Một số đồ dùng cần thiết trong gia đình dùng để ăn, uống

PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH Một số đồ dùng cần thiết trong gia đình dùng để ăn, uống I. Mục đích – yêu cầu: 1.  Ki...

PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH
Một số đồ dùng cần thiết trong gia đình dùng để ăn, uống

I. Mục đích – yêu cầu:
1.  Kiến thức :
- Trẻ biết gọi tên, chết liệu,cách xử dụng của một số đồ dùng trong gia đình.
- Trẻ biết được đặc điểm, đặc trưng của từng loại đồ dùng: Hình dáng, chất liệu, công dụng.
2. Kỹ năng :
- Phát triển kỹ năng tư duy và ghi nhớ có chủ định cho trẻ.
- Trẻ biết so sánh điểm giống và khác nhau giữa hai loại đồ dùng.
3. Thái độ :
- Giáo dục trẻ biết giữ gìn và bảo quản đồ dùng sạch sẽ, gọn gang, cẩn thận.
II. Chuẩn bị :
-  Cửa hàng có đồ dùng: Bát, thìa, phích, ấm....
- Hai ngôi nhà có vẽ đồ dùng để ăn uống.
* Nội dung tích hợp: Bài đồng dao: Đi cầu đi quán
+ Toán: Đếm số lượng đồ dùng


III. Tổ chức hoạt động :

Hoạt động của cô
Hoạt động của tre

Hoạt  động 1 : Ổn định gây hứng thú
- Cho trẻ đọc bài đồng dao “Đi cầu đi quán”.
+ Các con vừa đọc bài đồng dao gì?
+ Trong bài đồng dao bé mua được gì?
- Bạn trong bài đồng dao mua được rất nhiều thứ như: Xoang, dưa, lược chải tóc, …Hôm nay cô đi chợ cũng mua được nhiều đồ dùng, các con nhìn xem cô mua được gì nào.
Hoạt động 2:    Quan sát và đàm thoại
- Chú ý! Chú ý!
* Quan sát cái bát :
- Cô cũng mua được một đồ dùng, các con chú ý lên cô xem đó là đồ dùng gì nhé !
- Cô mua được gì đây ?
- Cô cho trẻ nhắc lại từ  “cái bát”.
- Cái bát dùng để làm gì ?
- Các con quan sát thấy miệng bát giống hình gì ?
- Các con cho cô biết bát này được làm bằng gì ?( Cô giới thiệu bát được làm bằng sứ, ngoài ra còn có bát được làm bằng thuỷ tinh, nhựa…Đó là những đồ dùng trong gia đình dùng để cơm ăn. Cái bát là vật dễ vỡ nên khi xử dụng các con phải cầm cẩn thận nhé).
* Quan sát cái đĩa :
- Ngoài ra cô còn mua được một đồ dùng nữa đấy, các con nhìn xem cô đã mua gì nhé !
- Đây là gì ?
- Cái đĩa dùng để làm gì ?
- Cô cho trẻ phát âm từ  Cái đĩa 
- Cái đĩa giống hình gì các con ?
- Đĩa này được làm bằng gì ? (Đĩa được làm bằng sứ dùng để đựng thức ăn, ngoài đĩa sứ còn có đĩa nhựa, thuỷ tinh nữa đấy các con ạ. Cái đĩa cũng dễ vỡ nên khi bưng bê thì các con phải cẩn thận và dùng xong phải rửa sạch sẽ và cất đúng nơi quy định nhé !)
* Quan sát cái ấm :
- Trời tối trời tối. Trời sáng rồi.
- Đây là cái gì các con ?
- Phích dùng để làm gì ?
* Đúng rồi, muốn có nước nóng thì chúng mình bỏ nước vào ấm và nấu cho sôi lên.
- Vỏ ấm được làm bằng gì ? ( Vỏ ấm được làm bằng đuy nox).
* Khi dùng ấm các con phài nhờ người lớn, vì ấm đựng nước sôi nên rất nguy hiểm.
* So sánh : Các con hãy quan sát và cho cô biết điểm giống và khác nhau giữa cái bát, cái đĩa và cái phích.
- Giống : Đều là đồ dùng trong gia đình để ăn uống, dễ vỡ.
+ Cái bát và cái đĩa thì được làm bằng sứ…Miệng bát và cái đĩa có dạng hình tròn
- Khác : + Cái bát dùng để đựng cơm
+ Cái đĩa dùng để đựng thức ăn
+ Cái ấm dùng để đựng nước sôi, vỏ được làm đuy nox.
* Mở rộng : Ngoài những đồ dùng này còn có những đồ dùng trong gia đình mình nữa hãy kể cho cô và các bạn cùng nghe?
- Ngoài ra trong gia đình còn nhiều đồ dùng khác nữa đểăn như: thìa, môi... Đồ dùng để uống như ấm pha trà, chén...
* Giáo dục : Để có những đồ dùng trong gia đình mình thì bố mẹ các con phải vất vả kiếm tiền để mua chúng. Vì thế mà khi dùng những đồ dùng này các con phải cẩn thận và nhẹ tay nhé, khi dùng xong phải rửa sạch sẽ và cất vào nơi quy định nhé !
Hoạt động 3 : Luyện tập
- Cho trẻ chơi : Ai giơ nhanh
+ Cô nêu tên trò chơi, cách chơi
+ Cho trẻ chơi 1 – 2 lần
- Trò chơi : Về đúng nhà
+ Cô nêu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi.
+ Cho trẻ chơi 1 - 2 lần (lần 2 đổi nhà cho nhau)
* Kết thúc : Cô nhận xét, tuyên dương và cho trẻ cất đồ dùng.

- Đọc theo cô.
- Đi cầu, đi quán
- Giơ tay kể

- Trẻ chú ý lắng nghe.







- Cái bát
- Trẻ phát âm
- Dùng để đựng cơm
- Hình tròn

- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe cô giới thiệu







- Cái đĩa
- Đựng thức ăn
- Trẻ phát âm
- Hình tròn
- Làm bằng sứ







- Cái ấm
- Đựng nước


- Trả lời

- Trẻ chú ý lắng nghe



- Trẻ so sánh







- Trẻ lắng nghe



- Trẻ kể.




- Vâng ạ

- Trẻ nghe cô giới thiệu trò chơi
- Trẻ chơi trò chơi
- Trẻ nghe cô giới thiệu trò chơi, cách chơi, luật chơi.
- Trẻ chơi trò chơi
Để tải trọn bộ giáo án mầm non file word các bạn vui lòng kích vào đây:

Chủ bút: Giáo Án Mầm Non

Giáo án mầm non cung cấp giáo án nhà trẻ, giáo án lớp 3 tuổi, lớp 4 tuổi, lớp 5 tuổi cho các bạn giáo viên mầm non và sinh viên nghành sư phạm mầm non hoàn toàn miễn phí.

Có thể bạn sẽ thích

Loading...
Tất cả bài viết trên trang Em Là Cô Giáo Mầm Non được Luật Bảo Vệ Quyền Tác Giả (DMCA) bảo vệ. Các bạn copy bài viết đăng lên website khác vui lòng ghi rõ nguồn Em Là Cô Giáo mầm non. Thân! DMCA.com Protection Status