PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
TRÒ CHUYỆN VỀ TẾT TRUNG THU
I. Mục đích yêu cầu
1. Kiến thức
- 4 tuổi: Biết được thời điểm
diễn ra tết trung thu và ý nghĩa của ngày tết trung
thu đối với trẻ. Biết các loại bánh kẹo, đồ chơi thường có trong ngày trung
thu.
- 5 tuổi:
Trẻ yêu thích, hào hứng khi kể về ngày
hội trung thu. Biết được thời điểm diễn ra tết trung thu và ý nghĩa của ngày
tết trung thu đối với trẻ. Biết các loại bánh kẹo, đồ chơi thường có trong ngày
trung thu.
2. Kỹ năng:
- 4 tuổi: Rèn kỹ năng quan sát, so sánh cho trẻ, phát
triển vốn từ, trẻ chú ý và ghi nhớ có chủ định.
- 5 tuổi: Rèn kỹ năng quan sát, so sánh, phát triển vốn
từ, ghi nhớ có chủ định cho trẻ.
3. Giáo dục
- Giáo dục
trẻ qua bài học.
II. Chuẩn bị
- Các hình
ảnh về trung thu như: Những hoạt động của bé trong ngày trung thu, mâm ngũ quả.
- Một số
quả, tranh ảnh trong ngày trung thu.
III. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của cô
|
Hoạt động của trẻ
|
1. Hoạt động 1: Gây hứng thú
- Sắp đến ngày trung thu để chuẩn bị ngày Tết đó lớp 4-
5 tuổi tổ chức một cuộc thi đó là cuộc
thi “ Bé chăm học”.
- Đến với hội thi hôm nay cô xin chân trọng giới thiệu
ban tổ chức gồm có cô giáo và quan trọng nhất trong cuộc thi hôm nay không
thể thiếu các bé của lớp 4 – 5 tuổi.
Cô giáo sẽ là người đồng hành trong suốt cuộc thi này
cùng các bé.
- Đến với cuộc thi này các bé phải trải qua 3 phần thi.
+ Phần thi thứ I là phần thi: Bé cùng tìm hiểu
+ Phần thi thứ II là phần: Bé cùng khám phá.
+ Phần thi thứ III là phần thi: Bé nhanh nhất.
- Mở đầu cho cuộc thi sẽ là phần thi bé cùng tìm hiểu
Phần I: Bé cùng tìm hiểu.
- Trò chuyện với trẻ: Cho trẻ kể lại các hoạt động
trong ngày trung thu vừa qua theo trí nhớ của trẻ.
2. Hoạt động 2: Trò chuyện vể tết trung thu
Phần II : Bé cùng khám phá.
- Cô cho trẻ xem lần lượt từng hình ảnh về ngày tết trung thu nhằm khắc sâu cho
trẻ về ngày hội trung thu.
- Cho trẻ trao đổi, đàm thoại về những hình ảnh đó.
- Cô khái quát lại sau mỗi lần trẻ nhận xét.
- Bức tranh này nói về
đêm trung thu các bạn nhỏ đang vui đón tết, múa hát dưới ánh trăng,
khi vui hát múa xong cùng được phá cỗ ăn kẹo bánh.
Giáo dục: Khi ăn
quả, bánh kẹo nhớ phải rửa tay, rửa quả mới được ăn.
Đàm thoại mở rộng.
- Cho 3- 4 trẻ kể về sự chuẩn bị của bố mẹ dành cho bé,
kể về đêm trung thu, kể về các anh chị múa lân.
3. Hoạt động 3:
PhầnIII :Bé nhanh nhất.
Trò chơi.
* Trò chơi 1: Thi xem đội nào nhanh.
- Cách chơi: Chia trẻ thành 3 đội để sắp xếp mâm ngũ
quả.
- Tổ chức cho trẻ chơi.
- Cô bao quát trẻ động viên khen ngợi trẻ.
- Nhận xét trẻ
chơi.
* Trò chơi 2: Thi ai nhanh tay.
- Cách chơi: Cho trẻ về 3 nhóm lựa chọn những hình ảnh
về đêm trung thu, đồ chơi trung thu để
dán.
- Tổ chức cho trẻ chơi.
- Động viên khen ngợi trẻ.
- Nhận xét trẻ chơi.
4. Hoạt động 4: Kết thúc
- Cho trẻ hát và đi ra ngoài.
|
-Trẻ lắng nghe
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ kể lại.
- Trẻ quan sát
- Trả lời.
- Lắng nghe.
- Trẻ kể.
- Lắng nghe.
- Trẻ chơi.
- Lắng nghe.
- Trẻ chơi.
- Trẻ thực hiện.
- Trẻ lắng nghe
|