Lĩnh vực phát triển nhận
thức : NBTN
Đề tài : Tìm hiểu đồ dùng để
ăn Bát Thìa Đũa
I.MỤC ĐÍCH,YÊU CẦU
1.Kiến thức
- Trẻ biết và gọi
tên được các đồ dùng để ăn cơm như : Bát,thìa,đĩa..
- Trẻ nhận biết
được màu sắc của các đồ dùng đó.
2.Kĩ năng
- Rèn khả năng
quan sát cho trẻ.
- Trả lời câu hỏi
rõ ràng,đủ câu.
3.Thái độ
- Trẻ hứng thú
tham gia các hoạt động.
-Biết giữ gìn các
đồ dùng đồ chơi.
II.CHUẨN BỊ
* Đồ dùng của cô
|
* Đồ dùng của trẻ
|
- Bát,thìa,đĩa
có màu xanh đỏ.
|
- Bát,thìa,đĩa
|
III.TIẾN TRÌNH
HOẠT ĐỘNG
* Hoạt động của cô
|
* Hoạt động của trẻ
|
1.Ổn định ( 1-2
phút)
- Cô cho trẻ
xem video về cảnh cô đang sắp bát đĩa chuẩn bị cho bữa tiệc sinh nhật bạn búp
bê!
- Các con có
biết trong đoạn video vừa rồi cô đã làm gì không?
2.Nội dung
2.1.Hoạt động 1 ( 2-3 phút) : Quan
sát cái bát
- Đầu tiên để
chuẩn bị cho bữa tiệc sinh nhật búp bê,cô cần phải chuẩn bị một thứ để đựng
cơm,các con có biết đó là cái gì không?
- Cô đưa cái
bát ra cho trẻ quan sát.
+ Cô cái gì
đây?
+ Chiếc bát này có màu gì?
+ Chiếc bát thì dùng để làm gì nhỉ?
+ Ăn cơm xong chúng ta phai làm gì với chiếc bát nhỉ?
- Bát thì dùng để đựng cơm, đựng canh và đựng thức ăn này. Khi chúng ta
ăn xong thì phải rửa sạch sẽ, cất cẩn thân, các con nhớ chưa nào.
2.2.Hoạt động 2 ( 2-3 phút) : Quan
sát cài thìa
- Khi ăn cơm một tay chúng mình giữ bát,một tay chúng mình cầm gì nhi?
- Cô đưa thìa ra cho trẻ quan sát
+ Cài gì đây
các bạn?
+ Có màu gì?
+ Cài thìa dùng
để làm gì?
- Chiếc thìa
dùng để xúc cơm và xúc thức ăn này, dùng thìa xong các con nhớ rửa sạch sẽ
nhé.
2.3.Hoạt động 3 (2-3 phút) : Trò
chơi
- Các con hôm nay học rất ngoan nên cô sẽ thưởng chúng ta một trò chơi
các con có thích không?
- Đó là trò chơi thi ai nhanh: cô nói đến đồ dùng nào các con hãy dơ
nhanh đồ dùng đó lên và nói to tên đồ dùng đố nhé.
- Cho trẻ chơi 2-3 lần
- Bây giờ cô nói đặc điểm đồ dùng đó các con hãy giơ lên và nói to tên đồ
dùng đó nhé
- Cho trẻ chơi 2-3 lần
- Bây giờ các con hãy đem bát và thìa lên dọn mâm cho em búp bê nhé
- Cho trẻ lên trình bày mâm
3. Kết thúc
- Đã đến giờ
thổi nến rồi chúng mình cùng hát bài hát: “chúc mừng sinh nhật” để mừng sinh nhật bạn búp bê nhé!
|
- Trẻ xem cùng
cô
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ quan sát
- Cái bát
- Màu đỏ
- Rửa sạch sẽ
- Dạ
- cầm thìa ạ
- Trẻ quan sát
- Cái thìa
- màu xanh
- Để xúc cơm ạ
- Có ạ
- Trẻ chơi theo
yêu cầu của cô.
- Cho trẻ lên
bày mâm ngũ quả.
- Trẻ hát.
|
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
1.Hoạt động có mục đích : “ Giúp
trẻ biết tên gọi các cô,và các bạn trong lớp.”
- Cô cho trẻ tập trung ra sân trường.
- Cho trẻ chơi trò chơi “ Trốn cô”
- Cô nói : “Cả lớp trốn cô nào!” ( Trẻ lấy tay bịt mắt lại.)
- Cô nói : “ Cô đâu,cô đâu?” (Trẻ chỉ vào cô và nói : cô đây,cô đây )
- Đố chúng mình biết cô tên là gì nào? ( Trẻ trả lời)
- Ngoài cô ra lớp mình còn cô gì nữa? ( Trẻ trả lời)
- Cô mời một trẻ
lên và hỏi cả lớp: Bạn này tên là gì nào?
- Lần lượt với
một số trẻ khác và cho trẻ quay lại để hỏi tên bạn đứng gần mình.
- Hôm nay chúng
ta đã biết được thêm tên của các bnaj trong lớp mình rồi đấy.
Chúng mình nhớ
khi đến lớp gặp cô,hay khi về nhà gặp ông bà bố mẹ thì chúng mình phải biết
chào hỏi nhé!
2.Trò chơi vận động : “ Về đúng
nhà”
- Cô phổ biến
cách chơi và luật chơi.
- Cô cùng trẻ
chơi 2-3 lần.
- Cô động viên
khuyến khích trẻ chơi.
3.Chơi tự do
- Trẻ chơi với
các đồ chơi ngoài sân trường.
- Cô chú ý đảm
bảo an toàn cho trẻ trong khi trẻ chơi
. HOẠT ĐỘNG GÓC
- Góc thao tác vai : bế em,cho em ăn
- Góc hoạt động với đồ vật : Xây sân chơi
cho bé.
- Góc sách truyện : Xem tranh ảnh về các
đồ dùng nấu ăn.
- Góc vận động : Tập tầm vông,kéo cưa lừa
xẻ.
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
* Làm quen bài hát
: "Em ngoan hơn búp bê"
Cô trò chuyện với trẻ:
- Buổi sáng ai đưa con đi hoc?
- Khi đi học con phải như thế nào?
- Cô giới thiệu tên bài hát
- Cô hát cho trẻ nghe 2 lần
- Mời cả lớp hát cùng cô 3- 4 lần.
*Tổ chức cho trẻ
chơi trò chơi “Nu na nu nống "
- Cô giới thiệu tên trò chơi và cách chơi :
Những người chơi ngồi xếp hàng
bên nhau, duỗi chân ra, tay cầm tay, vừa nhịp tay vào đùi vừa đọc bài đồng
dao:(Nu na nu nống ...tùng tùng)
Mỗi từ trong bài đồng dao được đập nhẹ vào một
chân theo thứ tự từ đầu đến cuối rồi lại quay ngược lại cho đến chữ “rút” hoặc
“rụt”. Chân ai gặp từ “rút” hoặc “rụt” nhịp trúng thì co chân lại. Cứ thế cho
đến khi các chân co lại hết thì chơi lại từ đầu.
- Cô cùng chơi
với trẻ 3-4 lần.
ĐÁNH
GIÁ CUỐI NGÀY
Để tải trọn bộ giáo án mầm non file word các bạn vui lòng kích vào đây: