LĨNH VỰC PHÁT
TRIỂN CẢM XÚC THẨM MỸ
Tạo hình: Tô màu mũ bảo
hiểm
I. Mục đích – yêu cầu
1. Kiến thức
- Trẻ biết được tên gọi và hình dáng mũ bảo hiểm
2. Kỹ năng
- Rèn cho trẻ kĩ năng tô
- Kỹ năng tô màu đẹp, sáng tạo
- Kỹ năng ngồi đúng tư thế: lưng thẳng, đầu hơi cúi cách mặt bàn một
góc 45 độ, hai tay để trên bàn, tay phải cầm bút ở đầu ba ngón tay: ngón cái,
ngón kế và ngón giữa...
- Luyện sự sự khéo léo của đôi bàn tay
3. Thái độ
- Biết vâng lời cô giáo, đoàn kết với các bạn trong lớp.
- Giáo dục trẻ biết chấp hành đúng luật lệ giao thông và đèn tín hiệu giao thông, đi trên vỉa hè, khi ra
đường phải có người lớn dẫn đường, phải mang mủ bảo hiểm khi đi trên xe máy
- Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động tạo hình.
- Biết yêu quý sản phẩm mình tạo ra.
4. Phương pháp
- PP quan sát, trò chuyện, thực hành
II. Chuẩn bị
- Đối với cô
- Tranh vẽ mẫu của cô và các anh chị lớp trên
- Giấy, bút chì, màu tô đủ cho cô và trẻ
- Khung (giá) trưng bày bài vẽ của trẻ
- Đối với trẻ
- Chuẩn bị tâm thế sẵn sàng, áo quần gọn gàng để bước vào hoạt động
III. Tiến hành hoạt động
* Gây hứng thú cho trẻ
- Các con ơi, lại đây với cô nào. Hôm nay, cô mang đến cho lớp mình 1
đoạn phim rất hay. Các con có muốn xem
trong đoạn phim đó có nội dung về gì không?
- Cô cho trẻ quan sát xem đoạn phim, hình ảnh về mủ bảo hiểm
- Đàm thoại :
+ Các con có nhận xét gì về đoạn phim vừa xem?
+ Khi đi xe nào các con phải đội mủ bảo hiểm
- Cô giáo dục trẻ: biết chấp hành đúng luật lệ giao thông và đi xe phải
mang mủ bảo hiểm để đảm bảo an toàn cho mình…
Hoạt động 1: Quan sát mẫu
- Cô cho trẻ xem tranh của các anh chị lớp trên.
- Các con có nhận xét gì về những bức tranh trên?
- Cho trẻ quan sát tranh vẽ mẫu của cô về mủ bảo hiểm.
- Đàm thoại:
+ Trên tay cô đang cầm bức tranh vẽ gì?
+ Mủ bảo hiểm.có những bộ phận nào?
+ Theo các con để tô mủ bảo hiểm thì cần tô như thế nào?
Hoạt động 2: Cô làm mẫu
- Để tô mủ bảo hiểm thì các con cần tô phần mủ trước. Tiếp theo là tô
Lưỡi của mủ bảo hiểm
- Cô chỉ vào tranh và hỏi trẻ: Các con thấy mủ bảo hiểm.thường mang khi
đi PTGT nào? Vậy các con quan sát xem trên bức tranh của cô còn có những gì?
Hoạt động 3: Trẻ thực hiện
nhiệm vụ.
- Cô cho trẻ về vị trí thực hiện hoạt động tô.
- Cô cho trẻ nhắc lại cách tô
- Cô cho trẻ nhắc lại tư thế ngồi, cách cầm bút.
- Cô quan sát và nhắc nhở trẻ vẽ, sửa tư thế ngồi giúp trẻ hoàn thành
sản phẩm
- Cô gợi ý cho trẻ sáng tạo thêm: cây, đường đi, ông mặt trời…
- Cô động viên khích lệ trẻ hoàn thành sản phẩm.
* Hoạt động 4: Trưng bày và
nhận xét sản phẩm
- Cô cho trẻ trưng bày sản phẩm.
- Cô cho gọi 2 – 3 trẻ nhận xét sản phẩm của mình và tranh của bạn.
- Cô cho trẻ nhắc lại yêu cầu tô tranh.
- Cô nhận xét chung nêu ra yêu cầu của trẻ cho trẻ nhận thấy tranh của bạn đẹp hay chưa
đẹp như thế nà ? (tô màu đẹp, không lem ra ngoài, có sự sáng tạo). Động viên
những bài chưa vẽ xong và cho trẻ làm
tiếp ở hoạt động góc.
* Kết thúc
- Cô cho trẻ xem đề tài tuần tới sau và thu dọn đồ dùng giúp cô.
NHẬN XÉT CUỐI NGÀY
Tình trạng sức
khỏe:
………………………………………………………………………………………………
Trạng thái cảm
xúc, thái độ, hành vi của trẻ:
………………………………………………………………………………………………
Kiến thức, kỹ
năng:
………………………………………………………………………………………………
Lưu ý, đề xuất:
…………………………………………………………………………………
Để tải trọn bộ giáo án mầm non file word các bạn vui lòng kích vào đây: