HOẠT ĐỘNG: PHÂN BIỆT TAY PHẢI, TAY TRÁI. ÔN PHÂN BIỆT TO HƠN, NHỎ HƠN

LĨNH VỰC GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC HOẠT ĐỘNG: PHÂN BIỆT TAY PHẢI, TAY TRÁI. ÔN PHÂN BIỆT TO HƠN, NHỎ HƠN I / M ỤC ĐÍCH YÊU ...

LĨNH VỰC GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
HOẠT ĐỘNG: PHÂN BIỆT TAY PHẢI, TAY TRÁI. ÔN PHÂN BIỆT TO HƠN, NHỎ HƠN
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Trẻ ôn phân biệt to hơn, nhỏ hơn ,nhận biết được tay phải, tay trái của mình.
- Biết chọn đồ dùng, đồ chơi theo yêu cầu của cô
- Giáo dục trẻ biết cất dọn đồ dùng đồ chơi, giữ gìn đôi tay sạch sẽ.
II/ CHUẨN BỊ:
-  Đồ dùng của cô: 1 rổ đựng 2 chén: 1 chén lớn  có hình vẽ hoa vàng và một chén nhỏ có họa tiết hoa đỏ.
-  Đồ dùng của mỗi trẻ: 1 rổ đựng 2 chén: 1 chén lớn hoa đỏ và một chén nhỏ hoa vàng.
-  Ba tấm bảng chia làm 2 bên có vẽ hai bàn tay trái phải hai bên. Các hình ảnh lô tô to – nhỏ của các nghề: Đội 1 gồm: nhà, trường học, bệnh viện, cầu qua sông. Đội 2 gồm:tô, chén, bát, đĩa. Đội 3 gồm gạo,rau, củ, quả. Rổ đựng lô tô 3 cái.
-  Bài thơ: “Cái bát xinh xinh”
-  Bài hát: “Bàn tay người thợ xây

III/ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:

HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
v HOẠT ĐỘNG 1: ôn: “phân biệt to hơn, nhỏ hơn”
-       Cho lớp đọc thơ: “Cái bát xinh xinh”
-       C/c vừa đọc bài thơ gì?
-     Bài thơ nhắc đến nghề gì vậy  c/c ?
-       Nghề gốm xứ tạo ra những sản phẩm nào?
-       Đúng rồi chén và tô dĩa và các đồ dùng bằng sành nữa rất nhiều. C/c con phải biết yêu quý sản phẩm của nghề gốm xứ nhờ có nghề gốm xứ mà hằng ngày c/c có chén để ăn cơm đó.
-        C/c ơi! Nhìn xem nhìn xem xem cô có gì đây? Mấy cái chén?
-       Đúng rồi các con xem hai cái chén của cô có màu gì? Trên chén có vẽ gì? Bông hoa của cô có màu gì? Bên trong chén có màu gì?
-       Bây giờ các con xem cô đặt hai cái chén lên nhau nha!
-       Cô đặt chén vàng vào chén đỏ
-       Các con thấy chén vàng có bỏ vào trong chén đỏ được không?  Vì sao?
-       Đúng rồi vì chén vàng to hơn nên không để vào trong chén đỏ được.
-       Cả lớp nhắc lại chén vàng to hơn
-       Còn chén đỏ thì sao c/c nhỏ hơn hay to hơn? Vì sao?
-       Bạn trả lời rất đúng rồi nè! vì chén đỏ nhỏ hơn nên không để  chén vàng vào trong được.
-       Cả lớp nhắc lại chén đỏ nhỏ hơn
-       Bây giờ c/c nhìn cô để chén đỏ vào trong chén vàng nha c/c thấy chén đỏ như thế nào? Vì sao con biết?
-       Đúng rồi vì chén vàng to hơn nên chén đỏ bỏ được vào trong chén vàng
-       Cả lớp nhắc lại chén vàng to hơn
-       Còn chén đỏ thì sao c/c nhỏ hơn hay to hơn? Vì sao?
-       Đúng rồi. Vì chén đỏ nhỏ hơn nên để được vào trong chén vàng.
-       Cả lớp nhắc lại chén đỏ nhỏ hơn
-       Umbala! C/c xem cô có mấy tay?
-       Còn c/c thì sao? Tay đẹp của các con đâu?
-       C/c có mấy tay?
-       Hàng ngày đôi bàn tay đã giúp chúng ta làm gì nhỉ?
-       Để đôi bàn tay của chúng ta luôn sạch thì chúng ta phải làm gì?
*     Giáo dục: C/c phải biết yêu quý đôi tay của mình nhờ có đôi tay mà c/c có thể xúc cơm, viết bài, phụ giúp ba mẹ vậy nên c/c phải biết giữ gìn đôi tay sạch sẽ để phòng tránh được các bệnh tay chân miệng nhé!.
-       Hôm nay c/c học rất ngoan nên các chú ở nhà máy gốm xứ gửi tặng cho c/c mỗi bạn một rổ đồ chơi. Bây giờ c/c cùng đi lấy rổ đồ chơi về để trước mặt mình.
v HOẠT ĐỘNG 2: phân biệt tay phải, tay trái
-       C/c có muốn biết bàn tay nào là bàn tay phải, bàn tay nào là bàn tay trái không? Để biết được thì hôm nay cô sẽ dạy c/c phân biệt tay phải, tay trái.
-       Cho trẻ nhắc lại đề tài
-       Trò chơi, trò chơi: Cô Tuyến sẽ cùng các con chơi trò chơi có tên là “Giấu tay” để xem đâu là bàn tay phải đâu là bàn tay trái nhé!
-       Lần 1: Giấu tay, giấu tay.
-        Tay phải của các con đâu?
-       Cả lớp nói 2 lần
-       Bạn nam nói

