ĐỀ TÀI THƠ HẠT GẠO LÀNG TA

ĐỀ TÀI: THƠ “HẠT GẠO LÀNG TA” I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 1. Kiến thức - Giúp trẻ cảm nhận và hiểu bài thơ,nhớ tên tác giả,tên bài thơ -...

ĐỀ TÀI: THƠ “HẠT GẠO LÀNG TA”


I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1. Kiến thức
- Giúp trẻ cảm nhận và hiểu bài thơ,nhớ tên tác giả,tên bài thơ
- Nhớ tựa đề " Hạt gạo làng ta" của tác giả Trần Đăng Khoa
- Hiểu được nội dung cơ bản của bài thơ: bài thơ nói lên sự vất vả, mệt nhọc của các cô bác làm nên hạt gạo .
2. Kỹ năng
- Phát triển ngôn ngữ cho trẻ bằng cách đọc thơ mạch lạc, phát âm rõ ràng phát triển khả năng chú ý, tưởng tượng cho trẻ  Phát triển tư duy ngôn ngữ, trí nhớ có chủ định, óc tưởng tượng thẩm mỹ.
- Nghe và tưởng tượng được sự mệt nhọc, vất vả của các cô và các bác nông dân
- Biết trả lời câu hỏi và nói trọn câu
- Phát triển sự chú ý, tưởng tượng, tư duy
3. Giáo dục
- Giáo dục trẻ biết công ơn của cha mẹ, cô bác nông dân làm việc vất vả để tạo ra những hạt gạo.
II. CHUẨN B:
- Tranh ảnh bài thơ  Hạt gạo làng ta
- Gạo ,Thóc thật
- Dụng cụ của người nông dân : ảnh lô tô về cái cuốc ,cái bừa,..1 vài bó lúa giả
Bài hát trồng cây và một số động tác minh họa

III. CÁCH TIẾN HÀNH:
                HĐ Của Cô
HĐ Của Trẻ
1. Ổn định tổ chức vào bài
- Tìm hiểu về công việc và những dụng cụ để làm việc của người nông dân .
- Gợi ý và hướng dẫn cho trẻ tìm đến các tranh vẽ người nông dân đang làm việc ,các công cụ của người nông dân( tranh vẽ ai?,cái gì?,ai sử dụng đồ dùng này?,sử dụng để làm gì?)

- Cô mô phỏng động tác cuốc đất qua bài hát “trồng cây”

- Những dụng cụ đó gọi là nông cụ
- Người nông dân làm ra những gì?( Cô gợi ý bằng tranh ảnh: gạo,lúa, cây ăn trái,..)
- Có rất nhiều sản phẩm do người nông dân làm ra,một trong số đó là hạt gạo chúng ta ăn hằng ngày .Để có được gạo và những nông sản ấy ,người nông dân đã phải làm việc rất chăm chỉ và vất vả.có 1 bài thơ rất hay nói đến sự vất vả của người nông dân để làm ra hạt gạo và sự biết ơn những người nông dân.Đó là bài thơ Hạt gạo làng ta cảu nhà thơ Trần Đăng Khoa.
Trẻ quan sát
Mỗi trẻ tìm đến 1 vị trí mà mình thích và tìm hiểu ,quan sát đồ dùng hoặc tranh ảnh về nghề nông và trả lời câu hỏi của cô
- Trẻ hát và thực hiện theo cô
Trẻ đọc nông cụ
Quan sát và trả lời câu hỏi

