Lĩnh vực : Phát Triển Ngôn Ngữ
Đề
Tài : Thơ “ Hạt Gạo Làng Ta”
I Mục đích yêu cầu:
1.Kiến thức:
-
Trẻ nắm được
nội dung bài thơ : Bài thơ ca ngợi vẻ đẹp của miền quê Việt Nam, vẻ đẹp
của những dòng sông ,của hồ sen, của lời ru của mẹ .
-
Bài thơ nói lên nỗi vất vả của người nông dân đẻ làm
nên những cánh đồng lúa chín vàng họ đã phải đương đầu vơi những cơn bão,với
những trận mưa rào,với những cái nắng nóng để làm nên đồng lúa,để tạo ra những
hạt thóc gạt gạo.
-
Đó là những nét đẹp của nông thôn Việt Nam.
2 .Kỹ năng:
-
Cháu phát âm các
từ khó, đọc thơ diễn cảm
-
Biết ngắt giọng,
phát triển ngôn ngữ cho trẻ
3 .Thái độ:
-
Trẻ biết yêu quê hương và biết quí trọng người lao
động
- Trẻ biết quí trọng
hạt gạo , không làm rơi vãi khi ăn
II Chuẩn bị
-
Cô thuộc thơ, đọc
thơ diễn cảm.
-
Tranh theo nội
dung bài thơ.
-
Lớp học sạch
thoáng mát.
III Cách tiến hành
Hoạt động của cô
|
Hoạt động của trẻ
|
Hoạt
động 1:( 5 phút):
- Hát “tía má em”
- Con vừa hát bài hát nói đến ai?
- Tía má bạn đi đâu?
- Con biết gì về bác nông dân?
- Sản phẩm của bác là gì?
- Để có được sản phẩm cho mọi người bác nông dân phải
như thế nào?
- Cô tóm ý giáo dục trẻ.
- Đó cũng là những hình ảnh làm cho chúng ta liện
tưởng đến nội dung bài thơ “hạt gạo làng ta” của chú Trần Đăng Khoa sáng tác
phải không các con.
Hoạt
động 2 ( 20 phút)
- Cô đọc lần 1:diễn cảm + xem tranh
- Tóm ý nội dung bài thơ
- Cô đọc lần 2 + giảng từ khó
- Kinh Thầy : tên của con sông lớn
- Bão tháng 7 : tháng 7 hay có bão
- Mưa tháng 3 : tháng ba là mùa mưa.
- Nắng tháng 6 : tháng 6 trời rất nắng.
- Đàm thoại:
- Cô vừa đọc cho chúng mình nghe bài thơ gì ?
- Do ai sáng tác ?
- Khi nghe đọc bài thơ các con thấy quê tác giả có
những gì ?
- Tại sao các con biết ?
- Đoạn thơ nào nói lên điều đó?
- Đúng vậy trong hạt gạo đã chứa đựng vị phù sa,hương
sen thơm,lời mẹ hát.
- Vị phù sa ,hương sen thơm và cả lời ru ngọt ngào của
mẹ nữa,đây đều là những hình ảnh đặc trưng rất quen thuộc của miền quê Việt
-
Để làm ra hạt lúa phải trải qua thời tiết khắc
nghiệt thế nào ?
- Các con có biết không hàng năm cứ vào khoảng tháng
bảy là nước lũ lại tràn về làm ngập những cánh đồng lúa chín .Và những người
nông dân lại phải đương đầu với nước lũ để cứu lấycánh đồng lúa,cứu lấy hạt
gạo.đến tháng 3 thì có mưa nhiều rồi tháng 6 trời nắng như đổ lửa.
-
Đoạn thơ nào nói lên sự vất vả của người nông dân?
-
Qua câu thơ này tác giả muốn diễn tả cái nóng của
mùa hè.Cái nóng làm cho mồ hôi của mẹ rơi, làm cho những chú cá cờ bị chết,và
những chú cua cũng không chịu nổi mà phải bò lên trên bờ .Thế mà mẹ vẫn xuống
ruộng cấy đó sự chịu thương chịu khó
của người nông dân,dù có bão có mưa có nóng thì những cánh đồng lúa chín vẫn
mọc lên vẫn đơm hoa kết quả,tạo nên vẻ đẹp của làng quê Việt Nam.
- Quê hương vẫn là nơi đẹp nhất đáng để cho chúng ta
yêu,ta nhớ mỗi khi đi xa đúng không nào?
-
Cô cho trẻ đọc thơ.
-
Cho lớp đọc lại.
-
Nhận xét – cắm hoa
|
-
-
Trẻ trả lời
-
Chú ý
- Bài thơ Hạt gạo làng ta
- Của tác giả Trần Đăng Khoa.
- Có vị phù sa,có hương sen thơm,có lời mẹ hát.
- Trẻ trả lời
bằng lời bài thơ
“Hạt gạo làng
ta
Có
vị phù sa
Của sông Kinh Thầy
Có hương sen thơm
Trong
hồ nước đầy
Có
lời mẹ Hát
Ngọt
bùi hôm nay”
-
Có bão tháng bảy
- Có mưa tháng ba
- Trưa tháng 6”
-
“Giọt mồ hôi sa
Những trưa tháng sáu
Nước như ai nấu
Chết cả cá cờ
Cua ngôi lên bờ
Mẹ em xuống cấy”
- Cả lớp đọc 1-2 lần
- Mỗi tổ đọc 1 lần.
- Nhóm trẻ đọc .
- Cá nhân trẻ đọc
-
Cả lớp đọc lại 1 lần nữa.
|
Hoạt động ngoài trời
Nội dung tổ chức
-
Cho
trẻ dạo chơi sân trường
-
Đàm
thoại chủ điểm “nghề nông”
I.Mục đích yêu cầu:
-
Trẻ biết tập thể dục cùng cô
-
Hứng thú khi tham gia tiết học.
II.Chuẩn Bị:
-
Lớp học sạch
thoáng mát.
-
Tranh chú bộ đội
III:
Cách tiến hành
Hoạt động của cô
|
Hoạt động của trẻ
|
Ø Hoạt động
1 :(10phút )
Quan sát: tranh chú bộ đội
Ø Hoạt động
2: (5 phút )
- Củng cố thứcPTNN “thơ hạt gạo làng ta”
Ø Hoạt động
3: (10 phút )
- Cung cấp kiến thức PTTC “trườn sấp kết hợp trèo qua ghế thể dục”
- Cô hướng dẫn
Hoạt
động 4: (30 phút)
- Trò chơi: “gáng
gáng gồng gồng”
- Cô hướng dẫn cách chơi và luật chơi cho trẻ.
|
- Quan sát và đàm thoại
- Trẻ nhắc lại.
- Trẻ thực hiện
- Trẻ chơi tự do
|