PHÁT TRIỂN NHẬN
THỨC:
LÀM QUEN MỘT SỐ CON
CÔN TRÙNG
I.
Mục đích yêu cầu
1. Kiến thức
-
4 tuổi: Trẻ biết tên gọi, nhận xét được
các đặc điểm và lợi ích, tác hại của các con côn trùng.
-
5 tuổi: Trẻ biết tên gọi, nhận xét được các đặc điểm và lợi ích, tác hại của
các con côn trùng. Phân nhóm các con côn trùng có lợi và các con côn trùng có
hại.
2. Kỹ năng
-
4 tuổi: Phát triển khả năng quan sát, chú ý, ghi nhớ của trẻ.
-
5 tuổi: Phát triển kỹ năng nhận biết, phân biệt các con côn trùng có lợi và các
con côn trùng có hại.
3. Giáo dục
-
Giáo dục biết bảo vệ những con côn trùng có lợi, tránh xa những con trùng có
hại…
II.
Chuẩn bị
-
Tranh con ong, chuồn chuồn, bướm, cào cào, nhện.
-
Tranh lô tô các con côn trùng.
III.
Tổ chức hoạt động
Hoạt động của cô
|
Hoạt động của trẻ
|
1.
Hoạt động 1: Gây hứng thú
- Báo
tin ! báo tin!
- Cô
và các con đang học chủ đề gì?
- Cô
và các con đang học chủ đề những con côn trùng bé nhỏ. Bây giờ cô và các con
cùng tham gia vào trò chơi giải các câu đố về các con côn trùng nhé!
“ Con
gì bay thấp thì mưa, bay cao thì nắng bay vừa thì râm”
- Đố biết con gì?
“ Con
gì bay khắp vườn cây, tìm hoa hút mật mê say suốt ngày”
- Đố
biết con gì?
- Các
con vừa giải được các câu đố về con Ong và con Chuồn Chuồn.
-
Ngoài con ra con còn biết những con côn trùng nào không?
- Xung
quanh chúng ta có rất nhiều những con côn trùng bé nhỏ, mỗi con có một đặc
điểm hình dạng khác nhau, con thì có lợi còn có những con có hại đấy, giờ học
hôm nay cô cùng các con cùng nhau khám phá về những con con trùng đó nhé.
2.
Hoạt động 2: Trò chuyện một số con côn trùng
*Trò
chuyện về tranh con ong.
- Cho
cả lớp trốn cô - cô xuất hiện tranh con ong.
- Đây
là con gì?
- Con
có nhận xét gì về con ong?
- Con
Ong trong bức tranh đang làm gì?
- Con
Ong có những gì?
- Đầu
con Ong như thế nào?
- Vòi
của con Ong như thế nào?
- Mình
Ong như thế nào?
- Cánh
của con Ong như thế nào?
- Chân
của con Ong như thế nào?
- Là
con vật có hại hay có lợi?
- Con
có biết cách vận động của con ong như thế nào không?
- Cô
gọi hỏi trẻ trả lời cô quan sát động viên và sửa sai cho trẻ tóm tắt các ý
trẻ trả lời
- Giáo
dục: Không được bắt và phá tổ Ong, tránh xa những nơi có ong vì ong đốt rất
nguy hiểm. Mật ong rất tốt dùng để chữa bệnh.
*
Trò chuyện về tranh con nhện.
- Với
các bước trò chuyện về con Nhện cô cũng tiến hành như trò chuyện về con Ong.
* So
sánh sự giống và khác nhau giữa con Ong và con Nhện.
- Trên
bảng cô có bức tranh vẽ con gì?
+ Con
Ong và con Nhện có những điểm gì khác nhau?
- Đúng
rồi con Ong và con Nhện có điểm khác nhau: Con Ong biết bay, con Nhện không
biết bò, con ong có cánh , con Nhện không có cánh, con Nhện biết chăng tơ,
con Ong biết làm mật.
+ Con
Ong và con Nhện có những điểm gì giống nhau?
- Con
Ong và con Nhện đều là các con côn trùng.
