KẾ HOACH THỰC HIỆN CHỦ ĐỀ NHÁNH LỚP MÌNH CÓ NHIỀU ĐỒ CHƠI

  KẾ HOACH THỰC HIỆN CHỦ ĐỀ NHÁNH LỚP MÌNH CÓ NHIỀU ĐỒ CHƠI   (Thực hiện trọng 1 tuần từ ngày …./9/2017 ĐẾN NGÀY …./9/2017)          ...

 KẾ HOACH THỰC HIỆN CHỦ ĐỀ NHÁNH
LỚP MÌNH CÓ NHIỀU ĐỒ CHƠI  
(Thực hiện trọng 1 tuần từ ngày …./9/2017 ĐẾN NGÀY …./9/2017)
                            KẾ HOẠCH TUẦN

Hoạt động
Thứ hai
Thứ ba
Thứ t­­ư
Thứ năm
Thứ sáu

   Đón trẻ
- Đón trẻ vào lớp, trẻ tự cất đồ dùng cá nhân.
- Giới thiệu với trẻ về những đồ chơi trong lớp, đồ chơi ngoài trời và cách sử dụng các đồ chơi.






Hoạt động học


PTTM
- Hát: Trường mẫu giáo yêu thương.
- Nghe hát: Em yêu trường em
- Trò chơi: Bao nhiêu bạn hát.

TIẾT 1: PTTC
- Vân động:
Bật chụm chân liên tiếp vào 5 ô TIẾT 2:
PTNT
Một số đồ chơi của trường mầm non
PTNN
Thơ cô giáo của em( Chu Huy)
PTNT
- Ôn số lượng 3. Ôn so sánh chiều rộng

TIẾT 1:
PTNN
Lµm quen với chữ cái: o, ô, ơ.
TIẾT 2:
PTTM
T¹o h×nh:Vẽ đồ chơi trong lớp tặng bạn( Đề tài).

Hoạt động ngoài trời
- Hoạt động có chủ đích: Trò chuyện về thòi tiết mùa thu, quan sát cây bàng.
- Chơi vận đông: Kéo co.
Tung bóng, Mèo đuổi chuột.
- Chơi tự do:




Hoạt động góc
-  Góc đóng vai:
Gia đình/ cô giáo/ Cửa hàng ăn uống / Cửa hàng bán đồ chơi/ lớp học.
- Góc xây dựng/ lắp ghép: 
 Khu vui chơi, hàng rào, vườn trường, lắp ghép đồ chơi, xếp đường đến trường
 - Góc học tập- thư viện:
 Xem chuyện tranh, kể chuyện theo tranh về trường, lớp
Làm sách, ambul về cô giáo, các bạn
Chơi ô ăn quan
- Góc nghệ thuật:
Vẽ đồ dùng đồ chơi trong lớp
Tô màu theo tranh một số đồ chơi khác nhau
Cắt dán trang trí hàng rào quanh trường
Làm đồ chơi từ các nguyên vật liệu sẵn có.
- Góc thiên nhiên:
Làm đồ chơi từ lá, chơi lau lá cây


Hoạt động chiều
H¸t c¸c bµi h¸t vÒ trường, lớp
Ôn các thao tác rửa mặt, rửa tay
Ch¬i vËn ®éng rång r¾n lªn m©y.
Ch¬i theo ý thÝch
Rèn cho trẻ nhận biết ký hiệu cá nhân trên các đồ dùng
Liªn hoan v¨n nghÖ cuèi tuÇn

 


                             THỂ DỤC SÁNG
Yêu cầu: 100% trẻ tham gia tập TD.
           Trẻ ra xếp hàng nhanh nhẹn, đứng vào các chấm qui định  và tập theo nhạc chung của trường.

