Nhánh 3 PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯƠNG SẮT

Nhánh 3 PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯƠNG SẮT

Nhánh 3 PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯƠNG SẮT




         Thứ        Hoạt động
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6

Đón trẻ





Thể dục sáng
* Đón trẻ:
- Đón trẻ vào lớp nhắc trẻ chào cô ,chào bố mẹ
- Cô đón trẻ với thái độ niềm nở, ân cần tạo cho trẻ cảm giác được yêu thương khi đến lớp.
- Gợi ý cho trẻ quan sát các góc ở trong lớp và cùng trò chuyện với trẻ về đồ dùng, đồ chơi trong các góc.
 - Cô hướng dẫn trẻ cất đồ dùng cá nhân vào nơi quy định.
- Trò chuyện với trẻ về chủ đề giao thông
* Thể dục sáng:
- Khởi động: Đi vòng tròn và nhún theo nhạc.
- Trọng động: Tập thể dục buổi sáng hằng ngày theo nhạc (mỗi động tác tập 3 - 4 lần).
+ Hô hấp: Hít vào,thở ra
+ Tay: Đưa hai tay lên cao, sang ngang
+ Chân: Tay chống hông đá chân về phía trước
+ Bụng: Cúi sang hai bên
+ Bật: Bật tại chỗ
- Hồi tĩnh: Cho trẻ đi nhẹ nhàng 1 - 2 vòng.
* Điểm danh:


Hoạt động học
LVPTVĐ
Trườn qua các vật cản

LVPTCXTM
Âm nhạc :
- Dạy hát: Đoàn tàu nhỏ xíu
- Nghe hát: Tàu hỏa
LVPTNT
Trò chuyện về tàu hỏa

LVPTNN
Thơ: Tiếng còi tàu
LVPTCXTM
Tạo hình: Tô màu tàu hỏa

Hoạt động ngoài trời
- Trò chuyện về phương tiện giao thông đượng sắt
- TCVĐ: Bánh xe quay
- Trò chuyện về tàu hỏa
- TCDG:
Nu na nu nống
- Trò chuyện về ga tàu
- TCVĐ: Kéo co
-  Trò chuyện về đầu tàu
- TCVĐ: Ô tô và chim sẻ

-  Trò chuyện về các khoang tàu
- TCVĐ: Bánh xe quay
- Chơi tự do với cát, sỏi, phấn, bảng, kéo, lá khô…


Hoạt động góc
*Góc xây dựng: Xây nhà ga
*Góc phân vai: Cô giáo, kiểm soát vé, tài xế
*Góc HT- Sách: Cho trẻ xem tranh về chủ đề PTGT đường sắt
*Góc nghệ thuật: Vẽ tô màu về các con vật. Hát đọc thơ theo chủ đề giao thông
*Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây cảnh, hoa, rau....
Vệ sinh, ăn trưa, ngủ trưa
- Hướng dẫn trẻ rửa tay sạch sẽ trước khi ăn.
- Khi ăn cơm không nói chuyện, không làm rơi vãi cơm ra ngoài.
- Giới thiệu cho trẻ biết các món ăn.
- Trẻ biết mời cô và các bạn ăn.
- Động viên trẻ ăn hết khẩu phần ăn của mình.
- Cô chuẩn bị phòng ngủ thông thoáng, sạch sẽ, đủ ánh sáng.
- Cô bao quát theo dõi trẻ trong khi ngủ, xử lí kịp thời các tình huống xảy ra trong khi trẻ ngủ.
Chơi, hoạt động theo ý thích.
- Trẻ chơi theo ý thích ở các góc, biểu diễn văn ghệ, hát múa theo nhạc về chủ đề
- Cô chơi cùng trẻ, chú ý hướng dẫn, bao quát trẻ kịp thời.
Vệ sinh, nêu gương, trả trẻ
- Cho trẻ vệ sinh sạch sẽ trước khi ra về.
- Trao trả trẻ tận tay phụ huynh.
- Trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ trên lớp khi cần thiết.
- Thu dọn đồ chơi, vệ sinh lớp học, ra về.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI

