Đề Tài VĐ Cho Tôi Đi Làm Mưa Với TTPH

Lĩnh vực : Phát Triển Thẫm Mỹ Đề Tài : VĐ Cho Tôi Đi Làm Mưa Với  TTPH NH: “ Mưa rơi” TC:tai ai tinh I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : 1. Kiế...

Lĩnh vực : Phát Triển Thẫm Mỹ
Đề Tài : VĐ Cho Tôi Đi Làm Mưa Với  TTPH
NH: “ Mưa rơi” TC:tai ai tinh

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1.Kiến thức:
-       Trẻ thuộc lời hát bài “Cho tôi đi làm mưa với”
-       Biết vỗ tay theo tiết tấu phối hợp theo lời bài hát.
-       Trẻ được nghe bài hát “Mưa rơi” của dân ca xá.                                       
2.Kỹ năng:
-       Trẻ biết vỗ tay, gõ đệm theo tiết tấu phối hợp của bài hát thành thạo nhịp nhàng.
-       Rèn kỹ năng vận động nhanh khéo.
3.Thái độ:
-       Giáo dục trẻ tính tự tin kỷ luật.
II. CHUẨN BỊ :
-       mũ chóp.
-       máy hát nhạc
-       Nhạc cụ cho mỗi cháu.



III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:

Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
-       Hoạt động 1 ( 5 phút)
-       Cho lớp đọc
“Lấy nước tôi uống
Lấy ruộng tôi cày
Lấy bát cơm đầy
Lấy khúc cá to”
-       Câu tục ngữ này người ta cầu mong điều gì? Cầu mưa xuống để làm gì?
Hoạt động 2: (15 phút)
-       Người nông dân cầu trời mưa để có nước uống, để cày ruộng, xạ lúa, xay ra gạo để làm cơm ăn, mưa chảy xuống sông cá bơi lội mau lớn cho thịt nuôi sống con người, nên nước mưa rất cần thiết, nên nhạc sĩ Hòang Hà đã sáng tác bài hát rất hay các con có đoán đó là bài hát gì không ?
-       Hát theo yêu cầu cô






-       Dạy vận động vỗ tay theo nhịp  phối hợp bài “cho tôi đi làm mưa với”
-       Bài hát “cho tôi đi làm mưa với” đã hay rồi, nhưng bài hát sẽ hay hơn nếu các con vừa hát, vừa “vỗ tay theo tiết tấu phối hợp” bài hát. Để vỗ được tay theo nhịp bài hát, các con cùng chú ý xem cô làm mẫu nhé!
-       Cô làm mẫu:
-       Lần 1: Không phân tích, không đàn. Không nhạc cụ.Cho trẻ nhận xét cách vỗ của cô
-       Lần 2: Cô phân tích cách vỗ: Tiếng vỗ tay đầu tiên cô vỗ vào tiếng “cho” đầu tiên trong câu hát, cô vỗ 1 tiếng rồi nghỉ 1 nhịp và vỗ liên tiếp 3 tiếng theo nhịp 1,1..23 nghỉ , cứ như vậy cô vỗ nhịp nhàng theo giai điệu bài hát cho đến khi hết bài.
-       Dạy trẻ vỗ từng câu ( không nhạc cụ)
-       Dạy trẻ vỗ cả bài ( không nhạc cụ)
-       Dạy trẻ vỗ cả bài ( có nhạc cụ)
-       Cho lớp thực hiện

