PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
TRUYỆN: “BẠN MỚI”
I. Mục đích - yêu
cầu:
1. Kiến thức.
- 4 tuổi: Trẻ biết tên truyện, tên tác giả, hiểu nội dung câu chuyện, biết kể chuyện theo cô
- 5 tuổi: Trẻ cảm nhận và
hiểu được nội dung câu
chuyện, biết tên câu chuyện, tên tác giả, biết kể
chuyện theo cô.
2. Kỹ năng
- 4 tuổi: Rèn kĩ năng ghi
nhớ và phát triển ngôn ngữ mạch lạc, kĩ năng đọc thơ diễn cảm cho trẻ..
- 5 tuổi: Rèn kỹ năng đọc diễn cảm,
ghi nhớ có chủ định. Phát triển ngôn ngữ
mạch lạc, mở rộng vốn từ cho trẻ.
3. Thái độ:
- Qua câu chuyện trẻ biết yêu thương, quan tâm, giúp đỡ, nhường nhịn, chia sẻ cho bạn bè.
II. Chuẩn bị:
- Tranh có nội dung câu chuyện.
III. Tổ chức hoạt
động:
Hoạt động của
cô
|
Hoạt động của trẻ
|
1. Hoạt động 1:
Gây hứng thú
- Cô thấy các bạn học rất giỏi nên cô sẽ thưởng cho các
bạn cuộc thi đó là cuộc thi “Bé chăm học”.
Đến với hội thi hôm nay cô xin chân trọng giới thiệu ban
tổ chức gồm có cô giáo và quan trọng nhất trong cuộc thi hôm nay không thể
thiếu các thành viên của ba đội đó là đội Bút chì và đội Bút màu, đội bút bi
Cô giáo sẽ là người đồng hành trong suốt cuộc thi này
cùng các đội.
- Đến với cuộc thi này ba đội phải trải qua 3 phần thi
+ Phần thi thứ I là phần thi: Bé cùng tìm hiểu.
+ Phần thi thứ II là phần: Cảm thụ và khám phá tác
phẩm.
+ Phần thi thứ III là phần thi: Bé cùng trổ tài.
- Mở đầu cho cuộc thi sẽ là phần thi bé cùng tìm hiểu.
Phần I: Bé cùng
tìm hiểu.
- Cô cho trẻ hát bài
“Trường chúng cháu là trường mầm non”
- Cùng đàm thoại với trẻ về bài hát.
- Các con vừa
được hát bài hát gì?
- Vậy các con
đang học ở trường nào?
- Trong trường có những
ai?
- Cô hỏi trẻ công
việc của từng người?
- Cô giáo dạy con
những gì?
- Lớp các con học
là lớp gì?
* Giới thiệu câu chuyện .
- Các con ơi! Có một câu chuyện nói về lớp mẫu giáo của Hà có một bạn mới bạn
ấy tên là Hoa, các ngón tay của Hoa bị tật. Khi cô giáo cho cả lớp múa, Hoa
không múa được ôm mặt khóc các bạn thấy thương Hoa, và cô giáo đã nói với cả
lớp các con phải biết yêu thương, đoàn kết thì cô mới vui đó là nội dung câu
chuyện “ Bạn mới” bây giờ cô sẽ kể cho chúng mình nghe đấy.
2. Hoạt động 2: Cô kể chuyện
Phần II: Cảm thụ và khám phá tác phẩm.
* Cô kể chuyện lần 1: Cô kể chuyện diễn cảm, Kết hợp cử chỉ,
nét mặt.
- Kể xong cô giới
thiệu tên câu
chuyện, và tên tác giả . (Câu chuyện “Bạn
mới” của tác giả Thu Hằng)
* Cô kể chuyện lần 2: Kể diễn cảm câu
chuyện. Kết hợp tranh minh họa.
3. Hoạt động 3: Đàm thoại - Giảng giải - Trích dẫn.
- Cô hỏi trẻ.