Hô hấp:                                    ò ó o
Tay:
Bụng:
Chân:

Bật:

Trò chơi: dấu chân, dấu tay
( mỗi động tác thực hiện 2 lần x 8 nhịp)                                                             


HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
                    NỘI DUNG 1:
- Hoạt động có chủ đích: Trò chuyện về thời tiết mùa thu
- Chơi vận động: Kéo co.
- Chơi tự do: Chơi với các thiết bị vui chơi ngoài trời .
1. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ biết đặc điểm nổi bật của thời tiết mùa thu.
- Trẻ biết được luật chơi, cách chơi và hứng thú chơi.
2. Chuẩn bị:
- Địa điểm : sân rộng, bằng phẳng, an toàn cho trẻ.
- Một sợi dây thừng dài 6m.
3. Cách tiến hành:
a. Trò chuyện về thời tiết mùa thu:
- Cô cho trẻ ra sân hít thở không khí trong lành.
Cô hỏi trẻ các con thấy bầu trời hôm nay như thế nào? Không có nắng, có nhiều mây trắng, có gió nhẹ.
Các con đang sống trong mùa nào? Mùa thu.
Vì sao con biết?
Sáng mùa thu khi thức dậy các con thấy như thế nào? Sáng thức dậy hơi lạnh
Nắng như thế nào? Không nóng như mùa hè.
Trong mùa thu có ngày gì của các con? Ngày hội đến trường, tết trung thu
Cô nhấn mạnh cho trẻ biết mùa thu có ngày hội đến trường của bé, có ngày tết trung thu, thời tiết mùa thu mát mẻ mọi người cảm thấy dễ chịu.
Giáo dục trẻ biết giữ gìn sức khoẻ trong những ngày đầu mùa thu.
b. Chơi vận động: Kéo co
Cô giới thiệu tên trò chơi, luật chơi, cách chơi
- Luật chơi: Bên nào dẫm vào vạch chuẩn trước là thua cuộc
- Cách chơi: Chia trẻ thành 2 nhóm bằng nhau, tương đương sức nhau, xếp thành 2 hàng dọc đối diện nhau. Mỗi nhóm chọn 1 cháu khẻo nhất đứng đầu hàng ở vạch chuẩn, cầm sợi dây thừng và các trẻ khác cũng cầm vào dây. Khi có hiệu lệnh của cô, tất cả kéo mạnh dây về phía mình. Nếu người đứng đầu hàng nào dẫm chân vào vạch chuẩn trước là thua cuộc.
Cô cho trẻ chơi 3- 4 lần.
c. Chơi tự do:
 Chơi đồ chơi ngoài trời, cô quan sát, đảm bảo an toàn cho trẻ.

