Hoạt
động: văn học
Đề
tài “ Tay ngoan”
1. Mục đích, yêu
cầu
KT:- Trẻ nhận biết được một số công dụng của đôi tay
- Trẻ nhớ tên bài thơ,
đọc thuộc và hiểu nội dung bài thơ
KN: Đọc diễn cảm bài
thơ
- Trẻ trả lời câu hỏi rõ
ràng, đủ ý, đủ câu
- Phát triển tư duy, ngôn
ngữ, trí nhớ có chủ định và khẳ năng thẩm mỹ
TĐ: Trẻ tích cực tham
gia hoạt động
- Trẻ hứng thú với bài
thơ
- Giáo dục trẻ có ý thức
giữ gìn đôi bàn tay luôn sạch đẹp
2. Chuẩn bị
Chuẩn bị cho cô:
- Rối
hình bàn tay, mô hình ngôi nhà
- Bài
giảng bằng powerpoint
- Máy
tính, máy projection.
3. Tiến hành hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
|
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
|
HĐ1:
Ổn định, gợi cảm xúc
- Hôm nay lớp của chúng ta có một vị khách
đặc biệt đến thăm. Các con hãy chú ý xem vị khách đó là ai nhé!
( Xuất hiện 1 hình bàn tay)
- “
Tay thò tay thụt – Tay thụt tay thò”. A! Xin chào tất cả các bạn. Mình là
bàn tay, được biết lớp lá 3 rất ngoan và học giỏi nên mình đến đây để thăm và
mang một món quà nhỏ tặng cho các bạn đấy. Các bạn có thích không nào? Các bạn
biết không mình có thể làm được rất nhiều việc đấy, đố các bạn bàn tay có thể
làm được những công việc gì nào? (dung để cằm, nắm, múa, …)
Các bạn thấy mình có giỏi không? Thấy mình
giỏi như vậy nên cô Vũ Thị Như Chơn đã làm một bài thơ viết về mình,
và đó cũng chính là món quà mà bàn tay muốn tặng tất cả các bạn.
- Xin cảm ơn bàn tay nhé! Món quà của bàn
tay chính là bài thơ Tay ngoan do cô Vũ Thị Như Chơn sáng tác đấy các con ạ!
Bây giờ các con hãy lắng nghe cô đọc bài thơ nhé!
HĐ
2: Đọc diễn cảm bài thơ
- Lần
1: Cô đọc diễn cảm bài thơ (Bài thơ “ Tay ngoan” nói về công dụng của đôi
bàn tay của chúng ta đấy, và đôi bàn tay ấy làm được rất nhiểu việc, như dùng
để múa, dùng để chào đón mọi người, dùng để chơi trò chơi cùng bạn, dùng để
đánh răng mọi buổi sáng, dùng để xếp hình, viết bài, làm toán, trong bài thơ
còn nhắc nhở chúng ta phải biết chăm lo rửa sạch đôi bàn tay nữa)
- Cô đọc lần 2 xem tranh minh họa bài
thơ và giải thích từ khó.
+ Xòe hoa: Là 2 bàn tay múa xòe ra đẹp
như hoa.
+ Vòng đón: Là tay chào đón khi khách
đến nhà.
HĐ3: Dạy trẻ đọc thơ.
- Cô tiến hành dạy trẻ đọc thơ, theo
cả lớp, theo tổ, theo nhóm Hoặc vài cá nhân đọc lại.
Đàm thoại: Trò chơi
“Vòng quay bí mật”
- Cô cho trẻ lên clit chuột vòng quay,
vòng quay ngừng ngay màu nào thì trả lời theo câu hỏi đó.
+
Các con vừa đọc xong bài thơ có tên là gì? Do ai sáng tác?
+ Vậy đôi tay các con múa xòe ra như
gì?
+ Khi có khách đến nhà thì đôi tay đã
làm gì? (Các con biết không khi khách đến nhà thì các con phải vòng tay lại
chào hỏi để cháo đón khách đến chơi, hoặc khi cô, có chú, các bác đến thăm
lớp mình thì các con cũng vòng tay lại chào hỏi.)
+ Vào mỗi buổi sáng thức dậy, đôi tay
giúp chúng ta làm gì?
- Các con ạ! Đôi tay làm được rất nhiều việc
phải không, nó không chỉ giúp chúng ta làm những công việc hằng ngày mà còn
biết tự chăm lo cho mình nữa đấy.
- Đôi tay của chúng ta thật đẹp phải không,
vậy thì đôi tay ấy có mấy ngón? Cô mời các con hãy hướng lên và cùng đếm với
cô nào!
- Để đôi tay luôn sạch đẹp, chúng ta phải
làm gì?
Giáo
dục:
Để đôi tay luôn sạch đẹp thì các con nhớ phải rửa tay hằng ngày, không chơi
bẩn, sử dụng cẩn thận đồ dùng sắc nhọn, cắt móng tay thường xuyên, rửa tay
trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh bằng xà phòng để tay luôn được thơm tho,
các con đã nhớ chưa nào.
*
Trò chơi “Tay làm gì?”
- Cô trẻ
cùng đọc thơ tay làm gì và cùng làm động tác theo lời của bài thơ.
- Cô tổ chức
cho trẻ chơi vài lần.
- Trẻ chơi
xong cô nhận xét lớp .
|
- Trẻ ngồi thành một nhóm ở giữa lớp và lắng
nghe.
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ trả lời
- Bài thơ “tay ngoan, tác giả Vũ Thị
Như Chơn
- Múa xòe như hoa.