- Cô vừa kể cho chúng mình nghe câu chuyện gì?
- Của tác giả
nào?
- Câu chuyện có những nhân
vật nào?
- Lớp mẫu giáo của Hà có bạn mới tên là gì?
- Bạn Hoa là người như thế nào?
- Đến giờ ngủ
trưa các bạn làm gì?
=> À đúng rồi đấy. Cô vừa kể cho lớp mình nghe câu
chuyện “Bạn mới” của cô Thu Hằng. Câu
chuyện nói về lớp mẫu giáo của Hà có một bạn mới bạn ấy tên là Hoa, các ngón
tay của Hoa bé tẹo. Đến giờ ngủ trưa không bạn nào muốn ngủ bên Hoa
*Trích dẫn : “ Lớp
mẫu giáo của Hà….. chiếc gối bông”
- Khi cô giáo dạy múa thì Hoa như thế nào?
- Hoa đã nói gì với cô giáo?
- Khi các bạn
nhìn về phía Hoa thì Hoa như thế nào?
=> Đến giờ học
múa Hoa không múa được khi các bạn nhìn Hoa, Hoa òa khóc nức nở
* Trích dẫn: “ Buổi chiều….. nín đi con cô thương”
- Cô giáo đã nhìn thấy gì?
- Khi Hoa khóc
Hà đã làm gì?
- Các bạn
trong lớp đã làm gì?
- Cô giáo đã
nói gì với cả lớp?
=> Cô giáo đã nhìn thấy bàn tay tật nguyền biết trông
em và nấu cơm, với bàn tay ngoan ấy thì phải được cả lớp yêu thương.
* Trích dẫn: “Rồi cô nghẹn ngào nói….
Thì cô mới vui”
- Qua câu chuyện chúng mình học hỏi
được gì ở các bạn ấy?
- Qua câu chuyện nói về lớp mẫu giáo của Hà có một bạn mới bạn
ấy tên là Hoa, các ngón tay của Hoa bị tật. Khi cô giáo cho cả lớp múa, Hoa
không múa được ôm mặt khóc các bạn thấy thương Hoa, và cô giáo đã nói với cả
lớp các con phải biết yêu thương, đoàn kết thì cô mới vui! Chúng mình nhớ chưa nào?
4. Hoạt động 4: Trẻ kể chuyện
Phần III: Bé cùng trổ tài.
- Cô dạy trẻ kể chuyện cùng cô 3- 4 lần.
- Cô yêu cầu trẻ kể chuyện theo tổ, nhóm, cá nhân.
- Cô hỏi trẻ tên câu chuyện, tác giả ?
Cô khích lệ trẻ kể chuyện to rõ ràng diễn cảm.
(cô chú ý sửa sai,
sửa ngọng cho trẻ).
5. Hoạt động 5: Kết thúc.
- Cho trẻ về góc nghệ
thuật vẽ quà tặng các bạn trong lớp.
|
- Trẻ nghe
- Trẻ nghe
- Trẻ hát bài hát
- Đàm thọai cùng cô
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Hưởng ứng lời cô
- Lắng nghe cô kể chuyện
- Ghi nhớ tên câu chuyện và tác giả.
- Trẻ chú ý quan sát và
lắng nghe
- Trẻ trả lời cô
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Bạn Hoa ạ
- Trẻ tuổi trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Hoa mếu máo ạ
- Hoa nói không múa được
- Hoa giấu tay đi và ôm mặt khóc nức nở
- Trẻ trả lời
- Hà chạy lại nắm tay Hoa
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Chú ý nghe cô trích dẫn
- Trẻ trả lời cô
- Trẻ ghi nhớ, hưởng ứng
lời cô
- Cả lớp kể chuyện cùng cô
- Tổ, nhóm, cá nhân kể chuyện
- Trẻ trả lời
- Trẻ thực hiện
|