*
Trò chuyện về con muỗi, con bướm.
- Với
các các bước trò chuyện về con Muỗi và con Bướm cũng tiến hành trò chuyện như
con Ong và con Nhện trẻ trả lời cô quan sát động viên sửa sai cho trẻ và tóm
tắt các ý trẻ trả lời.
*
So sánh sự giống và khác nhau giữa con Muỗi và con Bướm
- Cô
cũng tiến hành cho trẻ so sánh như con Muỗi và con Bướm
* Mở
rộng: Ngoài con ong, bướm, nhện, muỗi còn có những con côn trùng gì?
- Trẻ
kể tên các con côn trùng cô treo tranh cho trẻ quan sát.
*
Cho trẻ phân nhóm những con côn trùng có hại, có lợi
- Trên
bảng có rất nhiều bức tranh vẽ các con côn trùng bây giờ các con hãy lên phân
nhóm các con côn trùng ra thành 2 nhóm con côn trùng có lợi và các con côn
trùng có hại
- Trẻ
lên phân nhóm các con côn trùng có lợi và có hại cô quan sát động viên và cho
cả lớp kiểm tra lại 1 lần
*
Trò chơi: Con gì biến mất
- Cô giới thiệu tên trò chơi,
luật chơi, cách chơi
- Tổ
chức cho trẻ chơi
- Cô
bao quát động viên trẻ chơi
- Củng
cố nhận xét khen trẻ
*
Trò chơi: “Ai nhanh hơn”
- Cô
phát cho mỗi trẻ 1 bộ tranh lôtô
- Cô
giới thiệu tên trò chơi, luật chơi, cách chơi.
- Khi
cô nói tên hoặc nêu đặc điểm con côn trùng nào trẻ chọn nhanh lô tô và giơ
lên theo yêu cầu của cô.
- Cô
tiến hành cho trẻ chơi 2 – 3 lần.
- Bao
quát, sửa sai, động viên trẻ.
* Giáo
dục: Biết tránh xa nơi có ong, ngủ phải buông màn, bảo quản thức ăn tốt tránh
để ruồi đậu vào thức ăn sẽ dễ gây bệnh...
3.
Hoạt động 3: Tô màu tranh những con
côn trùng
- Cho
trẻ tô màu các con côn trùng theo ý thích của trẻ; cô quan sát giúp đỡ trẻ.
- Trẻ
tô màu xong cô nhận xét bài trẻ vừa tô
- Nhận
xét tuyên dương.
4. Hoạt động 4: Kết thúc:
- Cho
trẻ hát "con chuồn cuồn " rồi ra chơi!
|
- Tin
gì!
- Trẻ
nói
- Vâng
ạ
- Con
chuồn chuồn
- Con
Ong
- Trẻ
kể tên các con côn trùng
- Con
ong.
- Có
đầu, có mình
- Đầu
Ong tròn có mắt và vòi
- Vòi
ong nhỏ sắc dùng để hút mật hoa.
- Mình
Ong tròn có chân và cánh
- Ong
có hai cánh, cánh Ong mỏng
- Trẻ
nói
- Có
lợi Ong làm mật cho chúng ta ăn..
- Con
ong vận động bằng cách bay.
- Trẻ
nghe
- Con
nhện.
- Con
Ong và con Nhện.
- Trẻ
so sánh sự giống và khác nhau giữa con Ong và con Nhện
- Trẻ
trò chuyện về con Muỗi và con Bướm.
-Trẻ
so sánh sự giống cà khác nhau giữa con Muỗi và con bướm
- Con
ong, con bọ rùa, kiến mắt đỏ, thằn lằn..
-
Ruồi, muỗi, nhện, kiến..
- 2-3
trẻ lên phân nhóm các con côn trùng có lợi và côn trùng có hại
- Trẻ
nghe
- Trẻ
chơi
- Trẻ
nghe
- Trẻ
chơi trò chơi
- Trẻ
nghe
Trẻ tô
màu các con côn trùng theo ý thích.
- Trẻ
ra chơi
|