                    NỘI DUNG 2:
- Hoạt động có chủ đích: Quan sát cây bàng
- Trò chơi vận động: mèo đuổi chuột
- Chơi tự do: Chơi với các thiết bị vui chơi ngoài trời và các đồ chơi mang theo .
1. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ quan sát gọi đúng tên cây bàng, nêu đặc điểm nổi bật của cây bàng.
- Biết lợi ích của cây bàng đối với đời sống con người.
2. Chuẩn bị:
- Địa điểm quan sát ngoài sân trường.
- Sân sạch, bằng phẳng đảm bảo an toàn.
- Mũ vải tránh nắng cho trẻ.
3. Cách tiến hành:
a. Hoạt động có chủ đích:
- Cô cho trẻ đi ra hát bài đi chơi. cô hỏi trẻ các con thấy thời tiết hôm nay như thế nào?( Nắng, mưa, râm...) Bầu trời hôm nay có gió không? Gió to hay nhỏ? Trẻ trả lời
Cho trẻ vươn vai hít thở không khí trong lành. Trẻ hít thở 3 lần
Cô nói hôm nay cô cùng các con đến quan sát cây bàng trên sân trường của chúng mình. Trẻ đến quan sát cây bàng
Cô hỏi trẻ các con có nhân xét gì về cây bàng? Cây bàng có thân, cành, lá. Thân cây có màu nâu, lá màu xanh, có nhiều cành cành to, cành nhỏ và có quả.
Quả bàng có màu gì? màu vàng. Quả bàng có ăn được không? quả bàng có ăn được nhưng khi ăn nó có vị ngọt chát.
Cô cho trẻ biết quả bàng khi chín ăn được nhưng khi ăn phải rửa sạch, quả bàng ăn có vị ngọt, chát nên ít người ăn.
Trồng cây bàng để làm gì? để lấy bóng mát
Các con phải àm gì để bảo vệ cây? tưới nước, nhổ cỏ cho cây.
Giáo dục trẻ thường xuyên tưới nước để cây luôn xanh tốt lấy bóng mát cho các con chơi đướ sân trường.
b. Chơi vận động: Mèo đuổi chuột
Cô giới thiệu tên trò chơi, luật chơi, cách chơi
- Luật chơi: "Mèo" phải chui theo lỗ "chuột" đã chui, nếu chui nhầm phải ra ngoài một lần chơi.
- Cách chơi:Cho trẻ đứng thành vòng tròn nắm tay nhau. Chọn 2 trẻ có sức khoẻ tương đương nhau 1 trẻ làm "mèo", 1 trẻ làm "chuột". Hai trẻ đứng dựa lưng vào nhau ở giữa vòng tròn khi có hiệu lệnh của cô bắt đầu thì "chuột" chạy và "mèo" đuổi "chuột". "Chuột" chạy vào lỗ nào "mèo" phải chui vào lỗ ấy, "mèo" bắt được "chuột" là thắng cuộc, nếu không bắt được "chuột" thì coi như bị thua. Mỗi lần chơi không nên để trẻ chạy quá 1 phút sau đó đổi vai chơi.
Cô cho trẻ chơi 3- 4 lần.
c. Chơi tự do:
 Chơi đồ chơi ngoài trời, cô quan sát, đảm bảo an toàn cho trẻ.


