăn hết phần ăn.
-       Cô đọc câu đố về cái nồi:
-       Cái nồi được làm bằng chất liệu gì?
-       Cái nồi dùng để làm gì?
-       Khi mẹ đang nấu thức ăn còn nóng thì ta thế nào?
-       Cô giáo phòng trách bỏng cho trẻ.
Đồ dùng dùng để đựng thức uống:
-        Đồ dùng nào dùng để đựng thức uống?
-       Cái ly này được làm bằng gì?
-       Còn cái ca này được làm bằng gì?
-       Còn cái tách được làm bằng chất liệu gì?
-       Khi sử dụng chúng ta thế nào?
-       Đồ dùng dùng để giải trí
-       Đồ dùng nào có sử dụng điện giúp ta giải trí ? (Cô gắn tranh ti vi,máy háy, điện thoại, máy tính )
-       Khi sử dụng những đồ dùng bằng điện ta thế nào ?
-       Khi xem ti vi,máy vi tính bạn ngồi thế nào ?
-       Cô giáo dục trẻ khi sử dụng điện, khi ngồi xem tivi máy tính….
-       Ngoài ra nhà con còn những đồ dùng nào nữa hãy kể cho cô nghe nào? Cô gợi ý hỏi trẻ về công dụng, chất liệu của các đồ dùng trẻ vừa kể.
-       Con dùng gì để mặc, mang?
-       Đồ dùng để mặc được làm bằng gì?
-       Trong gia đình còn một số đồ dùng để vệ sinh con biết như thế nào?
-       Các con ạ! Gia đình nào cũng cần có những đồ dùng để sinh hoạt, vậy nãy giờ ta tìm hiểu được những đồ dùng nào?
-       Đồ dùng nào làm bằng sành?
-       Đồ dùng nào được làm bằng nhựa (mủ)?
-       Đồ dùng nào làm bằng gỗ?
-       Đồ dùng nào làm bằng nhôm?
-       Đồ dùng nào có sử dụng điện?
-       Các con biết không ở mỗi gia đình đều khác nhau, có gia đình ít con, có gia đình đông con, đồ dùng trong gia đình phải đủ cho các thành viên sử dụng.
-       Thế gia đình nào cần ít đồ dùng hơn?
-       Gia đình nào cần nhiều đồ dùng hơn?
-       Vậy ở gia đình đông con thì cha mẹ phải cực khổ vất vả hơn gia đình ít con, các con thích gia đình nào?
-       Các con biết không, những đồ dùng trong gia đình đều do cha mẹ đi làm mới có tiền mua sắm, vì thế khi sử dụng đến những đồ dùng đó các con phải thế nào?


-       Cháu hát về nhóm xem tranh ảnh

-       Cháu thực hiện

-       Trẻ kể: chén, dĩa, tô...
-       Bằng sành.
-       Tô, dĩa.

-       Dễ bể.
-       Cẩn thận




-       Đôi đũa.
-       Bằng tre.
-       Gắp thức ăn.


-       Muỗng.
-       Inox.
-       Trẻ lời
-       Chú ý
-       Cái nồi
-       Bằng inox,bằng sành.
-       Trẻ trả lời
-       Không được chơi giỡn gần nồi nóng……
-       Chú ý

-       Ly, ca, tách,bình thủy…
-       Thủy tinh
-       Nhựa (mủ), pê ca
-       Bằng sành.
-       Trả lời

-       Trẻ kể 










-       Quần áo, giày dép, nón.
-       Vải.

-       Cây chổi, cây lau nhà.

-       Đồ dùng để đựng thức ăn, để đựng nước uống uống, để mặc, để vệ sinh.
-       Trẻ suy nghĩ kể.
-       Trẻ suy nghĩ kể.
-       Trẻ suy nghĩ kể.
-       Trẻ suy nghĩ kể.
-       Quạt máy, bàn ủi, tủ lạnh...

-       Gia đình ít con.
-       Gia đình đông con.

-       Thích gia đình ít con.


-       Trẻ nói.
Hoạt động 3 trò chơi (10 phút)
-       Trò chơi “ Thi xem ai nhanh”
-       Cách chơi : cô cần hai đội mỗi đội 5 bạn, trong thời gian một bài hát dội nào tìm đúng đồ dùng theo yêu cầu cô là thắng
-       Mỗi lượt một bạn.



-       Lớp tiến hành chơi.
-       Nhận xét so sánh kết quả
Hoạt động 4 (5 phút)
-       Để có được những dồ dùng trong sinh hoạt hằng ngày cha mẹ đã phải rất vất vả là việc vì thế khi sử dụng xong các con phải cất xếp gon gàng, đúng chỗ để sử dụng chúng được lâu bền nhé.
-       Nhận xét- cắm hoa





-       Dạ
-       Cắm hoa
Hoạt động ngoài trời
Nội dung tổ chức
-   Cho trẻ dạo chơi sân trường
-   Đàm thoại  chủ điểm đồ dùng trong gia đình
I.Mục đích yêu cầu:
-       Trẻ khám phá trong cuộc sống hàng ngày về những sự vật xung quanh trẻ ở trong môi trường nước có thể nổi hoặc chìm là do trọng lượng riêng, tính chất, hình dạng của chúng khác nhau.
II.Chuẩn Bị:
-       Lớp sạch sẽ thoáng mát.
-       Trang trí lớp theo chủ đề.
III.Cách tiến hành

Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Ø Hoạt động 1 : 10 phút
Quan sát: tranh đồ dùng trong gia đình
Ø Hoạt động 2: 5 phút
-       Củng cố PTTCXH “ nhu cầu gia đình”
Ø Hoạt động 3: 10 phút
-       Cung cấp kiến thức: PTNT: khám phá thí nghiệm “Vật chìm vật nổi”
-       Quan sát đàm thoại
-       Hướng dẫn trẻ
Ø Hoạt động 4:  (30 phút)
-       Trò chơi: “đi cầu đi quán”
-       Cô hướng dẫn cách chơi và luật chơi.
-       Cho lớp chơi.

-       Quan sát và đàm thoại

-       Trẻ nhắc lại



-       Trẻ quan sát và đàm thoại cùng cô.
-       Chú ý

-       Trẻ chơi tự do
Để tải trọn bộ giáo án mầm non file word các bạn vui lòng kích vào đây:

Chủ bút: Giáo Án Mầm Non

Giáo án mầm non cung cấp giáo án nhà trẻ, giáo án lớp 3 tuổi, lớp 4 tuổi, lớp 5 tuổi cho các bạn giáo viên mầm non và sinh viên nghành sư phạm mầm non hoàn toàn miễn phí.

Có thể bạn sẽ thích

Loading...
Tất cả bài viết trên trang Em Là Cô Giáo Mầm Non được Luật Bảo Vệ Quyền Tác Giả (DMCA) bảo vệ. Các bạn copy bài viết đăng lên website khác vui lòng ghi rõ nguồn Em Là Cô Giáo mầm non. Thân! DMCA.com Protection Status