-       Bạn nữ nói

-       Mời 3 bạn nói

-       Lần 2: Giấu tay, giấu tay.
-       Tay trái của con đâu?
-       Cả lớp nói 2 lần.

-       Bạn nam nói

-       Bạn nữ nói
-       Mời 3 bạn nói
-       Bây giờ chúng mình cùng khám phá trong rổ quà có gì nha!
-       Trong rổ quà của các con có gì ? Có mấy chén?
-       Chén nào to hơn? vì sao?
-  Đúng rồi. Chén đỏ to hơn vì không bỏ vào trong chén vàng được hoặc Chén đỏ to hơn vì bỏ chén vàng vào trong chén đỏ được.
-  Cả lớp nhắc lại chén đỏ to hơn

-  Chén nào nhỏ hơn? Vì sao con biết?
-  Đúng rồi chén vàng nhỏ hơn vì bỏ được vào trong chén đỏ hoặc Chén vàng nhỏ hơn vì không bỏ chén đỏ vào được.
-       cùng các con chơi trò giấu tay. Bây giờ c/c cầm chén to tay phải chén nhỏ tay trái. Khi nói tay phải đâu thì các con lấy chén to màu đỏ dơ lên và nói tay phải đây, khi nói tay trái đâu các con lấy chén hoa vàng dơ lên nhé!
-       Giấu tay, giấu tay.
-       Tay phải của con đâu?
-       Cả lớp trả lời
-       Cô kiểm  tra Cả lớp, cá nhân
-       Tay phải của con cầm chén mu gì? Chén đỏ như thế nào?
-       Giấu tay, giấu tay.
-       Tay trái của con đâu?
-       Cô cho trẻ giơ tay trái
-       Cô kiểm tra cả lớp, cá nhân
-       Tay trái của con cầm chén mu gì? Chén vàng như thế nào?
-       Hôm nay c/c học rất giỏi nên cô sẽ thưởng cho c/c 1 trò chơi đó là trò chơi có tên là: “Gắn nhanh gắn đúng”
v HOẠT ĐỘNG 3: Trò chơi: “ Gắn nhanh gắn đúng ”
-     Cách chơi: Trên đây cô có rất nhiều đồ dùng của các nghề khác nhau có kích thước to-nhỏ và cô có 3 tấm bảng đã được chia làm hai bên, bên tay trái, bên tay phải. Bây giờ cô chia lớp làm 3 đội thi đua. Nhiệm vụ của từng đội là gắn nhanh các đồ dùng có kích thước nhỏ vào bên tay trái, các đồ dùng có kích thước to vào bên tay phải. Đội 1 sẽ chọn sản phẩm của thợ xây (gồm: nhà, trường học, bệnh viện, cầu qua sông). Đội 2 sẽ chọn sản phẩm của nghề gốm xứ (gồm:tô, chén, bát, đĩa). Đội 3 sẽ chọn sản phẩm của nghề nông(gồm gạo,rau, củ, quả) Đội nào gắn nhanh gắn đúng được nhiều nhất đội đó sẽ là đội chiến thắng. Nên nhớ mỗi lần lên các con chỉ được lấy 1 hình thôi nhé khi bạn thứ nhất thực hiện xong đi về cuối hàng thì bạn thứ 2 tiếp tục thực hiện. Thời gian được tính bằng một bản nhạc.
- Cô Cho trẻ chơi 1 - 2 lần, bao quát trẻ.
- Nhận xét kết quả chơi.
v  KẾT THÚC: Nhận xét tuyên dương.


