PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
THƠ: TRĂNG SÁNG
I. Mục đích yêu cầu
1. Kiến thức
- 4 tuổi: Trẻ biết tên bài thơ, tên tác giả và thuộc bài thơ, hiểu nội dung bài thơ, đọc thơ diễn
cảm.
- 5 tuổi: Trẻ biết tên bài thơ, tên tác
giả hiểu nội dung bài thơ, trẻ biết đọc thơ diễn cảm, thể hiện được tình cảm
khi đọc thơ.
2. Kỹ năng
- 4 tuổi: Rèn kĩ năng ghi
nhớ và phát triển ngôn ngữ cho trẻ..
- 5 tuổi: Rèn kĩ năng ghi
nhớ và phát triển ngôn ngữ ở trẻ.
3. Giáo dục
- Giáo dục
trẻ phải chăm ngoan học giỏi và yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị
- Tranh minh hoạ thơ. Que chỉ.
- Cô và trẻ
trang phục gọn gàng.
III . Tổ chức hoạt động
Hoạt động của cô
|
Hoạt động của trẻ
|
1. Hoạt động 1:
Gây hứng thú
- Cô thấy các bạn học rất giỏi nên cô sẽ thưởng cho các
bạn cuộc thi đó là cuộc thi “Bé chăm học”
Đến với hội thi hôm nay cô xin chân trọng giới thiệu
ban tổ chức gồm có cô giáo và quan trọng nhất trong cuộc thi hôm nay không
thể thiếu các thành viên của hai đội đó là đội Đèn ông sao và đội Đèn kéo
quân.
Cô giáo sẽ là người đồng hành trong suốt cuộc thi này
cùng các đội.
- Đến với cuộc thi này hai đội phải trải qua 3 phần thi
+ Phần thi thứ I là phần thi: Bé cùng tìm hiểu
+ Phần thi thứ II là phần: Cảm thụ và khám phá tác phẩm
+ Phần thi thứ III là phần thi: Bé cùng trổ tài.
- Mở đầu cho cuộc thi sẽ là phần thi bé cùng tìm hiểu.
Phần I: Bé cùng tìm hiểu
- Cô cho trẻ hát bài “ Gác trăng” và hỏi trẻ:
- Các con vừa hát bài gì?
- Bài hát nói về ngày gì?
- Các con biết gì về ngày trung thu nào?
- Ngày trung thu các con thường làm gì? được ăn những
gì?
- Đêm trung thu các con nhìn lên bầu trời thấy gì?
- Các con ạ vào đêm trung thu nhìn lên bầu trời trăng
rất sáng và đẹp đấy. Có một nhà thơ khi nhìn thấy ánh trăng đẹp quá đã sáng
tác bài thơ: “ Trăng sáng” rất hay đấy các con ngồi về chỗ lắng nghe cô đọc
bài thơ này nhé.
Phần II: Cảm thụ và khám phá tác phẩm.
2. Hoạt động 2: Cô đọc diễn cảm
- Cô đọc mẫu:
- Lần 1: Đọc diễn cảm.
Cô giới thiệu tên bài thơ, tên tác giả.
- Lần 2: Kèm tranh minh hoạ.
3. Hoạt động 3: Đàm thoại, giảng
giải, trích dẫn
- Hỏi trẻ tên bài thơ?
- Bài thơ do ai sáng tác?
- Bài thơ nói về cái gì?
- Nhờ đâu mà sân nhà em lại sáng như vậy?
=> Vào những ngày giữa tháng nếu như trời không mưa
thì sân nhà ai cũng sáng vì nhờ có ánh trăng chiếu xuống, và nhất là ngày tết
trung thu.
Trích đoạn:
“
Sân nhà em sáng quá
Nhờ ánh trăng sáng ngời.”
- Trăng tròn như thế nào?
- Các con đã nhìn thấy trăng chưa?
- Trăng có rơi được không?
- Những hôm nào trăng khuyết trông như thế nào?
=> Các con ạ:
Trăng rất đẹp tròn như cái đĩa lơ lửng trên bầu trời mà không bao giờ rơi
được. Những hôm nào trăng khuyết trông trăng vẫn đẹp như những con thuyền
trôi.
Trích đoạn:
“
Trăng tròn như cái đĩa
Lơ lửng mà không rơi
Những hôm nào trăng khuyết
Trông giống con thuyền trôi”
- Cô giải thích từ trăng khuyết.
- Trăng và bạn nhỏ như thế nào với nhau?
=> Hai câu
cuối nói về tình cảm của trăng với bạn nhỏ và bạn nhỏ với trăng. Em bé đi đâu
trăng cũng theo bước như muốn cùng đi chơi.
Trích đoạn:
“ Em đi trăng theo bước
Như muốn cùng đi chơi.”
Cô giáo dục trẻ
yêu quý gần gũi với thiên nhiên có ý thức giữ gìn thiên nhiên luôn tươi đẹp.
Phần III : Bé cùng trổ tài
4. Hoạt động 4:
Trẻ đọc thơ
- Cô cho trẻ đọc thơ cùng cô 1- 2 lần
- Cho trẻ đọc thơ theo đội thi đua nhau đọc.
- Trẻ đọc thơ theo nhóm.
- Trẻ đọc thơ cá nhân.
- Cô chú ý sửa sai động viên khuyến khích trẻ đọc thơ.
- Hỏi trẻ tên bài thơ?
- Tên tác giả?
5. Hoạt động 5: Kết thúc
- Cho trẻ ra sân chơi
|
- Trẻ lắng
nghe cô nói
- Trẻ nghe
- Trẻ hát
cùng cô
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ kể…
- Trẻ trả lời
- Ông trăng
- Trẻ lắng nghe
- Vâng ạ.
- Lắng nghe
- Bài “Trăng sáng”
- Trẻ trả lời.
- Về vẻ đẹp của đêm trăng
- Nhờ ánh trăng.
- Trẻ lắng nghe
- Như cái đĩa.
- Trẻ trả lời
- Không ạ.
- Con thuyền trôi.
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ 5 tuổi trả lời.
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ đọc
- Trẻ đọc
- Trẻ đọc
- Cá nhân đọc.
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ đi ra ngoài.
|