Nhóm Lớp Chồi PTTC: VĐCB Đi trong đường ngoằn ngoèo

Nhóm Lớp Chồi – Độ tuổi 4 đến 5 tuổi PTTC:  VĐCB Đi trong đường ngoằn ngoèo TCVĐ: Mèo và chim sẻ I. Mục tiêu - Kiến thức: + Trẻ n...

Nhóm Lớp Chồi – Độ tuổi 4 đến 5 tuổi
PTTC: VĐCB Đi trong đường ngoằn ngoèo
TCVĐ: Mèo và chim sẻ

I. Mục tiêu
- Kiến thức: + Trẻ nhớ tên vận động đi trong đường ngoằn ngoèo.. trò chơi mèo và chim sẻ.
+ Trẻ biết đi theo đường ngoằn ngoèo, không dẫm vào 2 vạch bên đường.
- Kỹ năng: + Rèn tập các động tác cùng cô và chơi trò chơi vận động.
- Rèn luyện các nhóm cơ bắp, dây chằng cho trẻ.
- Thái độ: Giáo dục trẻ tham gia tích cực vào tập thể dục để cơ thể khỏe mạnh.
II. Chuẩn bị
- Sân tập bằng phẳng, sạch sẽ.
- Đường rộng 25 - 30 cm, dài 6 – 8 m.
- Đánh dấu điểm xuất phát.
- Trang phục cô và trẻ gọn gàng, thuận tiện.
- Tâm sinh lý thoải mái.

III. Tổ chức HĐ
HĐ của cô
HĐ của trẻ
* HĐ1: Gây hứng thú:
- Tập trung trẻ lại: Hướng trẻ vào VĐCB
- Để tập BTPTC cô cháu mình cùng khởi động đã nhé.
* HĐ2: Khởi động.
- Cô làm chim mẹ, trẻ làm chim con. Lúc đầu đi bình thường , đi bằng mũi chân sau đi nhanh, chuyển sang chạy, sau đó chậm dần rồi chuyển sang đi bình thường.
* HĐ3: Trọng động
a. BTPTC: Chim sẻ
- Đtác 1: Chim hót  (Tập 3 - 4 lần)
- Đtác 2: Chim vẫy cánh (tập 3 - 4 lần).  
- Đtác 3: Chim vẫy cánh (Tập 2 - 3 lần)                               
- Đtác 4: Chim uống nước (Tập 3-4 lần)  
- Cô bao quát chú ý sửa sai cho trẻ khi trẻ tập, khuyến khích động viên trẻ tập theo và cùng cô.                                 
b. VĐCB: “ Đi trong đường ngoằn ngoèo”
- Cô nói: “ Chim mẹ và chim con cùng đi thăm bà ngoại, đến nhà bà ngoại phải đi theo 1 con đường ngoằn ngoèo. Chim con nhìn chim mẹ đi trước nhé”.
- Cô làm mẫu lần 1 không phân tích
- Cô làm mẫu 2 lần và phân tích đtác: Con đường này rất khó đi nên chúng ta phải đi thật khéo, mắt nhìn 2 bên đường để không dẫm vào 2 vạch bên đường nhé.
- Cô cho 1 trẻ lên làm mẫu
- Cô cho trẻ thực hiện lần lượt
- Lần 2 cho 3-4 trẻ thực hiện
- Cô bao quát khuyến khích động viên trẻ thực hiện.
- Cô quan sát trẻ thực hiện để sửa sai kịp thời
* HĐ4: TCVĐ: Mèo và chim sẻ
- Mục đích rèn kĩ năng chạy và phản ứng theo hiệu lệnh
- Cách chơi: Sẻ mẹ và sẻ con đi chơi gặp mèo đuổi ( 1 cô cầm vòng làm mèo kêu meo..meo..) thì chim mẹ chim con chạy nhanh về tổ của mình
- Cô tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần
* HĐ5: Hồi tĩnh:
-  Mèo đi khỏi: Chim mẹ, chim con đi lại nhẹ nhàng 1-2 phút vừa đi vừa làm động tác chim bay, cò bay. ( 2 phút)
* Kết thúc :
- Nhắc trẻ thu dọn đồ dùng đồ chơi cùng cô                      