-  Trẻ đọc thơ
-  Thơ: Cái bát xinh xinh
-  Nghề gốm xứ
-  Chén

-  Trẻ lắng nghe

-  Chén . 2 cái chén

-   Đỏ, vàng. Trên chén có vẽ bông hoa.Màu trắng.

-  Trẻ chú ý lên cô

-  Không. Vì chén vàng to hơn

-  Trẻ lắng nghe!
-  Trẻ nhắc lại chén vàng to hơn
-  Nhỏ hơn. Vì không để được chén vàng vào trong.
-  Trẻ lắng nghe
-  Lớp nhắc lại

-  Chén đỏ nằm trong chén  vàng. Vì chén vàng to hơn nên chén đỏ bỏ được vào trong được
-  Lớp nhắc lại

-  Chén đỏ nhỏ hơn. Vì để được vào trong chén vàng

-  Lớp nhắc lại
-  2 tay
-  Tay đẹp  của con đây
-  Dạ! 2 tay
-  Đôi tay giúp chúng ta xúc cơm, viết bài.

-  Giữ gìn đôi tay sạch sẽ

-  Trẻ lắng nghe



-  Trẻ đi lấy rổ đồ dùng để trước mặt.
              


-  Dạ muốn!


-  Trẻ nhắc lại đề tài
-  Chơi gì, chơi gì?

-  Tay nào, tay nào?
-  Tay phải của con đây
-  Lớp nói 2lần và dơ tay phải lên
-  Bạn nam nói và dơ tay phải lên
-  Bạn nữ nói và dơ tay phải lên
-  3 bạn nói và dơ tay phải lên.

-  Tay nào, tay nào?
-  Tay trái của con đây!
-  Cả lớp trả lời 2 lần và dơ tay trái lên
-  Bạn nam nói và dơ tay trái lên
-  Bạn nữ nói và dơ tay trái lên
-  3 bạn nói và dơ tay trái lên.


-  Dạ!
-  Dạ! Có chén.2 chén
-  Chén đỏ to hơn vì không bỏ vào trong chén vàng được hoặc Chén đỏ to hơn vì bỏ chén vàng vào trong chén đỏ được.
-  Lớp nhắc lại
-  Chén vàng nhỏ hơn vì bỏ được vào trong chén đỏ hoặc Chén vàng nhỏ hơn vì không bỏ chén đỏ vào được.


-  Trẻ lắng nghe!


-  Tay nào, tay nào?
-  Tay phải của con đây!
-   Lớp nói và cầm chén to dơ tay phải lên.
-  Chén màu đỏ, to

-  Tay nào, tay nào?
-  Tay trái của con đây
-  Lớp nói và cầm chén vàng dơ tay trái lên.
-  Chén màu vàng, nhỏ




-  Trẻ lắng nghe!








-  Trẻ chơi
-  Trẻ lắng nghe!
Để tải trọn bộ giáo án mầm non file word các bạn vui lòng kích vào đây:

Chủ bút: Giáo Án Mầm Non

Giáo án mầm non cung cấp giáo án nhà trẻ, giáo án lớp 3 tuổi, lớp 4 tuổi, lớp 5 tuổi cho các bạn giáo viên mầm non và sinh viên nghành sư phạm mầm non hoàn toàn miễn phí.

Có thể bạn sẽ thích

Loading...
Tất cả bài viết trên trang Em Là Cô Giáo Mầm Non được Luật Bảo Vệ Quyền Tác Giả (DMCA) bảo vệ. Các bạn copy bài viết đăng lên website khác vui lòng ghi rõ nguồn Em Là Cô Giáo mầm non. Thân! DMCA.com Protection Status