Thứ
Tên Hoạt Động Tên Trò Chơi
Mục Đích Yêu Cầu
Chuẩn Bị
Cách Tiến Hành





2
- Trò chuyện về phương tiện giao thông đượng sắt

















- TCVĐ: Bánh xe quay
- Trẻ thoải mái hít thở không khí trong lành.
 - Trẻ biết thể hiện tình cảm trước cảnh đẹp.
- Trẻ gọi tên, nói được đặc điểm nổi bật của thời tiết, cảnh vật xung quanh sân trường.
- Trẻ biết về phương tiện giao thông đượng sắt



-  Trẻ được tự do vui chơi
- Sân sạch sẽ, an toàn, trang phục phù hợp với thời tiết, dễ hoạt động.














- Sân chơi rộng, sạch sẽ, thoáng mát.
- Cô cho các cháu xếp thành hàng dọc vừa đi vừa hát “Khúc hát dạo chơi” vừa quan sát cô vừa đặt câu hỏi gọi ý cho trẻ.
+ Hôm nay các con thấy bầu trời như thế nào? Cây cối ra sao?... Các con thấy sân trường chúng ta có rất nhiều hoa, cây cối không?
* Trò chuyện về phương tiện giao thông đượng sắt
- Các con có biết phương tiện giao thông đường sắt có phương tiện nào không?
- Tàu hỏa như thế nào bạn nào miêu tả cho cô nghe nào?
 * Cách chơi
+ Cô nói cách chơi: Chia trẻ làm 2 nhóm không đều nhau (một nhóm nhiều hơn nhóm kia 5 - 6 trẻ). Xếp 2 nhóm thành 2 vòng tròn đồng tâm, trẻ quay mặt vào tâm vòng tròn.
- Khi có hiệu lệnh của cô (gõ xắc xô), trẻ cầm tay nhau chạy theo vòng tròn, 2 nhóm chạy theo 2 hướng ngược nhau làm thành bánh xe quay. Cô gõ xắc xô lúc nhanh, lúc chậm để trẻ chạy nhanh, chậm theo nhịp xắc xô. Khi cô dừng tiếng gõ, tất cả trẻ đứng trẻ đứng im tại chỗ. (Trẻ nói “kít” và dừng lại như xe bị hãm phanh (thắng xe)). Khi sắp cho trẻ dừng, cô gõ xắc xô chậm dần cho để trẻ dừng hẳn không bị chóng mặt.
+ Cô cho trẻ chơi 2 -  3 lần

3
Trò chuyện về tàu hỏa






- TCDG:
Nu na nu nống
- Trẻ chú ý quan sát thời tiết, biết nói lên thời tiết hôm nay như thế nào?
- Biết về các bộ phận của tàu hỏa



- Trẻ biết chơi cùng nhau luyện kỹ năng đếm.

- Sân sạch sẽ, an toàn, trang phục phù hợp với thời tiết, dễ hoạt động.
- Tranh ảnh về tàu hỏa





- Sân sạch sẽ, an toàn, trang phục phù hợp với thời tiết, dễ hoạt động.
- Trẻ thuộc lời bài hát
- Cô dẫn trẻ ra sân trường, hỏi trẻ về thời tiết hôm nay như thế nào? Trên bầu trời có gì? Có gió không?
*Trò chuyện về tàu hỏa
- Các con ơi đây là gì?
- Là phương tiện giao thông đường gì?
- Dây là gì của tàu hỏa? ( Cô chỉ các bộ phận cho trẻ đọc và nói)
* TCDG
- Cách chơi: 5-6 ngồi duỗi chân,cô cho trẻ đếm bàn chân,ngón chân của trẻ,của bạn,cô cho trẻ …

4

- Trò chuyện về ga tàu
















- TCVĐ: Kéo co
- Trẻ thoải mái hít thở không khí trong lành.
 - Trẻ biết thể hiện tình cảm trước cảnh đẹp.
- Trẻ gọi tên, nói được đặc điểm nổi bật của thời tiết, cảnh vật xung quanh sân trường.