Trẻ hát lại bên cô và làm theo cô


Trẻ tập theo cô





Trẻ tập theo cô

Trẻ tập theo cô


Trẻ chú ý lên cô







Trẻ đi






Trẻ chơi trò chơi cùng cô hứng thú



Trẻ đi lại nhẹ nhàng quanh sân tập


Thu dọn đồ dùng cùng cô


B. HĐNT - DẠO CHƠI
- HĐ CMĐ: Quan sát Cây nhãn.
- TCVĐ: Gieo hạt
- Chơi với xích đu, bập bênh: Cô bao quát đảm bảo an toàn cho trẻ.
1. Mục tiêu
- Trẻ được thay đổi môi trường hoạt động, phát triển khả năng quan sát, ghi nhớ ở trẻ.
- Trẻ nhận biết được một vài đặc điểm nổi bật: Cây bang lá to, thân cây xù xì, tán lá xòe như chiếc ô, là cây cho bong mát.... , phát triển ngôn ngữ cho trẻ qua các câu hỏi đàm thoại
- Qua hoạt động này thiết lập được mối quan hệ giữa trẻ với môi trường thiên nhiên, góp phần mở rộng vốn hiểu biết của trẻ về thế giới xung quanh.
- Phát triển các cơ lớn nhỏ cho trẻ....cho trẻ qua TCVĐ.
- Trẻ được thoả mãn nhu cầu chơi và khám phá những điều mới lạ xung quanh trẻ
- Giáo dục trẻ: Lợi ích của cây - Chơi đúng khu vực qui định, chơi đảm bảo an toàn
2. Chuẩn bị
- Trang phục cô và trẻ gọn gàng.
- Địa điểm quan sát, hệ thống câu hỏi đàm thoại, đồ dùng đồ chơi.
- Sân sạch sẽ bằng phẳng
- Tâm sinh lý thoải mái.
- Chú ý đến những trẻ có sức khoẻ yếu
3. Tổ chức hoạt động
* Gây hứng thú
- Cô cùng trẻ chơi “Oẳn tù tì”…trò chuyện dẫn dắt vào hoạt động
* HĐCMĐ:
- Cô trò chuyện với trẻ về cây xanh.....
+ Đây là cây gì? (Cho cả lớp và cá nhân trẻ phát âm )
+ Cây bàng có những gì? Thân, lá, cành, rễ...
+ Đây là gì của cây? Thân...
+ Con sờ vào thân cây xem thân cây nhẵn hay xù xì ?
+ Cây nhãn còn gì nữa...
+ Lá nhãn to hay nhỏ ?............
+ Cây nhãn có quả không?
- Cô bổ sung và cung cấp thêm kiến thức cho trẻ
- Giáo dục trẻ : cây nhãn có ích cho chúng ta bóng mát, cho ta quả ăn… nên các con cần bảo vệ chúng nhé....
* TCVĐ: ‘‘Gieo hạt’’
- Cô phổ biến luật chơi cách chơi
- Tổ chức cho trẻ chơi 4-5 lần theo hứng thú.
- Khuyến khích động viên trẻ tham gia một cách hứng thú.
* Chơi với đồ chơi ngoài trời:
- Cô nhắc nhở trẻ chơi đúng khu vực qui định, chơi đoàn kết đảm bảo an toàn
- Cô quan sát trẻ ở tất cả các khu vực chơi
* Kết thúc
- Cô cho trẻ nhận xét buổi chơi, cô nhận xét chung khuyến khích động viên trẻ.
- Vệ sinh cá nhân cho trẻ.
C. HOẠT ĐỘNG CHIỀU
 - Vệ sinh, vân động nhẹ.
- Ăn quà chiều, vệ sinh cá nhân cho trẻ
- Cho trẻ chơi với các góc chơi mà trẻ thích
- Ăn xế, vệ sinh cá nhân cho trẻ.
- Dạy trẻ học hát, đọc thơ trong chủ đề.
- Nhận xét cuối ngày
- Bình cờ - trả trẻ

D. NHẬN XÉT CUỐI NGÀY
Để tải trọn bộ giáo án mầm non file word các bạn vui lòng kích vào đây:

Chủ bút: Giáo Án Mầm Non

Giáo án mầm non cung cấp giáo án nhà trẻ, giáo án lớp 3 tuổi, lớp 4 tuổi, lớp 5 tuổi cho các bạn giáo viên mầm non và sinh viên nghành sư phạm mầm non hoàn toàn miễn phí.

Có thể bạn sẽ thích

Loading...
Tất cả bài viết trên trang Em Là Cô Giáo Mầm Non được Luật Bảo Vệ Quyền Tác Giả (DMCA) bảo vệ. Các bạn copy bài viết đăng lên website khác vui lòng ghi rõ nguồn Em Là Cô Giáo mầm non. Thân! DMCA.com Protection Status