LĨNH VỰC GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
HOẠT ĐỘNG: THƠ: ĐÀN GÀ CON
I/ YÊU CẦU:
-
Trẻ thuộc thơ, nhớ tên bài thơ, tên tác giả và hiểu nội dung bài thơ.
-
Trẻ đọc thơ diễn cảm, thể hiện được cảm xúc của
mình, trẻ biết trả lời câu hỏi của cô to, rõ ràng . mạnh dạn.
-
Giáo dục trẻ biết yêu quý, kính trọng, biết ơn chú bộ
đội.
II./ CHUẨN BỊ:
-
Power point bài thơ. “Đàn gà con”
-
Trò chơi: “Giả làm
chú gà con”.
Ú TH: KPKH tìm hiểu
về con gà con
III/ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
|
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
|
v
HOẠT ĐỘNG 1: Trò
chuyện cùng trẻ
-
Các con ơi! Hôm nay cô có một trò chơi muốn dành tặng
cho lớp mình đấy. Các con có muốn biết trò chơi đó là gì không?
Trò chơi có tên là: Nghe tiếng kêu đoán tên
con vật.
- Bây giờ cô sẽ cho lớp mình nghe các tiếng
kêu của các con vật, các con phải đoán xem đó là tiếng kêu của con vật gì?
- Bây giờ chúng mình cùng chơi nào?
- Các con vừa được chơi trò chơi nghe tiếng
kêu đoán tên con vật rồi, các con thấy trong trò chơi nhắc đến con vật nào?
Nó thường được nuôi ở đâu nhỉ?
- Đúng rồi những con vật đó thường được
nuôi trong gia đình đấy.
v
HOẠT ĐỘNG 2: Đọc
thơ: “Đàn gà con”
Hôm nay cô có một bài thơ nhắc đến con vật
cũng được nuôi trong gia đình đấy!
- Bài thơ có tên là: Đàn gà con của tác giả
Phạm Hổ.
- Các con chú ý lắng nghe cô đọc bài thơ
nhé
-
Cô đọc lần 1: Diễn cảm bằng lời + giải thích nội dung
bài thơ.
-
Bài thơ cô vừa đọc có tên là gì?
-
Của tác giả nào?
- Bài thơ nói về
điều gì?
=> Bài thơ nói về: Từ mười quả
trứng được gà mẹ ấp ủ qua một thời gian đã nở ra mười chú gà con thật dể
thương,có cái mỏ tí hon, cái chân bé xíu, lông vàng, mát đen sáng ngời. Gà
con thật dể thương đến nỗi bé rất yêu thích.
- Để cho bài thơ được
hay hơn chúng mình cùng chú ý lắng nghe cô đọc bài thơ lần nữa nhé!
- Cô đọc lần 2 :
Diễn cảm bằng lời + power point.
- Đàm thoại :
-
Trong bài thơ nhắc đến bao nhiêu quả trứng nhỉ?
-
Mẹ gà đang làm gì nhỉ?
-
Từ mười quả trứng được gà mẹ ấp ủ qua một thời gian thì
điều gì xảy ra?
-
Cái mỏ của gà con như thế nào nhỉ?
-
Cái chân của gà con như thế nào?
-
Lông của gà con có màu gì?
-
Mắt chú như thế nào?
-
Tình cảm của cô bé dành cho các chú gà con được thể
hiện qua những câu thơ nào?
v Hoạt động 3: Trẻ đọc thơ:
+ Cả lớp đọc 1 – 2 lần
+ Tổ, nhóm, cá nhân đọc – cô sửa sai
+ Cả lớp đọc lần cuối
-
Chúng mình vừa học xong bài thơ: Đàn gà con rồi, các
con thấy gà con có dễ thương không? Các con có yêu quý gà con không? Các con
yêu quý gà con thì chúng mình phải bảo vệ gà con nhé!
-
Ngoài gà con ra con có rất nhiều các loài động vật đáng
yêu khác chúng mình hãy bảo vệ , chăm sóc chúng nhé!
v HOẠT ĐỘNG 4: Trò chơi : “Giả làm chú gà con”
- Hôm nay cô thấy
các con học rất giỏi nên cô sẽ thưởng cho các con một trò chơi đó
là trò chơi “giả làm chú gà con” các con có thích không?
- Cách chơi: Cô và
trẻ giả làm chú gà con đi xung quanh lớp( Gà con mổ thóc, gà con đi theo mẹ,
gà con uống nước …)
- Cho trẻ chơi 2-3
lần
- Nhận xét trẻ chơi, tuyên dương và động viên
trẻ.
- Cũng cố: hỏi
lại đề tài
v KẾT THÚC: Nhận xét tuyên dương theo tình hình
lớp học.
|
- Trẻ lắng nghe!
-
Dạ muốn
-
Trẻ lắng nghe!
- Trẻ chơi cùng cô
- Con gà, vịt,
chó, mèo.
- Dạ nuôi trong gia
đình
-
Trẻ lắng nghe!
-
Trẻ lắng nghe!
- Trẻ chú ý lắng
nghe
- Dạ bài thơ có
tên đàn gà con
- Của tác giả
Phạm Hổ ạ!
- Mười quả trứng
tròn được gà mẹ ấp ủ nở ra mười chú gà con
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ chú ý lắng
nghe
- 10 quả trứng
- Ấp ủ
- Dạ 10 quả trứng
nở ra thành 10 chú gà con
- Cái mỏ của gà con
tí hon
- Cái chân của gà con
bé xíu.
- Lông của gà con có màu vàng
- Mắt đen sáng
ngời.
- Câu thơ ơi chú gà ơi ta yêu chú lắm
- Lớp đọc thơ 2
lần
- Lớp đọc thơ
chuyển đội hình
- Tổ,nhóm thi đua
đọc thơ
- Cá nhân đọc thơ
- Lớp đọc thơ.
-
Trẻ lắng nghe
- Dạ thích!
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ chơi
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ trả lời
-
Trẻ lắng nghe cô nhận xét
|