- Đôi tay chào đón khách.
- Tay đánh răng.
- Trẻ cùng đếm với cô.
- Thường xuyên rửa tay…
- Trẻ thực hiện theo yêu cầu của cô
|
4.
Hoạt động chiều:
Hoạt động chiều:
Hoạt
động: CC
Đề
tài: "Vẽ chữ cái a, ă, â"
Trò chơi“Nhình
tranh đoán chữ”
1. Mục đích yêu cầu:
KT: Trẻ nhận biết phát âm đúng
các chữ cái a, ă, â
-
Tô được chữ a, ă, âkhông bị lem ra ngoài.
-
Biết so sánh cấu tạo giữa các chữ cái a,
ă, â.
KN: Biết nhận ra các chữ cái a,
ă, âtrong các từ có nội dung về bản
thân.
GD: Trẻ tích cực tham gia hoạt
động, cótínhtập thể, tham gia
chơi đúng luật.
2. Chuẩn bị
-
Các hình ảnh nội dung về bản than cho trẻ quan sát
-
Hình ảnh trẻ bé rửa mặt-rửa tay, đôi giầy dưới có từ, các thẻ chữ cái ghép bé
rửa mặt-rửa tay, đôi giầy.
-
Tranh ảnh về bản than, các ô số cài trên máy phục vụ
trò chơi.
-
Mỗi trẻ có các thẻ chữ cái rời a,
ă, â
-
Các bài hát: “năm ngón tay ngoan, múa cho mẹ xem…”.
3.
Tổ chức hoạt động:
Hoạt động cô
|
Hoạt động trẻ
|
* Hoạt động 1:
- Cho trẻ chơi trò chơi: “ tay làm gì”
- Trò chuyện với trẻ bản than. Một số giác quan trên
cơ thể trẻ.
* Hoạt động 2:
- Hát bài “Múa cho mẹ xem”
- Cho trẻ vào máy xem các hình ảnh về bản than.
- Trẻ xem xong cô hỏi trẻ con vừa xem những hình ảnh
gì? Cô và trẻ cùng đàm thoại
- Giới thiệu hình ảnh trẻ đang rửa mặt-rửa tay.
- Cho trẻ đồng thanh từ bé rửa mặt-rửa tay
-Trẻ lên tìm
2 chữ giống nhau chữ a, cô giới thiệu chữ o cho trẻ làm quen
- Tập trẻ phát âm chữ a, lớp, tổ, cá nhân phát âm 2,3 lần
- Phân tích cấu tạo chữ aà nét cong tròn khép kín
- Cho trẻ làm quen các kiểu chữ ain hoa, viết hoa, in thường, viết thường.
- Cô giới thiệu tranh rửa mặt, cho trẻ đồng thanh từ
bé rửa mặt.
- Cô giới thiệu chữ mới chữ ă
-Tập trẻ phát âm chữ ă
- Cho trẻ làm quen với kiểu chữ ă in hoa, viết hoa, in thường, viết thường
- Cho trẻ so
sánh cấu tạo của chữ a ă giống nhau và khác nhau.
- Cô giới thiệu tranh đôi giầy, cho trẻ đồng thanh
từ đôi giầy. Tìm âm â.
- Giới thiệu các kiểu chữ viết hoa, viết thường, in
hoa, in thường
- So sánh cấu tạo của chữ ă, â
* Hoạt động 3:
-Trò Chơi 1: Nhìn tranh đoán chữ - Cách chơi: Cô giới thiệu 1 bức tranh về chủ đề tường mầm non, trẻ đoán xem từ dưới tranh có chứa chữ cái o,ô hoặc ơ, tìm thẻ chữ đưa lên - Trò chơi 2: Trẻ chia 2 đội chơi, mỗi đội chơi cử một bạn lên kích vào ô số hiện lên bức tranh dưới có từ còn thiếu chữ cái, a, ă, âHai đội hội ý và có tín Hiệu lên điền chữ cái còn thiếu vào đúng từ.
* Trẻ quan sát tranh tô chữ rỗng a, ă, âTrẻ nhận xét và trẻ thực hiện vẽ
chữ cái.
- Trẻ tô xong nhận xét sản phẩm.
- Nhận xét tiết học.
|
- Trẻ cùng tham gia chơi.
- Trẻ đàm thoại cùng cô
- Trẻ hát cùng cô
- Quan sát hình, đàm thoại cùng cô
- Lớp đồng thanh
- Trẻ tìm chữ a
- Trẻ phát âm chữ a
- Trẻ nhắc lại cấu tạo chữ a
- Trẻ đồng thanh các kiểu chữ
- Trẻ đồng thanh từ.
- Lớp tổ cá nhân phát âm chữ ă
- Trẻ so sánh cấu tạo chữ o và chữ ă
- Lớp tổ cá nhân phát am
- Trẻ đồng thanh các kiểu chữ
- Trẻ tham gia trò chơi
- Trẻ tự chia đội chơi và tham gia trò chơi
- Trẻ hát cùng cô đi ra ngoài
|
5. Vệ sinh – Nêu gương – Trả trẻ:
- Vệ sinh: Cháu tự rửa mặt, rửa
tay.
- Nêu gương: Cháu thực hiện tiêu
chuẩn nêu gương.
- Trả trẻ: Trả trẻ tận tay phụ
huynh.
* Nhận xét đánh giá nội dung đánh
giá cuối ngày:
Để tải trọn bộ giáo án mầm non file word các bạn vui lòng kích vào đây: