CHỦ ĐỀ: MÙA HÈ VỚI BÉ NDC: Vẽ mưa rơi

CHỦ ĐỀ: MÙA HÈ VỚI BÉ NDC: Vẽ mưa rơi I. Mục tiêu - Làm quen với cách vẽ, ngồi ngay ngắn, tập cầm bút đúng cách để vẽ các nét xiên,...

CHỦ ĐỀ: MÙA HÈ VỚI BÉ
NDC: Vẽ mưa rơi

I. Mục tiêu
- Làm quen với cách vẽ, ngồi ngay ngắn, tập cầm bút đúng cách để vẽ các nét xiên, nét thẳng.
- Trẻ biết cầm bút bằng tay phải, cầm bằng 3 ngón tay, bước đầu biết vẽ các nét xiên, nét thẳng để tạo thành mưa.
- Rèn kỹ năng khéo léo của đôi bàn tay - mắt, phát triển các giác quan qua đó phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
- Thái độ: Giáo dục trẻ biết lợi ích của mưa cũng như tác hại của mưa.
II . Chuẩn bị
- Bút màu, giấy gam.... ( Mỗi trẻ bộ)
- Tranh vẽ mưa mẫu của cô.
- Đàn oóc gan.
- Tâm sinh lý thoải mái.
- NDKH: Trò chuyện về mùa hè.

III. Tổ chức HĐ:
HĐ của cô
HĐ của trẻ
* HĐ 1: Gây hứng thú:
- Cho trẻ quan sát hình ảnh hiện tượng mưa và trò chuyện
+ Đây là đám gì? Mây có lá màu gì?                                         + Hiện tượng gì đang diễn ra?      
- GD trẻ……………..dẫn dắt vào bài
 * HĐ 2: Vẽ mưa
- Quan sát mẫu: Cô có tranh vẽ gì đây?
+ Trời mưa to hay nhỏ?                                           
+ Giọt mưa như thế nào? (Là những ghạch dài)
+ Các con có thích vẽ cảnh mưa không?
- Cô làm mẫu:
+ Vẽ mưa mẫu lần 1: Cô vưa vẽ vừa nói cách vẽ                     + Cô vẽ mưa lần 2:  Phân tích rõ, chậm từng động tác: Cô ngồi ngay ngắn, tay phải cô cầm bút, dùng 3 ngón tay để cầm bút tay trái cô giữ vào mép giấy để giấy không bị xô lệch. Muốn vẽ mưa to cô vẽ nét xiên dài, cô đặt bút kéo từ trên xuống dưới từng đoạn kín trang giấy để tạo thành những hạt mưa. Muốn vẽ mưa nhỏ cô vẽ nét xiên ngắn hơn, cô cũng vẽ nét xiên từ trên xuống dưới
 + Cô vẽ được cái gì?                                                                + Mưa gồm những nét gì?
- Chúng mình có muốn vẽ mưa không?
-  Cô cháu mình cùng vẽ mưa nhé!                                          
* HĐ 3: Trẻ thực hiện vẽ mưa
- Cô phát cho mỗi trẻ 1 tờ giấy A4 và bút màu rồi hỏi trẻ:
+ Các con đã có gì?
+ Để vẽ được mưa chúng mình phải cầm bút bằng tay nào?       
- Tay trái chúng mình làm gì?.
- Cô bao quát hướng dẫn trẻ vẽ mưa trên không
- Tiếp tục cho trẻ vẽ mưa vào giấy.
- Chú ý: Nếu trẻ chưa thực hiện vẽ mưa được cô cần làm mẫu lại, hoặc nếu trẻ không vẽ được cô có thể cầm tay trẻ để trẻ tự tin vẽ mưa. Cô chú ý sửa sai cho trẻ ngồi ngay ngắn, cầm bút đúng để vẽ.
+ Khuyến khích trẻ trả lời câu hỏi con đang vẽ gì?
- Khi trẻ vẽ xong cô khuyến khích động viên trẻ
* HĐ 4: Trưng bày và nhận xét sản phẩm.
- Cô cho trẻ nhận xét mưa mình và bạn vẽ được    
- Cô cho trẻ tự nhận xét: Bạn nào vẽ mưa đẹp? vì sao?             
- Cô nhận xét chung khuyến khích động viên trẻ
 * Kết thúc
- Cô và trẻ cùng thu dọn đồ dùng đồ chơi                                  



1-2 trẻ trả lời



Mưa ạ!






Trẻ chú ý quan sát
Trẻ lắng nghe và quan sát




2-3 trẻ trả lời
Trẻ trả lời



Trẻ thực hiện

                 






1-2 trẻ trả lời



Trẻ tự nhận xét




Trẻ thu dọn cùng cô

B. HĐNT - DẠO CHƠI
-  HĐ CMĐ: Quan sát Xích đu, bập bênh
- TCVĐ: Trời nắng trời mưa
- Chơi với ô tô, nhà bóng: Cô bao quát đảm bảo an toàn cho trẻ.
1. Mục tiêu
- Trẻ được thay đổi môi trường hoạt động, phát triển khả năng quan sát, ghi nhớ ở trẻ.
- Trẻ nhận biết được một vài đặc điểm nổi bật: Xích đu gồm có ghế ngồi và khung xích, bập bênh có ghế ngồi và thân khung.... , phát triển ngôn ngữ cho trẻ qua các câu hỏi đàm thoại.
- Trẻ được chạy nhảy thoải mái, phát triển cơ bắp......cho trẻ qua TCVĐ.
- Trẻ được thoả mãn nhu cầu chơi và khám phá những điều mới lạ xung quanh trẻ
- Giáo dục trẻ: Chơi với đồ chơi cần cẩn thận - Chơi đúng khu vực qui định, chơi đảm bảo an toàn
2. Chuẩn bị
- Trang phục cô và trẻ gọn gàng.
- Địa điểm quan sát, hệ thống câu hỏi đàm thoại, đồ dùng đồ chơi.
- Sân sạch sẽ bằng phẳng
- Tâm sinh lý thoải mái.
- Chú ý đến những trẻ có sức khoẻ yếu
3. Tổ chức hoạt động
* Gây hứng thú
- Hôm nay cô thấy các con học rất ngoan nên cô sẽ cho chúng mình đi thăm quan đấy chúng mình cùng làm đoàn tàu nào
* HĐCMĐ:
- Cô trò chuyện với trẻ về xích đu, bập bênh.....
+ Đây là đồ chơi gì? (Cho cả lớp và cá nhân trẻ phát âm )
+ Xích đu có những gì? Thân xích đu, ghế ngồi...
+ chúng mình sẽ làm gì với xích đu?
+ Còn đây là gì ?
+ Bập bênh có gì đây ? dùng để làm gì ?...
- Cô khái quát và cung cấp thêm kiến thức cho trẻ
- Giáo dục trẻ chơi ngoan khi ngồi trên đồ chơi đó....
* TCVĐ: ‘‘ Trời nắng, trời mưa’’
- Cô phổ biến luật chơi cách chơi
- Tổ chức cho trẻ chơi 4-5 lần theo hứng thú.
- Khuyến khích động viên trẻ tham gia một cách hứng thú.
* Chơi với đồ chơi ngoài trời:
- Cô nhắc nhở trẻ chơi đúng khu vực qui định, chơi đoàn kết đảm bảo an toàn
- Cô quan sát trẻ ở tất cả các khu vực chơi
* Kết thúc
- Cô cho trẻ nhận xét buổi
- HĐCMĐ: Quan sát tranh ảnh về  chủ đề
- TCVĐ: Trời nắng, trời mưa
- Chơi với xích đu, con ngựa: Cô bao quát đảm bảo an toàn cho trẻ.
C. HOẠT ĐỘNG CHIỀU
- Vệ sinh, vân động nhẹ, ăn quà chiều.
- Cho trẻ chơi với các góc chơi mà trẻ thích.
- Ăn xế, vệ sinh cá nhân cho trẻ.
- Dạy trẻ học hát, đọc thơ trong chủ đề - làm quen với nội dung mới.
- Nhận xét cuối ngày
- Bình cờ - trả trẻ
D. NHẬN XÉT CUỐI NGÀY
Để tải trọn bộ giáo án mầm non file word các bạn vui lòng kích vào đây:

Chủ bút: Giáo Án Mầm Non

Giáo án mầm non cung cấp giáo án nhà trẻ, giáo án lớp 3 tuổi, lớp 4 tuổi, lớp 5 tuổi cho các bạn giáo viên mầm non và sinh viên nghành sư phạm mầm non hoàn toàn miễn phí.

Có thể bạn sẽ thích

Loading...
Tất cả bài viết trên trang Em Là Cô Giáo Mầm Non được Luật Bảo Vệ Quyền Tác Giả (DMCA) bảo vệ. Các bạn copy bài viết đăng lên website khác vui lòng ghi rõ nguồn Em Là Cô Giáo mầm non. Thân! DMCA.com Protection Status