Phát triển nhận thức
KHÁM PHÁ KHOA HỌC: TRÒ CHUYỆN VỀ GIA ĐÌNH CỦA
BÉ
I. Mục đích – yêu cầu :
1. Kiến thức :
-
Trẻ biết tên các thành viên trong gia đình.
-
Trẻ biết được mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình.
2. Kĩ
năng :
-
Phát triển ngôn ngữ, kĩ năng trả lời câu hỏi, kĩ năng quan sát.
-
Trẻ biết trả lời đủ câu, rõ ràng, mạch lạc.
3. Thái độ :
-
Biết nghe lời cô giáo hướng dẫn
-
Trẻ mạnh dạn, tự tin, có ý thức tổ chức kĩ luật.
II. Chuẩn bị :
-
Tranh ảnh về gia đình.
* Nội dung tích hợp: Âm nhạc: Cả
nhà thương nhau.
III. Tiến hành.
Hoạt
động của cô
|
Hoạt
động của trẻ
|
Hoạt động 1: Ổn định tổ chức, gây hứng thú
- Cô
cùng trẻ hát bài hát “Cả nhà thương nhau”
+ Các
con vừa hát bài hát gì?
+ Trong
bài hát tình cảm của gia đình mình như thế nào?
- Hôm
nay cô và các con cùng tìm hiểu xem trong gia đình mình có những ai nhé!
Hoạt động 2: Nội dung
- Cô
cho trẻ xem và quan sát ảnh của gia đình bạn Minh.
- Cô giới
thiệu về gia đình và các thành viên trong gia đình bạn Minh.
- Lần
lượt cho trẻ tự giới thiệu về gia đình mình.
+ Trẻ
giới thiệu tên bố, mẹ, các anh chị em trong gia đình.
+ Cô có
thể hỏi thêm trẻ các thành viên trong gia đình làm nghề gì.
- Sau mỗi
lần trẻ giới thiệu cô khái quát lại cho cả lớp cùng nghe.
- Các
con ạ! Gia đình mà có một con gọi là gia đình ít con. Còn gia đình có 2 con
trở lên gọi là gia đình nhiều con đấy.
- Cô hỏi
một số trẻ gia đình trẻ là gia đình ít hay nhiều con.
- Các
con ở cùng nhà với ai?
- À!
Gia đình mà có ông, bà, bố, mẹ, các cháu ở cùng dưới một mái nhà gọi là gia
đình nhiều thế hệ đấy.
- Vậy
tình cảm của mọi người trong gia đình thế nào?
- Trong
gia đình mọi ngươi yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ nhau đấy.
Hoạt động 3: Trò chơi củng cố
* Trò
chơi “Nhà bé ở đâu”
- Cô giới
thiệu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi cho trẻ.
- Cô
cho trẻ chơi 2 – 3 lần.
* Trò
chơi “Ai thể nhỉ?”
- Cô giới
thiệu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi cho trẻ.
- Cô
cho trẻ chơi 2 – 3 lần.
* Kết
thúc: Cô nhận xét giờ học, khen ngợi trẻ tích cực hoạt động, khích lệ trẻ
chưa mạnh dạn.
|
- Trẻ
hát cùng cô.
- Cả
nhà thương nhau.
- Yêu
thương nhau.
- Vâng ạ!
- Trẻ
quan sát
- Trẻ
chú ý quan sát và lắng nghe.
- Trẻ
giới thiệu về gia đình mình.
- Trẻ lắng
nghe.
- Trẻ
trả lời
- Trẻ
trả lời
- Trẻ lắng
nghe
- Yêu
thương nhau.
- Trẻ lắng
nghe.
- Trẻ
chú ý nghe cô giới thiệu trò chơi
- Trẻ
chơi trò chơi
|