Chủ đề nhánh 1: GIA ĐÌNH TÔI nhóm 3 tuổi
HOẠT ĐỘNG
|
Thứ 2
|
Thứ 3
|
Thứ 4
|
Thứ 5
|
Thứ 6
|
||||||||||
ĐÓN TRẺ
|
Cô đến
lớp trước 15 phút quét dọn phòng học sạch sẽ.
- Đón
trẻ : Nhắc trẻ cất đồ dùng cá nhân, chào cô giáo, chào bố mẹ.
- Trao
đổi với phụ huynh về tình hình sức khoẻ trẻ hàng ngày, tuyên truyền với phụ
huynh về chăm sóc sức khoẻ trẻ và tình hình học tập của trẻ.
- Trẻ
chơi tự chọn các nhóm chơi, xem tranh các sản phẩm tạo hình của bé.
- Trò
chuyện với trẻ về bản thân, tuổi, giới tính của trẻ và của bạn
|
||||||||||||||
THỂ DỤC SÁNG
|
Bài tập: Tập kết hợp
với bài hát “Cả nhà thương nhau”
Mục đích – yêu cầu:
- Trẻ
biết tập thở sâu, phát triển cơ bắp.
- Rèn
luyện cho trẻ khả năng thực hiện bài tập theo yêu cầu của cô.
- Trẻ hứng
thú tham gia tập.
Chuẩn bị:
- Sân (
sàn nhà ) bằng phẳng, khô ráo.
- Quần
áo trẻ gọn gàng.
Tổ chức hoạt động:
1. Khởi động:
- Cho
trẻ làm đoàn tàu đi thành vòng tròn, vừa đi vừa kết hợp hát bài “Đoàn tàu nhỏ xíu”, cô đi ngược chiều với
trẻ. Cho trẻ đi các kiểu: Đi thường, đi bằng mũi chân, gót chân, chạy chậm,
chạy nhanh, chạy chậm, về ga...Cô cho trẻ đứng thành vòng tròn hoặc thành
hàng dọc rồi chuyển thành hàng ngang và dãn cách đều. để tập BTPTC
2. Trọng động: Tập kết hợp với bài hát “Cả nhà thương nhau” 4 lần x 4 nhịp
- Hô hấp:
Cho trẻ làm động tác thổi bóng bay.
- Tay:
Hai tay dang ngang gập khuỷu tay lên vai “Ba thương con………..con giống ba (4 lần
x 4 nhịp)
- Chân:
Hai tay dang ngang, khụy gối hai tay đưa ra trước “Cả nhà ta………..gặp nhau là
cười ( 4 lần x 4 nhịp)
- Bụng:
Hai tay chống hông, nghiêng người sang hai bên “ba thương con………con giống ba”
(4 lần x 4 nhịp)
- Bật:
Hai tay chống hông nhảy bật tách chân, khép chân “Cả nhà ta……….gặp nhau là cười
( 4 lần x 4 nhịp)
* Hồi
tĩnh: cho trẻ đi nhẹ nhàng 1 – 2 vòng quanh sân tập.
3. Trò chơi vận động: Bóng tròn to
- Cô giới
thiệu trò chơi
- Cách
chơi: cô cho trẻ năm tay nhau thành vòng tròn. Khi cô đọc “bóng tròn to, tròn
tròn to” thì trẻ nắm tay lùi ra sau làm vòng tròn to. Khi cô đọc “bóng xì
hơi, xì xì hơi” trẻ năm tay nhau đi tiến vào trong.
- Cô hướng
dẫn trẻ chơi 2 – 3 lần.
4. Hồi tĩnh:
- Cho
trẻ đi nhẹ nhàng quanh sân 1 – 2 vòng
|
||||||||||||||
ĐIỂM DANH
|
Cô thực
hiện dưới nhiều hình thức , nhằm làm cho trẻ biết tên và quan tâm đến nhau.
Có thể cô lần lượt gọi tên từng trẻ. Hoặc cô làm cho mỗi trẻ một thẻ tên – kí
hiệu.
|
||||||||||||||
HOẠT ĐỘNG HỌC
|
Phát triển nhận thức:
MTXQ
Trò chuyện về gia đình của bé.
|
Phát triển thể chất:
Thể dục
- Bật về
phía trước
- Trò
chơi: Thổi bóng.
|
Phát triển nhận thức:
Tạo
hình
Tô màu chân dung mẹ
|
Phát triển ngôn ngữ:
Văn học
Truyện:
Cô bé quàng khăn đỏ
|
Phát triển thẩm mỹ:
Âm nhạc
Hát, vận
động: Cả Nhà thương nhau. Nghe hát: Cho con
Trò
chơi: Ai nhanh hơn
|
||||||||||
HOẠT ĐỘNG GÓC
|
Phân vai
- Gia đình
- Cô giáo
- Bác sĩ
- Bán hàng
|
Xây dựng
- Xây dựng
lắp ghép khu vườn cảu bé
|
Học tập
- Xem
tranh ảnh về gia đình
|
Nghệ thuật
- Tô ,
vẽ, nặn, xé dán tranh theo chủ đề.
-Biểu
diễn văn nghệ, đọc thơ, kể chuyện về chủ đề
- Làm
sách tranh về chủ đề
|
Thiên nhiên
- Chăm
sóc cây xanh của lớp.
|
||||||||||
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
|
1. Hoạt động có mục đích:
Trò
chuyện tìm hiểu về địa chỉ gia đình.
2. Trò chơi:
Trời
mưa
3. Chơi tự do
|
1. Hoạt động có mục đích:
Trò
chuyện về gia đình của bé
2. Trò chơi: Thi xem ai nhanh.
3. Chơi tự do
|
1. Hoạt động có mục đích:
Vẽ tự
do trên sân
2. Trò chơi: Lộn cầu vồng.
3. Chơi tự do
|
1. Hoạt động có mục đích:
Quan
sát thời tiết.
2. Trò chơi:
Chi chi
chành chành
3. Chơi tự do
|
1.Hoạt động có mục đích:
Quan
sát cây xanh trong sân trường.
2.Trò chơi:
Kéo co
3.Chơi tự do
|
||||||||||
VỆ SINH ĂN TRƯA
|
- Giờ ăn tiến hành trong khoảng 60 phút. Cô sắp xếp
công việc một cách hợp lí từ khâu chuẩn bị ăn cho đến khâu vệ sinh sau khi
ăn.
- Hướng dẫn và tạo cho trẻ thói quen vệ sinh sạch sẽ
trước khi ăn. Lớp có hai cô thì phân công một cô giám sát trẻ lau mặt, rửa
tay sạch sẽ trước khi ăn và cô còn lại kết hợp với một số trẻ trực nhật bữa
ăn. Sau khi trẻ ăn xong, cho trẻ cùng cô dọn dẹp chỗ ngồi ăn và
nhắc nhở trẻ vệ sinh sạch sẽ, không cho trẻ chạy, nhảy nhiều sau khi ăn.
|
||||||||||||||
NGỦ TRƯA
|
- Cô
chuẩn bị phòng ngủ cho trẻ. Khi quá số tre vào cô mới cho trẻ nằm để ngủ.
Phòng ngủ phải thoáng mát, tránh ánh sáng nhiều. Khi ổn định chỗ ngủ cô có thể
hát ru hoặc cho trẻ nghe hát các bài ru, dân ca. Những trẻ khó ngủ cô vỗ về
cho trẻ ngủ.
|
||||||||||||||
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
|
- Trò
chuyện, chơi các trò chơi về chủ đề
- Chơi
trò chơi tự do
|
- Làm
quen bài mới: Tô màu “Chân dung mẹ”
- Chơi
tự do
|
- Ôn bài cũ
- Chơi trò chơi dân gian
|
- Ôn
bài cũ: kể lại truyện trong chủ đề
- Chơi
tự do ở các góc
|
- Văn
nghệ cuối tuần
- Ôn
bài cũ
|
||||||||||
VỆ SINH – TRẢ TRẺ
|
- Cô
giúp trẻ làm vệ sinh, đi giầy dép, mặc quần áo gọn gàng.
- Trả
trẻ: Cô nhắc trẻ lấy đồ dùng cá nhân, chào hỏi mọi người. Cô trả trẻ tận tay
phụ huynh, trao đổi với phụ huynh tình hình trong ngày của trẻ
|
||||||||||||||
II. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI:
Thời gian
|
Tên trò chơi
|
Yêu cầu
|
Chuẩn bị
|
Tiến hành
|
||||
7h – 8h00
Chơi
trong giờ đón trẻ
|
Chơi
theo ý thích của trẻ với đồ chơi của lớp.
|
- Trẻ
chơi đoàn kết, biết tự lấy đồ chơi theo ý thích của mình
|
- Các
đồ chơi theo chủ đề ở góc đầy đủ
|
- Cô
gợi ý trẻ xem trẻ thích chơi đồ chơi gì? Chơi ở góc nào?
- Khi
trẻ chơi cô bao quát chung và giúp đỡ trẻ khi cần thiết. Khen ngợi và khuyến
khích trẻ khi trẻ có những sản phẩm đẹp, hành vi tốt.
- Trẻ
chơi xong nhắc trẻ cất đồ chơi đúng nơi quy định.
|
||||
8h – 8h40
Chơi
trong giờ hoạt động có chủ đích
|
1. Trò chơi: “Nhà bé ở đâu?”
-
Cách chơi: Trò chuyện về tên các đường phố hoặc tên làng xã. Cô cầm tất cả
các thẻ địa chỉ của một trẻ bất kì cho cả lớp cùng nghe rõ và hỏi “Có ai biết
đó là địa chỉ của bạn nào không?”. Sau đó đọc lại địa chỉ và đưa thẻ cho trẻ
có đúng địa chỉ đó. Trò chơi tiếp tục như vậy với địa chỉ khác và trẻ khác.
2. Trò chơi: “Ai đấy nhỉ?”
-
Cách chơi: Cô cho trẻ xem hình ảnh của các thành viên trong gia đình (ông,
bà, bố, mẹ, bé…) và hỏi trẻ đó là ai.
3.Trò chơi: “Đuổi bắt bóng”
- Cách chơi: Cô
chia trẻ thành các nhóm. Mỗi nhóm từ 6 – 8 trẻ và tổ chức cho trẻ chơi theo
nhóm. Cô vừa gọi tên các trẻ vừa đẩy bóng lăn đi theo các hướng khác nhau, trẻ
chạy theo và nhặt bóng mang về cho cô. Cô tiếp tục đẩy bóng đi theo một hướng
khác để trẻ chạy theo bóng lần 2. Cô tiếp tục chơi với nhóm tiếp theo.
4. Trò
chơi: “Ai nhanh hơn”
-
Cách chơi: Cô có 5 cái vòng và mời 6 bạn lên chơi. Chúng mình cùng đi xung
quanh những chiếc vòng và hát 1 bài hát, khi có hiệu lệnh thì các con phải chạy
về vòng, 1 vòng chỉ được 1 bạn.
- Luật
chơi: Ai không tìm thấy vòng thì bạn ấy là người thua cuộc và phải nhảy lò
cò.
|
|||||||
8h40 –9h20
Chơi,
hoạt động ở các góc
|
Phân vai
- Cô
giáo, học sinh.
- Bác
sĩ
- Gia
đình
- Bán
hàng
|
- Trẻ tự chọn nhóm chơi,
về nhóm chơi.
- Biết thể hiện một vài hành động chơi phù
hợp với vai mình đóng
|
- Đồ chơi gia đình: Nồi,
bát đĩa, trang phục...
- Cô giáo: Tranh ảnh, đồ
chơi, xắc xô...
- Bác sĩ: ống nghe, tủ thuốc...
|
1. Ổn định:
- Cô hỏi trẻ “Lớp mình đang học về chủ đề gì?”
- Cô và trẻ cùng hát bài hát “Cả nhà thương nhau’
+ Các con vừa hát bài hát gì?
- Hôm nay cô có rất nhiều góc chơi cho các con lựa chọn
đấy!
2. Thỏa thuận trước khi chơi:
- Cô và trẻ đàm thoại:
- Con thích chơi ở góc nào?
- Bạn nào cũng thích chơi ở
góc này?
- Còn bạn nào thích chơi ở
góc khác?
- Cô giới thiệu các góc chơi và giáo dục trẻ:
+ Phân vai: gia đình, bán hàng, bác sĩ.
+ Xây dựng: xây khu vườn của bé.
+ Nghệ thuật: vẽ, tô, nặn theo chủ đề. Hát, đọc thơ
theo chủ đề
+ Học tập: xem tranh ảnh của gia đình.
+ Thiên nhiên:
chăm sóc cây xanh.
Bây giờ bạn nào chơi ở góc nào thì về góc đó chơi và rủ
bạn cùng chơi nhé.
* Trước khi chơi các con phải lấy đồ chơi nhẹ nhàng và
trong khi chơi các con phải chơi đoàn kết với bạn. Khi chơi xong các con phải
thu dọn đồ chơi vào đúng nơi quy định nhé!
- Cho trẻ tự về góc mình thích , về góc trẻ tự thoả thuận
vai chơi
3. Hướng dẫn quá trình chơi:
*
Góc phân vai:
- Cô gợi ý trẻ nhận vai chơi,
nếu trẻ chưa biết chơi cô nhập vai chơi cùng trẻ.
- Ở trường mầm non có
những ai? Cô giáo làm những việc gì?...
- Cô dạy trẻ các thao tác
chơi cơ bản: Chọn thực phẩm, sơ chế, bày hàng, dạy hát, tập thể
dục...
* Góc xây dựng:
- Trẻ thực hiện cô bao quát hướng dẫn trẻ
- Cô quan sát hướng dẫn, tạo tình huống chơi cùng trẻ.
- Trẻ xếp hàng rào, vườn
cây trong khu vườn.
* Góc Nghệ thuật:
- Cô giới thiệu một số
sản phẩm tạo hình dể gây hứng thú cho trẻ.
- Hướng dẫn trẻ tạo sản
phẩm từ nhiều loại nguyên liệu.
- Lựa chọn một vài bài
hát có tiết tấu và lời ca đơn giản đẻ trẻ tập biểu diễn.
- Dạy trẻ cách sử dụng
đúng các nhạc cụ, tập đứng theo đội hình dể biểu diễn, khuyến
khích trẻ sáng tạo động tác minh họa đơn giản.
* Góc học tập:
- Hướng dẫn trẻ
xem tranh ảnh và nhận xét về tranh, hướng dẫn trẻ làm sách tranh theo chủ đề,
ghép tranh về trường mầm non.
- Trẻ về góc thực hiện nhiệm vụ chơi, trong khi trẻ thực
hiện cô quan sát gợi ý cách bố trí
tranh hợp lý…
* Góc thiên
nhiên:
- Cô chú ý tạo ra nhiều tình huống cho trẻ giải quyết,
và giao lưa giữa các góc chơi
4. Kết thúc :
- Cô nhận xét nhóm nào hoạt động xong trước rồi đến các
nhóm tiếp theo.
+ Góc phân vai: các cô nội trợ và bán hàng hôm nay đã nấu
ăn rất ngon bà bán hàng rất đúng giá đấy
+ Góc xây dựng: hom nay các bác thợ xây đã xây công
viên rất đẹp và chắc chắn đấy
+ Góc học tập: các con đã biết phân biệt được gia đình
ít con, gia đình đông con, các con rất giỏi
+ Góc nghệ thuật: các nhạc sĩ, ca sĩ hôm nay đã hát rất
hay và đúng nhạc đấy
+ Góc thiên nhiên: à các bạn đã biết cách chăm sóc cây
xanh rồi.
+ Cô nhận xét chung cả lớp và khen ngợi trẻ.
- Cho trẻ cất đồ chơi đúng nơi quy định.
|
||||
Xây dựng
- Xây
khu vườn của bé
|
- Trẻ biết xếp các khối, xếp cạnh, xếp
chồng.
- Hứng thú tham gia các
hoạt động.
|
- Hàng rào, cổng, gạch, khối.
