KẾ HOẠCH GIÁO DỤC TUẦN CHỦ ĐỀ: CƠ THỂ BÉ YÊU

KẾ HOẠCH GIÁO DỤC TUẦN 1 TÊN CHỦ ĐỀ: CƠ THỂ BÉ YÊU

KẾ HOẠCH GIÁO DỤC TUẦN 1
TÊN CHỦ ĐỀ: CƠ THỂ BÉ YÊU




Nội dung hoạt động
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
1-Đón trẻ-Tròchuyện sáng.
-Trò chuyện với trẻ về tên gọi các bộ phận bên ngoài cơ thể ,
- Trò chuyện với trẻ về cơ thể trẻ và một số biểu hiện khi ốm đau .
- Trò chuyện với trẻ về ích lợi của việc ăn uống đầy đủ chất và cách giữ gìn vệ sinh cơ thể để phòng tránh bệnh tật .
- Trò chuyện với trẻ về 5 giác quan trên cơ thể và chức năng của chúng .
-Trò chuyện với trẻ về một số việc có thể gây nguy hiểm và chơi ở đâu để đảm bảo vệ sinh.
2-Thể dục sáng
- Khởi động : Trẻ đi chạy tự do kết hợp các kiểu chân .
- Trọng động :  BTPTC : Tập 4l x 8n
 + Hô hấp : Đá bóng .
 + Tay : Tay đưa lên sang ngang , hạ tay xuống .
 + Bụng : Đứng đan tay sau lưng cúi gập người về trước .
 + Chân : Đứng đưa chân ra trước, lên cao .
- Hồi tĩnh : Trẻ đi tự do hít thở nhẹ nhàng .
( Thứ hai tập với bài hát “ Thật đáng yêu ” )
3-Hoạt động  học
Ném và bắt bóng  bằng 2 tay từ khoảng cách xa 3m
Xác định vị trí các hướng so với bản thân và so với đối tượng khác .
Làm quen với chữ a ă â

Dạy hát “Thằng tí sún”