- Trẻ biết chơi trò chơi đúng luật chơi, cách chơi
- Sân sạch sẽ, an toàn, trang phục phù hợp với thời tiết, dễ hoạt động.










- Sân sạch sẽ, an toàn, trang phục phù hợp với thời tiết, dễ hoạt động.

- Cô cho các cháu xếp thành hàng dọc vừa đi vừa hát “Khúc hát dạo chơi” vừa quan sát cô vừa đặt câu hỏi gọi ý cho trẻ.
+ Hôm nay các con thấy bầu trời như thế nào? Cây cối ra sao?... Các con thấy sân trường chúng ta có rất nhiều hoa, cây cối không?
* Trò chuyện về ga tàu
- Cô đố các con muốn đi tàu hỏa phải ra đâu?
- Vậy các copn thấy ga tàu chưa?
- Ga tàu như thế nào bạn nào nói cho cô biết nào?
- Chơi TCVĐ:
+ Cô nói cách chơi và luật chơi: Chia trẻ thành hai nhóm bằng nhau, tương đương sức nhau, xếp thành hai hàng dọc đối diện nhau. Mỗi nhóm chọn một cháu khoẻ nhất đứng đầu hàng ở vạch chuẩn, cầm vào sợi dây thừng và các bạn khác cũng cầm vào dây. Khi có hiệu lệnh của cô thì tất cả kéo mạnh dây về phía mình. Nếu người đứng đầu hàng nhóm nào dẫm chân vào vạch chuẩn trước là thua cuộc
+ Cô cho trẻ chơi 2 -  3 lần

5
-  Trò chuyện về đầu tàu






- TCVĐ: Ô tô và chim sẻ








-TCVĐ mang tính PTVĐ






- Trẻ chú ý quan sát thời tiết, biết nói lên thời tiết hôm nay như thế nào?







- Trẻ biết chơi với bạn đoàn kết.









- Trẻ vui chơi thoải mái, hoạt động nhanh nhẹn
- Phát triển các vận động: Chân, tay, bụng
- Sân sạch sẽ, an toàn, trang phục phù hợp với thời tiết, dễ hoạt động.








- Sân chơi rộng, sạch sẽ, thoáng mát.






- Sân chơi rộng, sạch sẽ, thoáng mát
- Các đồ dung đồ chơi như: Bong bóng xà phòng, chong chóng, lắp ghép, phấn, móc xích...để trẻ chơi tự do trên sân trương còn đồ dùng chơi khu PTVĐ như: Chạy thay đổi theo hiệu lệnh, bò chui qua cổng, chạy xa......
- Cô dẫn trẻ ra sân trường, hỏi trẻ về thời tiết hôm nay như thế nào? Trên bầu trời có gì? Có gió không?.
* Trò chuyện về đầu tàu
- Muốn đi được thì tàu hỏa phải có người lái vậy người lái ngồi đâu của con tàu?
- Đầu tàu có gì kêu tu tu nhỉ?
- Chơi TCVĐ:
+ Cô nói cách chơi: Các con "chim sẻ" phải nhảy kiếm ăn trên mặt đường, vừa nhảy vừa thỉnh thoảng ngồi xuống giả vờ mổ thóc ăn. Khi nghe thấy tiếng còi kêu:"bim, bim" trẻ phải nhảy tránh sang hai bên kia đường.
+ Cô cho trẻ chơi 2 -  3 lần
* TCVĐ mang tính PTVĐ
* Khởi động:
- Cô cho trẻ đi vòng tròn theo cô các kiểu đi và kết hợp các động tác tay, chân, bụng, bật...
*  Trọng động:
- Cô giới thiệu các góc chơi cho trẻ và để cho trẻ chọn. Cô hướng dẫn và giúp các trẻ chưa thực hiện được.
+ Nhóm 1: Cho trẻ chơi bong bóng xà phòng, chong chóng
- Nhóm 2: Cho trẻ chơi lắp ghép, móc xích, phấn
- Nhóm 3: Chạy thay đổi theo hiệu lệnh
- Nhóm 4: Cho trẻ chơi bò chui qua cổng
- Nhóm 5: Chạy xa
* Hồi tĩnh:
Cô lắc xắc xô và cho trẻ đi các động tác nhẹ nhàng sau khi chơi để về trạng thái bình thường. Cô nhận xét tuyên dương trẻ và khuyến khích trẻ lần sau chơi tốt hơn . Cho trẻ vô lớp đỉ vệ sinh và chân tay