-       Đàm thoại:
-       Các con vừa vận động gì?
-       Bài hát này do ai sáng tác?
-       Bài hát này nói đến điều gì?
-       Cho cả lớp vận động cả bài 1 lần.
Hoạt động 3: ( 5 phút)
-       Nghe hát “Mưa rơi”.
-       Ở miền núi Tây Bắc nước ta có những làn điệu dân ca rât hay. Hôm nay ô sẽ hát cho con nghe bài hát “Mưa rơi” của dân ca Xá.
-       Cô hát lần 1:
-       Nhờ có những hạt mưa rơi, làm cho cây cối, muôn hoa tươi tốt, đàn bướm tung tăng bay vờn bên nương rẫy hoa quyện hương thơm của nếp, có những búp măng vừa hé và chim cu đua gáy thật vui.
-       Cô hát lần 2:
Hoạt động 4: ( 10 phút)
-       Trò chơi âm nhạc “Tai ai tinh”.
-       Luật chơi: Không đươc mở mắt khi nghe bạn hát.
-       Cách chơi: Trẻ đứng thành vòng tròn, trẻ đứng ở giữ bị mắt. cô chỉ định một chát hát hoặc tạo một tiếng gìnói về hiện tượng thiên nhiên. Trẻ đứng ở giữ mở mắt nói tên bạn hát hoặc nói tên tiếng động bạn đã phát ra.
-       Cho trẻ chơi.
-       Nhận xét
-       Thư giản “ gieo hạt”

-       Cả lớp đọc1 lần.




-       Mưa xuống. Có nước uống, cày ruộng, có cơm ăn, có cá ăn.






-       trẻ đoán.
-       Nhóm bạn trai bạn gái hát
-       cá nhân hát
-       cháu về nhóm thảo luận cách vận động
-       Nhóm trưởng lên trình bày cách của nhóm mình.






-       Đồng thanh.



-       Trẻ chú ý nghe cô hát.

-       Trẻ nhận xét



-       Cả lớp hát và vỗ tay cùng cô
-       Dạy trẻ vỗ từng câu
-       Dạy trẻ vỗ cả bài
-       Dạy trẻ vỗ cả bài
-       Cho lớp thực hiện lần cuối

-       Tiết tấu phối hợp
-       Hoàng Hà.
-       Trời mưa cây cối, mọi vật đều tươi tốt.


-       Trẻ lắng nghe cô hát và giảng nội dung.












-       Trẻ chú ý nghe cô hướng dẫn luật chơi và cách chơi.
-       Cả lớp cùng chơi.




-       Cắm hoa.
Hoạt động ngoài trời:
-       Nội dung tổ chức:
-       Quan sát đàm thoại chủ điểm “sự cần thiết của nước”
I .Mục Đích Yêu Cầu:
-       Trẻ nhận biết được chữ cái và phát âm đúng chữ g-y
-       Nhận biết chữ g-y học rồi
-       Nhận biết được chữ g-y qua từ, qua bài thơ.
II. Chuẩn Bị:
-       Tranh về nội dung câu chuyện.
III. Cánh tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Hoạt động 1 :(10phút )
-       Quan sát Tranh chủ điểm
Đàm thoại về chủ điểm “sự cần thiết của nước”
Hoạt động 2: (5  phút )
-       Củng cố: PTTM“cho tôi đi làm mưa với”
Hoạt động 3: (10 phút )
-       Cung cấp kiến thức PTNN : “tập tô chữ g-y”
-       Hướng dẫn trẻ
Hoạt động 4:  (30 phút)
-       Trò chơi: “cá sấu lên bờ”
-       Hướng dẫn lớp chơi.
-       Cho cháu chơi.


-       Trẻ đàm thoại cùng cô

-       Lớp hát lại


-       Trẻ chú ý




-       Lớp chơi

Nhận xét cuối buổi:
Để tải trọn bộ giáo án mầm non file word các bạn vui lòng kích vào đây:

Chủ bút: Giáo Án Mầm Non

Giáo án mầm non cung cấp giáo án nhà trẻ, giáo án lớp 3 tuổi, lớp 4 tuổi, lớp 5 tuổi cho các bạn giáo viên mầm non và sinh viên nghành sư phạm mầm non hoàn toàn miễn phí.

Có thể bạn sẽ thích

Loading...
Tất cả bài viết trên trang Em Là Cô Giáo Mầm Non được Luật Bảo Vệ Quyền Tác Giả (DMCA) bảo vệ. Các bạn copy bài viết đăng lên website khác vui lòng ghi rõ nguồn Em Là Cô Giáo mầm non. Thân! DMCA.com Protection Status