Vẽ chân dung bạn trai, bạn gái

Phút thể dục: Vận động theo nhạc: (Đôi tay tí xíu; Tay thơm tay ngoan; ); Chơi vận động: (Tay phải tay trái; Chơi: Uốn cổ tay, bàn tay, xoay cổ tay, vo, xoắn, vặn, Gập mở lần lượt từng ngón tay, búng ngón tay.
4-Hoạt động ngoài trời.
-HĐCCĐ : Cho trẻ làm quen bài hát  “ thằng tí sún”
-TCVĐ:
+Tay phải tay trái.
+Bịt mắt bắt dê.
- Chơi tự do
-HĐCCĐ :
Phân biệt các bộ phận của cơ thể và chức năng chính của nó
-TCVĐ :
+ Ý thức về sơ đồ thân thể.
+ Cắp cua
- Chơi tự do
-TCVĐ :
+ “Vì sao bé buồn”
+ Cắp cua
-Chơi tự do
-HĐCCĐ :
Trao đổi với trẻ về thời tiết và sức khỏe.
-TCVĐ :
+Bịt mắt bắt dê.
+Tay phải tay trái.
-Chơi tự do.
-HĐCCĐ :
Trò chuyện với trẻ về thói quen và hành vi văn minh trong ăn uống
-TCVĐ :
+Nhận ra  những âm thanh
+ Cắp cua
-Chơi tự do.
5-Hoạt động góc.
* Góc phân vai :
- Trẻ biết chơi theo nhóm, biết phối hợp các hoạt động trong nhóm chơi và thể hiện được các vai trong khi chơi
- Rau, củ, quả, tôm, cua, cá, trứng; Đồ chơi gia đình, quầy bán quần áo, mũ, giầy, dép.
-  Bán hàng thực phẩm, Bán đồ dùng cá nhân;  đi chợ nấu ăn , bác sĩ khám bệnh / khám răng cho bé ; đóng vai mẹ con đi mua sắm , gia đình tổ chức sinh nhật cho bé .
* Góc học tập :
- Trẻ biết thực hiện các tranh về chủ điểm cô đã chuẩn bị và thực hiện được một số vở như: vở LQCV , LQVT .
- Tranh chữ cái a ă â rỗng, tranh số 4; 5 rỗng; vở LQVT; LQCV; tranh các bạn cầm dây đứng theo các hướng; các bong bóng xanh, đỏ cô cắt sẵn. Giấy a4, viết chì, màu tô, keo; một số sách truyện về chủ điểm bản thân
-  Xem tranh ảnh dán trong góc và thảo luận , xem sách truyện có trong góc , can chữ cái , chữ số và tô màu , can bàn tay phải / trái và tô màu; thực hiện vở LQVT; LQCV
*  Góc nghệ thuật :
- Trẻ biết nặn hình bạn trai bạn gái , dán hình người ngộ nghĩnh , vẽ thêm các bộ phận và các gác quan còn thiếu trong tranh cô đã chuẩn bị. Hát vận động một số bài hát / đọc thơ về chủ điểm bản thân .
- Giấy A4; Đất nặn; bảng con; khăn lau; keo, kéo, Tranh ảnh bạn trai, bạn gái; màu tô, giấy màu; một số dụng cụ âm nhạc, mũ mão đóng kịch.
- Trẻ thực hiện tranh ảnh cô đã chuẩn bị trong góc; can bàn tay và tô màu, vẽ thêm các bộ phận còn thiếu trong tranh; Nặn bạn trai/bạn gái,…
* Góc xây dựng :
- Trẻ biết phối hợp các vai chơi như: Kỹ sư, công nhân để xây công viên , xây nhà , xếp đường đi về nhà bé , lắp ráp nhà , lắp ráp người máy.
- Đồ chơi xây dựng lắp ráp; gạch; hàng rào, thảm cỏ, các khối nhựa, cây xanh, Bộ công viên,
- Trẻ xây công viên, xây hàng rào, lắp ráp nhà có khu vệ sinh dành cho nam, nữ. xây con đường đi
* Góc thiên nhiên:
- Trẻ biết chăm sóc hoa trong góc, biết chơi với đồ chơi cô chuẩn bị
- Bộ đồ chơi với cát nước, cát, sỏi, chai, lọ, phiểu, các lọ nước màu, chậu hoa các loại.
- Cháu chăm sóc các chậu hoa, chơi với đồ chơi cô đã chuẩn bị: cát, sỏi, nước, bộ đồ chơi thiên nhiên.
6- Hoạt động ăn ngủ
-         Cho trẻ kê xếp bàn ghế, rửa tay chuẩn bị bữa ăn
-         Cô chia xuất ăn và giới thiệu cho trẻ các món có trong bữa ăn
-         Trẻ ăn xong phụ cô dọn dẹp bàn ghế gọn gàng, đi vệ sinh đánh răng và lấy đồ dùng chuẩn bị ngủ trưa.
-         Cô mở nhạc nhỏ cho trẻ nghe và ngủ (Nhạc không lời hoặc nhạc dân ca)
-         1h45 cô nhẹ nhàng đánh thức trẻ dậy và cho cháu đi vệ sinh, rửa mặt
-         15h15 cho cháu ăn bữa phụ và dọn dẹp bàn sau khi ăn xong.
Phút thể dục: Vận động theo nhạc: (Đôi tay tí xíu; Tay thơm tay ngoan; ); Chơi vận động: (Tay phải tay trái; Chơi: Uốn cổ tay, bàn tay, xoay cổ tay, vo, xoắn, vặn, Gập mở lần lượt từng ngón tay, búng ngón tay.
7-Chơi, Hoạt động theo ý thích
-Vận động đi nối bàn chân tiến lùi
- Đồ bàn tay và tô màu
-HĐG

- Cho trẻ ôn nhận biết phân biệt hình tròn vuông tam giác chữ nhật
- Chơi “ Bịt mắt bắt dê”
- Vận động đôi bàn tay nhỏ
* Cho trẻ chơi : bạn trai chải tóc đóng thùng;  bạn gái chải tóc và buộc tóc.
- Tổ chức cho trẻ trải nghiệm, thể hiện những trạng thái xúc cảm khác nhau của khuôn mặt.
-TCVĐ:  Bịt mắt bắt dê
Cho trẻ  làm quen bài  thơ “ gấu con đau răng”
* Hoạt động nêu gương .
VỆ SINH TRẢ TRẺ