Trẻ lắng nghe


2,Nội dung chính
Dạy thơ “ Hạt gạo làng ta ”
- Lần 1: Cô đọc diễn cảm nhẹ nhàng thể hiện bằng cử chỉ điệu bộ.                                                                   
- Cô giới thiệu tác giả Trần Đăng Khoa
- Lần 2: Cô đọc kết hợp cho trẻ xem tranh minh họa
+ Giảng nội dung bài thơ: -  Bài thơ nói lên Sự vất vả của cha mẹ, cô bác nông dân đã làm nên hạt gạo. Các bác đã không ngần ngại thời tiết thời tiết nắng ,gió,.. đã làm việc chăm chỉ ,vất vả cho ta hạt gạo để ăn .vì vậy chúng ta phải biết quý trọng hạt gạo và nhớ tơi công ơn của những người làm ra hạt gạo ,cô lưu ý hình ảnh đối lập trời nắng tháng 6, nước nóng như đun lên, cua cá không chịu nổi. Vậy mà các cô bác nông dân vẫn lội xuống ruộng cấy lúa để làm nên hạt gạo
- Mỗi hạt thóc, hạt gạo không chỉ mang nặng công ơn của cô bác nông dân chịu khó, chịu khổ mà còn mang trong đó cả niềm vui của người lao động làm ra hạt gạo cho mọi người
+  Dạy trẻ đọc thơ.       
-       Cô dạy cho lớp đọc từng câu cho đến hết bài ( 3 – 4 lần )
-       Từng tổ đọc thơ (  theo hình thức thi đua )
-       Nhóm bạn trai, bạn gái đọc thơ
-       Cá nhân đọc thơ
-        Trẻ đọc thơ cô chú ý sửa sai phát âm của trẻ.
+ Đàm thoại
-       Lớp chúng mình vừa đọc bài thơ gì?
-       Bài thơ do ai  sáng tác ?  
-       Trong bài thơ tác giả Trần Đăng Khoa đã giới thiệu những gì về làng quê của mình?
-       Vậy Gạo dùng để làm gì?
- Gạo mà bà, mẹ, cô nấu lên thành cơm cho các con ăn đó, vậy các con biết ai đã làm ra hạt gạo?
- Bác nông dân phải làm những công việc gì để làm ra hạt gạo?
-       Các con sẽ làm gì để thể hiện lòng biết ơn đối với cô,bác nông dân?
- Để có được những hạt gạo như thế này thì các cô bác nông dân rất khó nhọc vất vả mới làm nên được. 
* Giáo dục: Giáo dục: Các cô bác nông dân lao động vất vả, mệt nhọc để có được hạt gạo cho chúng ta ăn hàng ngày. Do đó chúng ta phải biết ơn các cô bác nông dân, phải biết yêu quí, kính trọng các cô, các bác nông dân, thể hiện qua việc khi các con ăn cơm không được rơi vải cơm ra ngoài bàn, phải ăn hết suất.
*Trò chơi “ gánh lúa về kho”
- Cô hỏi trẻ hạt gạo được làm từ đâu?
- Cô khẳng định câu trả lời của trẻ và lần lượt đưa ra các bức tranh gạo- lúa-thóc cho trẻ xem.
- Khi thu hoạch lúa,người nông dân gánh lúa về nhà ( cô giải thích và minh họa động tác gánh lúa cho trẻ xem)
- Cô nêu luật chơi và cách chơi cho trẻ hiểu
- Bây giờ chúng ta gánh lùa về nhà giúp người nông dân.Thi xem nhóm nào gánh lúa và kết hợp với động tác gánh luá về nhanh nhất nha ( cô mở nhac hạt gạo làng ta)

Trẻ chú ý


















Cả lớpđọc thơ
Tổ đọc thơ
Nhóm đọc thơ
Cá nhân đọc thơ


Hạt gạo làng ta
Trần Đăng Khoa
Tc: Có sông kinh thầy,có hồ sen thơm ngát,..
Để ăn
Tc: các cô công nhân
Làm trong mưa bão,nắng mưa,..















Tc: từ lúa ,thóc
Trẻ chơi cùng bạn hứng thú 
3.Kết thúc
Hát “cháu yêu cô chú công nhân”

Lớp hát
IV.ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY:
Nội dung dạy được,chưa được (lí do )
……………………………………………………………
Những thay đổi cần thiết:
……………………………………………………………
Những trẻ có biểu hiện đặc biệt
……………………………………………………
Để tải trọn bộ giáo án mầm non file word các bạn vui lòng kích vào đây:

Chủ bút: Giáo Án Mầm Non

Giáo án mầm non cung cấp giáo án nhà trẻ, giáo án lớp 3 tuổi, lớp 4 tuổi, lớp 5 tuổi cho các bạn giáo viên mầm non và sinh viên nghành sư phạm mầm non hoàn toàn miễn phí.

Có thể bạn sẽ thích

Loading...
Tất cả bài viết trên trang Em Là Cô Giáo Mầm Non được Luật Bảo Vệ Quyền Tác Giả (DMCA) bảo vệ. Các bạn copy bài viết đăng lên website khác vui lòng ghi rõ nguồn Em Là Cô Giáo mầm non. Thân! DMCA.com Protection Status