Văn học Thơ Đi dép

Hoạt động học: Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ Văn học: Thơ : Đi dép 1.Mục đích yêu cầu: *Yêu cầu cơ bản: + Kiến thức: -Trẻ thuộc th...

Hoạt động học: Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ
Văn học: Thơ : Đi dép

1.Mục đích yêu cầu:
*Yêu cầu cơ bản:
+ Kiến thức: -Trẻ thuộc thơ và nhớ tên bài thơ “Đi dép”, tên tác giả “Phạm Hổ”
- Trẻ biết trả lời các câu hỏi liên quan đến bài thơ
+ Kỹ năng: - Trẻ biết lắng nghe cô và các bạn đọc bài thơ “Đi dép”
+Thái độ: Trẻ có ý thức giữ gìn đôi dép, giữ gìn vệ sinh thân thể.
*Yêu cầu kết hợp: -  Âm nhạc
2. Chuẩn bị:
+ Đối với cô: - Hình ảnh  minh họa nội dung  bài thơ
+ Đối với trẻ: - Những đôi dép cho trẻ chơi và đi vào chân


3. Hướng dẫn:
ND hoạt động
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
*Ổn định gây hứng thú













Hoạt động 1
Cô đọc trẻ nghe





















Hoạt động 2
Đàm thoại









Hoạt động 3
Kết thúc

- Hát “Đôi dép”.
- Lớp chúng mình vừa hát bài gì?
- Cô cho trẻ xem đôi dép thật và trò chuyện:
+  Dép để làm gì?
+ Mời một trẻ lên mang dép.
+Chân được mang dép con cảm thấy thế nào?
+ Tại sao phải mang dép?  Đúng rồi, hàng ngày chúng ta phải mang dép để đôi chân sạch, khi mang dép chúng ta phải giữ gìn đôi dép mình để dép không bị hư nhe các con.
- Cô cũng có bài thơ nói về đôi dép, đó là bài thơ “đi dép” tác giả Phạm Hổ
* Giới thiệu bài thơ:
- Đọc lần 1: đọc diễn cảm. Tóm nội dung bài thơ: Bài thơ nói về bạn nhỏ được mang dép đi khắp nhà rất là vui.
- Đọc lần 2: Qua tranh tóm đoạn, trích dẫn, giải thích từ khó.
+ Đoạn 1: 2 câu đầu “chân được…êm êm là”.
+ Khi được đi dép chân cảm thấy rất là khỏe và thoải mái.                        
+ Êm êm: đôi chân cảm thấy khỏe và thoải mái.
- Đoạn 2: 2 câu tiếp theo “ dép cũng….khắp nhà”.
+ Được đi kháp nhà nên dép cũng thấy vui lắm.
* Dạy trẻ đọc thơ:
- Cả lớp cùng đọc với cô 2-3 lần.
- Mời từng tổ đọc. Mời nhóm đọc.
- Cá nhân trẻ đọc
* Cô trò chuyện với trẻ về nội nội dung bài thơ
- Các con vừa đọc bài thơ gì?
- Bài thơ đi dép của tác giả nào ?
- Bài thơ nói về em bé đang làm gì?
- Các bạn mang dép để làm gì ?
- Chúng ta mang dép như thế nào ?
Các con khi đi dép phải giữ gìn dép sạch sẽ, mang nhẹ nhàng để dép lâu hư và giữ cho đôi chân chúng ta luôn sạch đẹp.
* Trò chơi: Xem ai giỏi
Cách chơi: Cô chia trẻ làm 2 đội, khi có hiệu lệnh của cô trẻ lên gắn chiếc dép còn thiếu lên bảng để đôi dép đủ một đôi, kết thúc bài hát, đội nào được nhiều dép thì đội đó sẽ được khen.
- Cô nhận xét. Cô cho cả lớp đọc lại bài thơ (1 lần).
* Củng cố:
- Hôm nay cô dạy cho các con bài thơ gì?
- Bài thơ nói gì?
  * Kết thúc: hát bài “Đôi dép xinh”.
- Trẻ hát
- Đôi dép


- Để đi vào chân

- Êm êm

- Cho đôi chân chúng ta sạch








- Trẻ chú ý lắng nghe













- Trẻ đọc thơ






- Đi dép
- Phạm hổ
- Em bé đi dép
- Để sạch
- Biết giữ gìn để dép lâu hư










- Đi dép

- Em bé đi dép
II. Chơi với đồ chơi, hoạt động theo ý thích
- Tạo hình, âm nhạc: Nghe hát, hát, múa các bài hát về mẹ, bà,
III. Chơi ngoài trời:
1.HĐCCĐ: Quan sát tranh vườn thiên nhiên
- Câu hỏi đàm thoại
+ Cây gì đây?
+ Lá có màu gì?
+ Muốn cây tươi tốt chúng mình làm gì?
2.TCVĐ: Bắt bóng
3.Chơi tự do: Chơi theo ý thích cầu trượt, xích đu…
IV.Vệ sinh, ăn, ngủ trưa:
- Rèn kỹ năng rửa tay đúng cách….Tập thói quen khi ngủ không nói chuyện
V. Chơi – tập buổi chiều
- Bình bầu bé ngoan, nghe cô đọc thơ, kể chuyện có trong chủ đề
- Hát múa các bài trong chủ đề: Mẹ yêu không nào, chiếc khăn tay, cháu yêu bà
- Chơi tự chọn ở các góc, Cùng cô chuẩn bị đồ dùng cho tuần mới
VI. Trả trẻ:
- Dọn dẹp đồ chơi . Chuẩn bị đồ dùng cá nhân.Ra về
*Đánh giá sau một ngày:
- Đạt được mục tiêu đề ra không?.........................................................................
- Hoạt động trẻ thích là:.........................................................................................
- Hoạt động trẻ không hứng thú là:........................................................................
- Trẻ chưa đạt yêu cầu cần hướng dẫn thêm:.........................................................
- Trẻ vượt trội:.....................................................................................................
Để tải trọn bộ giáo án mầm non file word các bạn vui lòng kích vào đây:

Chủ bút: Giáo Án Mầm Non

Giáo án mầm non cung cấp giáo án nhà trẻ, giáo án lớp 3 tuổi, lớp 4 tuổi, lớp 5 tuổi cho các bạn giáo viên mầm non và sinh viên nghành sư phạm mầm non hoàn toàn miễn phí.

Có thể bạn sẽ thích

Loading...
Tất cả bài viết trên trang Em Là Cô Giáo Mầm Non được Luật Bảo Vệ Quyền Tác Giả (DMCA) bảo vệ. Các bạn copy bài viết đăng lên website khác vui lòng ghi rõ nguồn Em Là Cô Giáo mầm non. Thân! DMCA.com Protection Status