6
-  Trò chuyện về các khoang tàu



















- TCVĐ: Bánh xe quay
- Trẻ thoải mái hít thở không khí trong lành.
 - Trẻ biết thể hiện tình cảm trước cảnh đẹp.
- Trẻ gọi tên, nói được đặc điểm nổi bật của thời tiết, cảnh vật xung quanh sân trường.







- Trẻ được tự do vui chơi.
- Sân sạch sẽ, an toàn, trang phục phù hợp với thời tiết, dễ hoạt động.














- Sân sạch sẽ, an toàn
- Cô cho các cháu xếp thành hàng dọc vừa đi vừa hát “Khúc hát dạo chơi” vừa quan sát cô vừa đặt câu hỏi gọi ý cho trẻ.
+ Hôm nay các con thấy bầu trời như thế nào? Cây cối ra sao?... Các con thấy sân trường chúng ta có rất nhiều hoa, cây cối không?
* Trò chuyện về các khoang tàu
- Các con ơi các con biết đây là gì không?
- Có bao nhiêu khoang các con đếm với cô nào?
- Các khoang tàu để làm gì?
- Chơi TCVĐ:
+ Cô nói cách chơi: Chia trẻ làm 2 nhóm không đều nhau (một nhóm nhiều hơn nhóm kia 5 - 6 trẻ). Xếp 2 nhóm thành 2 vòng tròn đồng tâm, trẻ quay mặt vào tâm vòng tròn.
- Khi có hiệu lệnh của cô (gõ xắc xô), trẻ cầm tay nhau chạy theo vòng tròn, 2 nhóm chạy theo 2 hướng ngược nhau làm thành bánh xe quay. Cô gõ xắc xô lúc nhanh, lúc chậm để trẻ chạy nhanh, chậm theo nhịp xắc xô. Khi cô dừng tiếng gõ, tất cả trẻ đứng trẻ đứng im tại chỗ. (Trẻ nói “kít” và dừng lại như xe bị hãm phanh (thắng xe)). Khi sắp cho trẻ dừng, cô gõ xắc xô chậm dần cho để trẻ dừng hẳn không bị chóng mặt.
+ Cô cho trẻ chơi 2 -  3 lần







Chơi  tự do
Trẻ không chơi những nơi mất vệ sinh như: vũng nước, không trèo cao, chơi với vật sắc nhọn.
- Trẻ được chọn các đồ chơi và chơi theo sở thích.
- Trẻ biết giữ gìn đồ chơi..
- Phấn, bóng, chong chóng, đồ dùng, đồ chơi ngoài trời…
- Cho trẻ chơi với một số trò chơi, đồ chơi theo chủ đề yêu thích của trẻ. Sau đó cô hướng dẫn trẻ chơi với đồ chơi ngoài sân trường.
- Cô bao quát và giúp trẻ khi cần thiết. Giáo dục trẻ đoàn kết, chơi vui vẻ cùng bạn, không tranh giành đồ chơi với bạn...
- Cuối giờ chơi cô tập trung trẻ nhận xét, cho trẻ vệ sinh tay chân.
HOẠT ĐỘNG GÓC


Tên góc
Yêu cầu
Chuẩn bị
Tổ chức hoạt động
Góc phân vai:  Cô giáo, kiểm soát vé, tài xế

