Nhóm Lớp Chồi NBTN: Nhận biết khuôn mặt bé

Nhóm Lớp Chồi – Độ tuổi 4 đến 5 tuổi NBTN: Nhận biết khuôn mặt bé I. Mục tiêu - Kiến thức: + Trẻ nhận biết một số bộ phận trên khuôn ...

Nhóm Lớp Chồi – Độ tuổi 4 đến 5 tuổi
NBTN: Nhận biết khuôn mặt bé
I. Mục tiêu
- Kiến thức: + Trẻ nhận biết một số bộ phận trên khuôn mặt qua tranh, và trực tiếp các bộ phận trên khuôn mặt bé.
+ Nói được tên các bộ phận: mắt, mũi, mồm, tai.....và tác dụng của các bộ phận…
- Kỹ năng: + Rèn luyện khả năng ghi nhớ.
+ Phát triển ngôn ngữ cho trẻ
-  Thái độ: Giáo dục trẻ biết giữ gìn vệ sinh cơ khuôn mặt sạch sẽ....
II. Chuẩn bị
- Tranh to khuôn mặt và các bộ phận trên khuôn mặt
- Gương soi to, lô tô các bộ phận trên khuôn mặt.
- Tâm sinh lý thoải mái

III. Tổ chức HĐ
HĐ của cô
HĐ của trẻ
* HĐ1: Gây hứng thú
- Cô cho trẻ chơi trò chơi giấu tay và trò chuyện cùng cô                                                                            
- Giáo dục trẻ:……………………………….
* HĐ2: Nhận biết khuôn mặt
- Cô giới thiệu tranh khuôn mặt trẻ và hỏi trẻ:
+ Đây là cái gì?
- Đôi mắt: Cho trẻ nhắm mắt, mở mắt và hỏi:
+ Mắt con đâu? (Trẻ chỉ tay vào mắt)
+ Chúng ta nhắm mắt lại nhé? Các con nhắm mắt lại có nhìn thấy gì không?
+ Đôi mắt để làm gì? (Nhìn mọi người, mọi vật...)
- GD trẻ không được đưa tay lên dụi mắt mình, mắt bạn...
- Mũi ai thính:
Cô chuẩn bị 1 hộp có bông tẩm nước hoa cho trẻ lên khám phá và trò chuyện.
+ Con ngửi thấy mùi gì?
+ Con dùng cái gì để ngửi?
+ Nếu không có mũi có ngửi được không?
+ Mũi để làm gì?
- GD Trẻ dùng mũi để thở, để ngửi, biết giữ vệ sinh mũi, không cho tay vào ngoáy mũi.
- Cái miệng sinh:
+ Miệng con đâu?
+ Miệng để làm gì?
- Dạy trẻ biết giữ vệ sinh răng miệng, biết chào hỏi, nói những lời hay, lễ phép.
+ Tai dùng để làm gì?..........
- Cô cho trẻ lên soi gương và nhận biết khuôn mặt của mình, cô cho trẻ nói tên các bộ phận 1-3 lần; cho trẻ nhắc lại 2-3lần
- Sau mỗi câu hỏi cô khái quát khẳng định ý đúng cho trẻ, khuyến khích động viên trẻ trả lời.
- GD trẻ biết giữ gìn khuôn mặt sạch sẽ, bảo vệ các bộ phận trên khuôn mặt của chính mình, tránh bị tổn thương....
* HĐ3: Trò chơi luyện tập củng cố
- Giấu các bộ phận: Khi cô hỏi tên bộ phận nào trên khuôn mặt trẻ nói tên bộ phận đó và chỉ vào.
- Chơi lô tô
- Cô phổ biến cách chơi , luật chơi
- Cho trẻ chơi 2-3 lần
* Kết thúc:
- Cô và trẻ hát “ Cái mũi ” ra sân

Trẻ chơi trò chơi và trò chuyện


Trẻ chú ý lắng nghe

Trẻ TL

Trẻ TL

Trẻ nghe
                     
Trẻ ngửi

Trẻ TL


Trẻ TL



Trẻ TL


Trẻ TL



Trẻ TL


Trẻ TL




Trẻ chơi

Trẻ chơi


Cô và trẻ hát => ra sân                 

B. CHƠI HĐ GÓC
- Thao tác vai: Chơi TC: Nấu cho em bé ăn, A lô ai đấy? bạn nào đấy?.
- Hoạt động với đồ vật: Chơi xâu hạt vòng.
- Vận động: Chơi với vòng, bóng.
C. HOẠT ĐỘNG CHIỀU
- Vệ sinh, vân động nhẹ
-  Ăn quà chiều
- Cho trẻ chơi với các góc chơi mà trẻ thích
- Ăn xế, vệ sinh cá nhân cho trẻ.
 - Dạy trẻ nhận biết màu đỏ, vàng.
 - Bình cờ - trả trẻ
D. NHẬN XÉT CUỐI NGÀY
Để tải trọn bộ giáo án mầm non file word các bạn vui lòng kích vào đây:

Chủ bút: Giáo Án Mầm Non

Giáo án mầm non cung cấp giáo án nhà trẻ, giáo án lớp 3 tuổi, lớp 4 tuổi, lớp 5 tuổi cho các bạn giáo viên mầm non và sinh viên nghành sư phạm mầm non hoàn toàn miễn phí.

Có thể bạn sẽ thích

Loading...
Tất cả bài viết trên trang Em Là Cô Giáo Mầm Non được Luật Bảo Vệ Quyền Tác Giả (DMCA) bảo vệ. Các bạn copy bài viết đăng lên website khác vui lòng ghi rõ nguồn Em Là Cô Giáo mầm non. Thân! DMCA.com Protection Status