- Các
miếng ghép đồ chơi.
|
||||||
Học tập
Xem
tranh trò chuyện về gia đình
- Chơi
lô tô về các loại đồ dùng đồ chơi trong lớp.
|
- Trẻ biết về nhóm chơi, biết cầm và giở
sách đúng cách
|
- Chuẩn bị thêm sách,
truyện theo chủ đề.
- Báo, tạp chí cũ để trẻ tập làm quen với
việc tự giở sách.
|
||||||
Nghệ thuật
- Hát
một số bài hát theo chủ đề.
|
- Bước đầu có một số kĩ
năng vẽ, nặn đơn giản, tạo ra sản phẩm.
- Thích thú biểu diễn một số bài hát và
vỗ đệm bằng các nhạc cụ.
|
- Đất năn, đồ chơi cô nặn
mẫu.
- Băng nhạc theo chủ đề.
- Mũ, nhạc cụ...
|
||||||
Thiên nhiên
- Trồng
cây
Chăm
sóc cây .
|
- Trẻ biết chăm sóc cây
Và
thích được chăm sóc cây
|
Vườn thiên nhiên sạch sẽ, an toàn
- Nước, khăn lau Bộ đồ chơi làm vườn.
|
||||||
9h20 – 10h00
Chơi
ngoài trời
|
1. Trò chơi: “Trời
mưa”
Mục đích:
- Rèn
luyện kỹ năng vận động, phản xạ nhanh.
Chuẩn bị:
- 1 cái
trống lắc.
- Xếp
ghế thành hình vòng cung, mỗi ghế cách nhau khoảng 30 – 40cm. Số ghế ít hơn số
trẻ từ 3 – 4 cái.
Cách chơi: Cô quy định mỗi ghế là một “ngôi nhà”. Cô cho trẻ vừa
đi vừa hát bài “Trời nắng, trời mưa”. Khi cô ra hiệu lệnh “Trời mưa” và gõ trống
lăc dồn dập thì trẻ phải chạy nhanh dến 1 “ngôi nhà” (ngồi vào ghế) để tránh
mưa.
Luật chơi: Trẻ nào chạy chậm không có “ngôi nhà” để tránh mưa
bị ướt thì phải dừng cuộc chơi.
2. Trò chơi: Thi
xem ai nhanh?
Mục đích: Phát triển tai nghe,
phân biệt và nhận ra giọng hát của bạn .
Chuẩn bị: Mũ chóp kín.
Luật chơi: Bạn nào đoán sai thì ra khỏi vòng chơi.
Cách chơi:
- Cô cho một trẻ đội mũ chóp kín. Gọi một trẻ trai hoặc
một trẻ gái lên hát. Trẻ đội mũ chóp sẽ phải đoán bạn đang hát là bạn trai
hay là bạn gải hoặc tên bạn, tên bài hát.
3. Trò chơi: “Chi Chi Chành Chành”
Mục đích: Phát triển ngôn ngữ và rèn luyện phản xạ nhanh cho trẻ.
Chuẩn bị:
- Số lượng: 5 -
6 trẻ trở lên
- Không gian cho trẻ chơi theo nhóm như: Sân trường, lớp
học.
Luật chơi: Trẻ nào bị ”cái” nắm
được ngón tay là thua cuộc.
Cách chơi:
- Cô cùng trẻ đọc thuộc bài đồng dao “Chi Chi Chành Chành”:
“Chi chi chành chành
Cái đanh thổi lửa
Con ngựa đứt cương
Ba vương ngũ đế
Bắt dế đi tìm
Ù à ù ập
Đóng sập cửa lại”
- Một nhóm (khoảng 5 - 6 trẻ) quây tròn lại, một trẻ
làm “cái”) xòe bàn tay ngửa lên trên.
- Những trẻ khác đặt ngón tay trỏ vào giữa lòng bàn tay
“cái”,vừa đánh nhịp đều đặn vừa đọc lời bài đồng dao. Đến tiếng “ập” của câu
cuối cùng thì trẻ làm ”cái” phải nắm thật nhanh bàn tay lại, đồng thời các trẻ
khác phải rút ngón tay trỏ của mình ra thật nhanh. Trẻ nào rút chậm ngón tay,
bị “cái” nắm được là thua cuộc và phải thay “cái” xòe tay ra để các bạn khác
chơi tiếp.