- Trẻ tham gia và thể hiện được các vai chơi: Cô giáo, công an, bán hàng
- Trẻ biết đoàn kết, giúp đỡ bạn trong khi chơi
- Đồ chơi của góc: Cô giáo, kiểm soát vé, tài xế......
để phục vụ cho góc chơi
- Sau khi trẻ thỏa thuận vai chơi thì cô tổ chức cho trẻ chơi.
+ Cô giáo chỉ cho các em học sinh múa hát, đọc thơ......
|+ Kiểm soát vé: Bán vé và kiểm tra vé mới được lên tàu
+ Tài xế: Lái tàu chở khách đi đến nơi họ yêu cầu
Góc xây dựng: Xây nhà ga

- Trẻ biết sử dụng các nguyên vật liệu cô đã chuẩn bị sẵn để xây  nhà ga
- Gạch, đường sắt. tàu. vé tàu, cây xanh, thảm cỏ, bộ lắp ghép nhà ga....
- Sau khi thỏa thuận cô tổ chức cho trẻ chơi, ngày đầu cô làm tổ trưởng để hướng dẫn trẻ chơi, sau khi trẻ quen cô cho nhóm chơi bầu 1 bạn làm ổ trưởng để điều hành nhóm chơi.
- Cô bao quát trẻ chơi và đặt các câu hỏi gợi ý tạo tình huống giúp trẻ chơi tốt và hứng thú hơn.
Góc sách chuyện:
Cho trẻ xem tranh về chủ đề PTGT đường sắt
- Trẻ biết xem tranh, ảnh về các PTGT đương sắt
- Sách truyện, tranh ảnh về các PTGT đương sắt
- Cô hướng cho trẻ xem tranh ảnh, sách truyện về các PTGT đương sắt
Góc nghệ thuật:
Vẽ tô màu về các con vật. Hát đọc thơ theo chủ đề giao thông

- Trẻ biết dùng đất nặn để nặn, giấy, màu để vẽ, xé dán 1 số loại cây.
- Trẻ biết hát, múa, đọc thơ về chủ đề giao thông
- Đất nặn, giấy, hồ dán…
- Các dụng cụ âm nhạc: Mõ, phách, xắc xô…
- Cô giới thiệu cho trẻ các nguyên vật liệu sẵn có và hướng dẫn trẻ vẽ, nặn, xé dán…
- Hướng dẫn trẻ hát, múa các bài hát, múa, đọc thơ về chủ đề thực vật sử dụng các dụng cụ âm nhạc
- Cô động viên, khích lệ để trẻ hứng thú hoạt động.
Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây, tưới nước
- Trẻ quan sát và biết được thời tiết nhu thế nào? Và biết cách chăm sóc cây.
- Trẻ biết chơi trò chơi.
- Xô nhỏ, nước, khan để lau lá cây, tưới nước và chăm sóc cho cây.
- Cô cho trẻ quan sát bầu trời, cây cối rồi hỏi thời tiết, cây cối như thế nào? Hướng dẫn cho trẻ cách chăm sóc cây: lau lá, nhặt lá, tưới cây…
- cho trẻ chơi trò chơi.
- Cuối giờ cô nhận xét, động viên trẻ.
Để tải trọn bộ giáo án mầm non file word các bạn vui lòng kích vào đây:

Chủ bút: Giáo Án Mầm Non

Giáo án mầm non cung cấp giáo án nhà trẻ, giáo án lớp 3 tuổi, lớp 4 tuổi, lớp 5 tuổi cho các bạn giáo viên mầm non và sinh viên nghành sư phạm mầm non hoàn toàn miễn phí.

Có thể bạn sẽ thích

Loading...
Tất cả bài viết trên trang Em Là Cô Giáo Mầm Non được Luật Bảo Vệ Quyền Tác Giả (DMCA) bảo vệ. Các bạn copy bài viết đăng lên website khác vui lòng ghi rõ nguồn Em Là Cô Giáo mầm non. Thân! DMCA.com Protection Status