MỘT SỐ TRÒ CHƠI MỚI
* Trò chơi: Ý THỨC VỀ SƠ ĐỒ THÂN THỂ
Cô bảo trẻ “Hãy nhìn và làm theo”:
- đưa 2 tay lên cao, – đưa 2 tay đụng đầu,
- đưa tay phải đụng trán, – đưa tay trái đụng tai trái,
- ngồi xuống, – đứng lên
- đưa 2 tay đụng mặt đất – đưa tay phải đụng vai bên trái,
- đưa tay trái đụng tai bên phải, – đưa 2 tay đụng đầu gối…
Sau khi trẻ đã biết bắt chước và nhận biết các phần của thân thể, cho trẻ làm và ra yêu cầu. Người hướng dẫn cũng nên bắt chước. Cuối cùng, chỉ ra yêu cầu để trẻ làm, hoặc cũng có thể cho trẻ ra lệnh, mình thực thi.

* Trò chơi: TAY PHẢI- TAY TRÁI
-Mục đích:Trẻ nhận biết được tay phải, tay trái.
-Chuẩn bị:
  + Những đồ dùng đồ chơi mà khi sử dụng trẻ phải dùng bằng tay phải hoặc tay trái như: bàn chải đánh răng, lược chải đầu, bút vẽ, thìa xúc cơm, bát… hoặc những đồ vật khi sử dụng trẻ phải dùng cả hai tay như: dây nhảy dây, giày có dây buộc…
  + Số đồ dùng, đồ chơi bằng với số trẻ ở mỗi nhóm chơi. Đồ chơi để cách vạch xuất phát khoảng  3 – 4 m.
  + Vẽ một vòng tròn quy định nơi để đồ dùng của mỗi nhóm lấy được.
Cách chơi;
Cô chia trẻ thành 2 nhóm. Khi có hiệu lệnh, hai trẻ đứng đầu hai nhóm cùng xuất phát. Trẻ phải sử dụng tay phải (hoặc tay trái) để lựa chọn đồ dùng, đồ chơi, sau đó đặt đồ chơi vào vòng tròn quy định của nhóm, rồi chạy về nhóm của mình. Về đến nơi, trẻ phải chạm vào tay phải của bạn tiếp theo để bạn đó được xuất phát rồi chạy xuống cuối hàng. Nhóm nào thực hiện nhanh, đúng luật chơi và về đích trước là thắng cuộc. Nhóm nào về đích chậm hơn hoặc chơi sai là thua cuộc. Nhóm thua cuộc phải giơ tay phải (hoặc tay trái) lên và nhảy lò cò 1 vòng vừa nhảy vừa nói: “Đây là tay phải (hoặc tay trái)”.
*  Trò chơi: VÌ SAO BÉ BUỒN
- Mục đích:
Giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, khả năng nhận biết và biểu lộ cảm xúc.
- Chuẩn bị:
Bức tranh vẽ em bé có khuôn mặt buồn.
- Cách chơi:
Cô giáo đưa ra bức tranh vẽ em bé có khuôn mặt buồn và hỏi trẻ lí do vì sao em bé lại buồn. Cô giáo gợi ý để trẻ đưa ra lời giải thích (bé không có ai chơi cùng; bé không có đồ chơi; mẹ bé đi vắng…).
Tùy theo khả năng của trẻ trong lớp, cô khuyến khích trẻ đưa ra những ý tưởng và lời giải thích phù hợp. Ví dụ: “Em bé buồn vì không có đồ chơi”. Cô giáo gợi ý: “Vậy lớp mình phải làm gì để em bé khỏi buồn?” : tặng đồ chơi, chơi cùng em bé…
Sau đó, cô cho cả lớp làm đồ chơi để tặng bé.
* Trò chơi: NHẬN RA NHỮNG ÂM THANH
Bắt đầu với những dụng cụ thông thường như chuông, còi, lúc-lắc, trống, tiêu, kèn …
– Bước thứ nhất: để sẵn trước mặt trẻ 2 hoặc 3 dụng cụ quen thuộc. Đằng sau một tấm màn, cô có một bộ dụng cụ giống hệt. cô thổi một tiếng kèn. Sau đó yêu cầu trẻ: “Hãy phát ra một âm thanh giống như cô”. Nếu trẻ làm đúng, khen thưởng ngay. Nếu trẻ làm sai, khuyến khích trẻ hãy lắng nghe hoặc cất tấm màn che để cho trẻ thấy dụng cụ trên tay của chúng ta để bắt chước.
