PHÁT TRIỂN THẨM MỸ NẶN BÁNH TRUNG THU

PHÁT TRIỂN THẨM MỸ NẶN BÁNH TRUNG THU( M) I. Mục đích yêu cầu: 1. Kiến thức - 4 tuổi: Trẻ biết chia phần đất và lăn dọc sau đó nặ...

PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
NẶN BÁNH TRUNG THU( M)

I. Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức
- 4 tuổi: Trẻ biết chia phần đất và lăn dọc sau đó nặn bánh trung thu theo ý tưởng của trẻ.
- 5 tuổi: Trẻ biết chia phần đất và lăn dọc sau đó nặn bánh trung thu theo ý tưởng của trẻ.
2. Kĩ năng:
- 4 tuổi: Rèn cho trẻ kĩ năng chia phần đất và làm dẻo đất. Rèn kĩ năng uốn vuốt để tạo thành bánh trung thu theo yêu cầu. Rèn sự khéo léo của đôi bàn tay trẻ.
- 5 tuổi: Rèn cho trẻ kĩ năng chia phần đất và làm dẻo đất. Rèn kĩ năng uốn vuốt để tạo thành bánh trung thu theo yêu cầu. Rèn sự khéo léo của đôi bàn tay trẻ.
3. Thái độ:
- Trẻ hứng thú tham gia vào tiết học.
- Giáo dục trẻ tính cẩn thận kiên trì, biết giữ gìn bảo quản những sản phẩm của mình và của bạn làm ra.
II. Chuẩn bị:
1. Đồ dùng của cô:
- Cô nặn sẵn một số loại bánh trung thu
- Đất nặn.
2. Đồ dùng cho trẻ:
- Đất nặn, bảng con cho trẻ.
- Bàn trưng bày sản phẩm.

III. Tổ chức hoạt động:

Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
 1. Hoạt động 1: Trò chuyện, gây hứng thú.
 - Cô cho trẻ hát bài “Gác trăng”.
 - Trò chuyện cùng trẻ về bài hát.
 - Cô chốt lại và dẫn dắt trẻ vào bài.
 2. Hoạt động 2: Quan sát mẫu.
Vào mỗi dịp tết trung thu các con được ăn rất nhiều loại bánh.
 - Chúng mình nhìn xem đây là bánh gì?
 - Cái bánh này hình gì? Màu gì?
 - Chiếc bánh còn có đặc điểm gì nữa?
 - Thế còn đây là bánh gì?
 - Bánh đó có đặc điểm gì?
 - Từ đất nặn cô đã làm ra được nhiều loại bánh trung thu khác nhau.
 - Giờ học hôm nay cô cùng các con nặn bánh trung thu nhé.
 3. Hoạt động 3: Cô làm mẫu.
 - Muốn nặn được những chiếc bánh trung thu bây giờ các con xem cô nặn trước nhé:
 - Trước tiên cô chọn đất nặn rồi cô chia đất ra thành nhiều phần sao cho vừa đủ để nặn bánh.
 - Cô dùng tay bóp đất khi nào thấy đất dẻo cô đặt xuống bẳng và dùng lòng bàn tay lăn dọc viên đất, sau đó nắn lại để được những chiếc bánh trung thu có hình tròn, hình vuông.
- Giờ cô mời cả lớp nặn bánh cho cô nhé.
 4. Hoạt động 4 : Trẻ thực hiện
 - Cho trẻ nhắc lại động tác lăn dọc đất trên mặt bảng, cách chia đất.
 - Cô quan sát và hướng dẫn cho một số trẻ chưa nặn được.
 - Khuyến khích những trẻ thực hiện tốt để tạo ra được nhiều sản phẩm.
 5. Hoạt động 5: Trưng bày sản phẩm.
 - Cô cho trẻ bày sản phẩm lên bàn cô đã chuẩn bị rồi cho trẻ cùng nhận xét.
 + Trong các sản phẩm này chúng mình hãy quan sát và cho cô biết con thích bài nào hơn, vì sao con thích.
 + Bài đó bạn đã nặn được những gì, con thấy bạn nặn có đẹp không.
 - Cô nhận xét chung bài của trẻ.
 - Động viên, khen ngợi trẻ.
6. Hoạt động 6: Kết thúc.
- Cho trẻ ra chơi

- Trẻ hát
- Trẻ trò chuyện



- Trẻ kể
- Bánh dẻo
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Bánh nướng
- Trẻ trả lời

- Trẻ quan sát nhận xét









-Trẻ xem cô làm mẫu

- Vâng ạ




- Trẻ  thực hiện




- Trẻ trưng bày sản phẩm


- Trẻ nhận xét cùng cô.

- Trẻ nói
- Trẻ nghe


- Trẻ ra chơi
Để tải trọn bộ giáo án mầm non file word các bạn vui lòng kích vào đây:

Chủ bút: Giáo Án Mầm Non

Giáo án mầm non cung cấp giáo án nhà trẻ, giáo án lớp 3 tuổi, lớp 4 tuổi, lớp 5 tuổi cho các bạn giáo viên mầm non và sinh viên nghành sư phạm mầm non hoàn toàn miễn phí.

Có thể bạn sẽ thích

Loading...
Tất cả bài viết trên trang Em Là Cô Giáo Mầm Non được Luật Bảo Vệ Quyền Tác Giả (DMCA) bảo vệ. Các bạn copy bài viết đăng lên website khác vui lòng ghi rõ nguồn Em Là Cô Giáo mầm non. Thân! DMCA.com Protection Status