HOẠT ĐỘNG GÓC

1. Góc phân vai
- TC: Gia đình- cô giáo
- TC: Của hàng bán đồ chơi
a. Yêu cầu:
-Trẻ hứng thú chơi và biết thể hiện các vai chơi: Mẹ- con; Nấu ăn, Người bán hàng- người mua hàng;
- Biết sử đồ chơi phục vụ cho vai chơi.
- Chơi đoàn kết và giữ gìn đồ chơi cẩn thận.
b. Chuẩn bị:
- Một số bánh kẹo, thực phẩm khô, tươi phục vụ cho ăn uống.
- Kệ bán hàng
- Bộ đồ chơi nấu ăn.
c. Cách tiến hành:
- Chơi đóng vai các thành viên trong gia đình dọn dẹp nhà của nấu ăn, đi mua thực phẩm về chế biến các món ăn. Cho con đi học...
2. Góc xây dựng:
a. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ biết sử dụng các vật liệu khác nhau một cách phong phú để xây dựng trường mầm non.
- Biết sử dụng đồ dùng đồ chơi một cách sáng tạo.
- Biết nhận xét ý tưởng, sản phẩm của mình khi chơi.
b. Chuẩn bị:
- Vật liệu xây dựng: gạch, sỏi, các loại cây cỏ
- Các loại mô hình đồ chơi ngoài trơi: bập bênh, đu quay.
- Hàng rào, cây, hoa.
- Khối lắp ráp.
- Sỏi, đá, que,hạt, hột.
c. Cách tiến hành:
- Xây dựng trường mầm non với các lớp học, sân chơi ngoài trời, cây cảnh, vườn hoa.
- Hướng dẫn trẻ lắp ghép các mô hình trong các góc chơi nếu trẻ chưa tự chơi được
- Cô và trẻ cùng trò chuyện về trường mầm non của mình, gợi ý để trẻ kể ở trường mình có những gì.
- Dạy trẻ sắp xếp lớp học, hàng rào, sân chơi, bồn hoa, thảm cỏ… thẳng đều hợp lý.
- Hướng dẫn trẻ lắp một số loại đồ chơi như đu quay, cầu trượt, bập bênh.
3.Góc nghệ thuật
- Vẽ cô giáo, các bạn, đồ dùng đồ chơi trong lớp.
- Tô màu theo tranh một số mẫu đồ chơi khác nhau
- Cắt dán trang trí hàng rào quanh trường.
- Làm đồ chơi từ các nguyên vật liệu sẵn có.
b. Chuẩn bị:
- Tập gõ nhịp và hát theo nhạc bài hát, Hát theo nhạc và biểu diễn văn nghệ
a. Yêu cầu:
- Trẻ biết cách vẽ,  dán, tô màu, cắt dán trang trí lớp học.
- Tạo cảm hứng cho trẻ múa hát nhịp nhàng theo  nhạc.
- Giáo dục trẻ giữ gìn sản phẩm làm ra
- Giấy vẽ, bút màu, bút chì, hồ dán…
- Các loại nhạc cụ tự làm bằng vật liệu mở.
c. Cách tiến hành:
- Cô hướng dẫn, gợi ý cho trẻ cách vẽ, tô màu, cắt dán tạo thành bức tranh.
- Trẻ tự chọn nhạc cụ, lắng nghe giai điệu bài hát để gõ nhịp theo, kết hợp nhún nhảy, lắc người theo nhạc.
4.Góc học tập- thư viện
- Xem chuyện tranh, kể chuyện theo tranh về tết trung thu
- Làm sách, ambulm về lồng đèn
- Chọn phân lồng đèn và đặt con số vào
- Chơi ô ăn quan
a. Yêu cầu:
- Trẻ biết kể chuyện theo tranh chuyên “ chú cuội cung trăng”
- Biết cách lật giở sách xem tranh chuyện.
- Biết sử dụng các thẻ chữ cái để ghép thành từ giống với thẻ từ,  sao chép chữ và tô màu
- biết luật chơi, cách chơi ô ăn quan
b. Chuẩn bị:
- Sách tranh chuyện
- Thẻ chữ cái, các thẻ từ.
- Giấy, bút chì, kéo, hồ dán.
- Sách khám phá chủ đề cho trẻ.
c. Cách tiến hành:
- Cô hướng dẫn trẻ cách lật giở sách và tập kể chuyện theo tranh.
- Hướng dẫn trẻ cách xếp đồ chơi và các con số, cách ghép chữ cái thành từ.
5.Góc thiên nhiên
- Làm đồ chơi từ lá cây
- Chăm sóc lau lá tưới hoa
a. Yêu cầu:
- Trẻ tạocác đồ chơi từ lá cây
- Trẻ biết tỉa lá vàng, tưới nước cho cây.
b. Chuẩn bị:
Keo dán, kéo, lá cây khô…
Bình tưới nước, khăn lau
c. Cách tiến hành:

Cô hướng dẫn trẻ tỉa lá vàng, lá úa, tưới nước cho cây và nhặt lá vàng cho cây.
Để tải trọn bộ giáo án mầm non file word các bạn vui lòng kích vào đây:

Chủ bút: Giáo Án Mầm Non

Giáo án mầm non cung cấp giáo án nhà trẻ, giáo án lớp 3 tuổi, lớp 4 tuổi, lớp 5 tuổi cho các bạn giáo viên mầm non và sinh viên nghành sư phạm mầm non hoàn toàn miễn phí.

Có thể bạn sẽ thích

Loading...
Tất cả bài viết trên trang Em Là Cô Giáo Mầm Non được Luật Bảo Vệ Quyền Tác Giả (DMCA) bảo vệ. Các bạn copy bài viết đăng lên website khác vui lòng ghi rõ nguồn Em Là Cô Giáo mầm non. Thân! DMCA.com Protection Status