- Bước thứ hai: Sau khi trẻ đã thành công bước thứ nhất, chúng ta đưa lên hình ảnh của dụng cụ và yêu cầu trẻ phát ra một âm thanh, với dụng cụ có sẵn ở trước mặt.
- Bước thứ ba là trở lại với tấm màn che để giúp trẻ lắng nghe và phát ra một âm thanh tương tự.
- Bước thứ tư, chúng ta cất đi những vật dụng cụ thể, và yêu cầu trẻ làm một cử điệu như rung chuông, thổi tiêu…khi nhận ra âm thanh của chuông và ống tiêu…
v  TRÒ CHƠI DÂN GIAN
·          Bịt mắt bắt dê:  Hãy chọn một không gian sạch sẽ, an toàn, không có vật cản và tổ chức cho các trẻ chơi cùng nhau.
+ Cách chơi: Khi có hiệu lệnh “ bắt đầu” cháu giả làm “dê” di chuyển trong vòng tròn và thỉnh thoảng giả tiếng kêu “ be-e-e..”cháu bịt mắt nghe thấy tiếng “dê” kêu thì di chuyển đến phía đó và tìm cách bắt lấy “dê”, “ dê” có quyền di chuyển hoặc chạy đi khi người bịt mắt đã chạm vào người mình cho đến khi bị bắt giữ lại. Trò chơi tiếp tục trong vòng 2-3 phút, nếu người bịt mắt không tìm thấy được dê thì người bịt mắt thua. Trò chơi lại tiếp tục như từ đầu bằng một cháu khác bịt mắt.
+ Luật chơi đơn giản: cho các trẻ cùng oẳn tù tì, ai thua sẽ phải bịt mắt lại và đuổi bắt các bạn. Các bạn chỉ được chạy trong vòng tròn, không được chạy ra ngoài vòng tròn.
·       Trò chơi bằng tay.
Cách chơi: Cô nói trời tối, trẻ úp tay vào má và nói “ đi ngủ thôi”, cô nói trời sáng, tay trẻ giả vờ cầm bàn chải đưa qua lại trước miệng và nói “ Đánh răng, đánh răng”, tiếp đó hai lòng bàn tay của trẻ đưa lên xuống trước mặt và nói “ Rửa mặt, rửa mặt ”; Tiếp đến tay trẻ giả vờ như đang cầm lược đưa lên đưa xuống trên đầu tóc và nói “ chải đầu, chải đầu”; sau đó tay trái trẻ giả vờ bưng chén cơm, tay phải giả vờ cầm đũa/ muỗng xúc hoặc và cơm vào miệng và nói “ Ăn cơm, ăn cơm ”, sau đó trẻ đưa tay giả vờ như đang rửa chén và nói “ Rửa chén, rửa chén ” rồi đến  “ Úp chén, úp chén ”…
Cho trẻ chơi vài lần, khi trẻ đã quen với lời đọc, cô cho trẻ vừa đọc vừa làm, qua đó luyện cách phát âm cho trẻ.
·          Cắp cua
- Yêu cầu: Luyện cử động phối hợp của bàn tay và ngón tay cho trẻ.
- Chuẩn bị: Sỏi , đá, hột hạt
- Tiến hành:
 + Rải sỏi ( đá. hột hạt ) ra sàn.
 + Úp hai lòng bàn tay vào nhau, đan các ngón tay gập lại trử hai ngón trỏ duỗi ra làm “ càng cua ”

+ “ Cắp ” từng viên cho vào lòng bàn tay sao cho không bị rơi và không chạm vào viên khác. Đến khi đầy lòng bàn tay thì bỏ ra đếm xem “ cua ” đã “cắp” được tất cả là bao nhiêu viên.
Để tải trọn bộ giáo án mầm non file word các bạn vui lòng kích vào đây:

Chủ bút: Giáo Án Mầm Non

Giáo án mầm non cung cấp giáo án nhà trẻ, giáo án lớp 3 tuổi, lớp 4 tuổi, lớp 5 tuổi cho các bạn giáo viên mầm non và sinh viên nghành sư phạm mầm non hoàn toàn miễn phí.

Có thể bạn sẽ thích

Loading...
Tất cả bài viết trên trang Em Là Cô Giáo Mầm Non được Luật Bảo Vệ Quyền Tác Giả (DMCA) bảo vệ. Các bạn copy bài viết đăng lên website khác vui lòng ghi rõ nguồn Em Là Cô Giáo mầm non. Thân! DMCA.com Protection Status