4. Trò chơi “Lộn cầu vồng”
Mục đích:
- Phát triển ngôn ngữ và khả
năng vận động theo nhịp điệu
- Rèn luyện cơ tay và cơ lưng cho trẻ.
Chuẩn bị:
- Số lượng: từ 2 trẻ trở lên, chơi theo số chẵn.
- Không gian cho trẻ chơi theo nhóm như: Sân trường, lớp
học
Luật chơi: Khi đọc đến tiếng cuối
cùng của bài đồng dao thì cả hai trẻ cùng xoay người nửa vòng để lộn cầu vồng.
Cách chơi:
- Cô và trẻ cùng đọc bài đồng dao “ Lộn cầu vồng”
“Lộn cầu vồng
Nước trong nước chảy
Có cô mười bảy
Có cậu mười ba
Hai chị em ta
Cùng lộn cầu vồng”
- Hai trẻ đứng đối diện và cầm tay nhau. Trẻ vừa đọc lời
đồng dao vừa vừa lần lượt đưa tay sang hai bên. Khi đọc đến tiếng cuối cùng của
bài đồng dao thì cả hai cùng giơ cao cánh tay (vẫn nắm tay nhau) rồi cùng
xoay người nửa vòng, chui qua tay, quay lưng vào nhau. Sau đó lại tiếp tục
chơi như trước, đến câu cuối cùng thì lộn lại tư thế ban đầu.
5. Trò chơi: “Kéo co”
Mục đích: Rèn luyện tính bền bỉ,
sức dẻo dai và tinh thần đồng đội cho trẻ.
Chuẩn bị:
- Số lượng: không hạn chế
- Một đoạn dây thừng dài và chắc có buộc mảnh vải đỏ ở
giữa
- Không gian cho trẻ chơi theo nhóm như: Sân trường, lớp
học.
Luật chơi: Khi ko, người chơi
không được thả tay hay bỏ vị trí.
Cách chơi:
- Chia đều số trẻ làm 2 đội với số lượng trẻ bằng nhau
và tương đối đồng đều về thể lực.
- Kẻ một vạch làm mốc, 2 đội đứng đối diện nhau cách vạch
khoảng 50cm và cùng nắm vào dây để kéo
- Khi có hiệu lệnh của người điều khiển, hai đội bắt đầu
dồn sức kéo. Đội nào kéo được đối phương qua khỏi vạch ranh giới là thắng.
|
|||||||
14h40 – 1540
Chơi,
hoạt động theo ý thích
|
* Cho
trẻ chơi với các trò chơi: Gieo hạt, Chồng nụ, chồng hoa
* Chơi
tự do
|
- Gíúp trẻ phát triển cơ chân, rèn luyện sự
khéo léo.
- Trẻ
biết chơi nhịp nhàng với nhau
|
- Sân tập sạch sẽ, thoáng mát
- Trẻ đọc
thuộc bài đồng dao
|
- Cô giới
thiệu trò chơi, cách chơi .
- Cho
trẻ chơi theo nhóm hoặc cả lớp.
- Cô
bao quát chung và giúp đỡ, hướng dẫn cụ thể khi trẻ chưa biết chơi.
- Cô
khuyến khích, động viên và nhận xét trẻ trong quá trình chơi hoặc sau khi
chơi xong.
|
||||
15h40 – 17h00
Chơi
trong giờ trả trẻ
|
Chơi
theo ý thích ở các góc
|
- Trẻ hiểu cách chơi và luật chơi, trẻ chơi hứng thú
- Trẻ
biết phối hợp với bạn trong quá trình chơi
|
- Đồ
dùng đồ chơi trong chủ đề “gia đình”
|
- Cô trải
chiếu hoặc kê bàn, hướng dẫn trẻ ngồi góc chơi và cho trẻ chơi với đồ chơi trẻ
thích
- Cô
bao quát và khuyến khích, nhắc nhở trẻ trong quá trình chơi
|