KỂ CHUYỆN HAI ANH EM

HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH: LÀM QUEN VĂN HỌC KỂ CHUYỆN “ HAI ANH EM                                              I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: ...

HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH: LÀM QUEN VĂN HỌC
KỂ CHUYỆN “ HAI ANH EM
                                            

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1. Kiến thức
- Trẻ hiểu được nội dung câu chuyện. Qua câu chuyện trẻ biết phải siêng năng, chăm chỉ, quí sức lao động, quí sản phẩm lao động làm ra.
2. Kỹ năng:
- Qua tranh truyện trẻ kể theo sự sáng tạo của mình.
3. Thái độ:
- Qua trò chơi trẻ nhận ra các chữ cái đã học.
+ Biết yêu quí người lao động.
II. CHUẨN BỊ:  -  Đồ dùng phương tiện :
- Tranh truyện: Hai anh em.
- Thẻ từ: Hai anh em. Gặt lúa, hái bông, người nông dân, ông lão, bí ngô.
- Rối tay: Người anh, người em, những người nông dân.
- Bài hát: Hạt gạo làng ta.

III. CÁCH TIẾN HÀNH:

                HĐ Của Cô
HĐ Của Trẻ
1.Ôn định tổ chức vào bài .
- Cô cho trẻ chơi: “ Gieo hạt”.            
- Cô đàm thoại về trò chơi
- Cô cho trẻ xem tranh bác nông dân đang cắt lúa .
- Cô giáo dục trẻ biết quý trọng sản phẩm lao động của nhà nông, ăn hết phần cơm của mình
- Cô dẫn dắt giới thiệu  chuyện Hai anh em

Trẻ chơi cùng cô




2.Nội dung chính
Kể chuyện cho trẻ nghe.
- Lần 1: cô kể diễn cảm bằng cử chỉ điệu bộ.
 -  Lần 2: Cô kể diễn cảm bằng tranh minh họa.
- Giảng nội dung: Có hai anh em, người anh siêng năng chăm chỉ, đã giúp mọi người gặt lúa, hái bông, còn giúp ông già tưới ruộng bí ngô, vì chăm chỉ lao động nên người anh được ông già ruộng bí ngô thưởng cho một quả bí ngô khi bổ ra bên trong toàn là vàng, người anh trở thành giàu có, còn về người em vì lười lao động, không biết giúp đỡ mọi người gặt lúa, hái bông, tưới rộng bí ngô nên bị đói và được anh đem về nhà chăm sóc, từ đó em hứa với anh siêng năng lao động.Vì vậy CC sống phải biết quan tâm giúp đỡ bạn, giúp đỡ bố mẹ quét dọn nhà cửa nhé !
+ Câu chuyện còn thể hiện qua rối.
* Đàm thoại:           
- Cô kể cho lớp mình nghe câu chuyện gì?
- Người anh là người như thế nào? Anh đã giúp đỡ cho mọi người những công việc gì?
- Người em có chăm làm không? Vì sao?
- Nếu cháu là người em thì cháu sẽ như thế nào?.
- Qua câu chuyện CC thích người anh hay người em?
- CC cần học tập gì ở người anh ?
*  Ai kể hay nhất!
- Cho trẻ thi đua kể chuyện sáng tạo.
- Cô cho trẻ chọn tranh và kể theo ý trẻ.
 - Cho trẻ đặt tên câu chuyện
* Bé giúp người anh:
- Trò chơi: Gánh lúa.
- Luật chơi: Không làm đổ lúa.
- Cách chơi: Cô chia trẻ làm 2 đội chơi, thi xem sau 3 phút đội nào gánh được nhiều lúa và phát âm đúng chữ cái, nhanh đội đó chiến thắng.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi 2- 3 lần
- Sau mỗi lần trẻ chơi cô nhận xét tuyên dương hoạt động của trẻ.


Trẻ chú ý lắng nghe















Tc: hai anh em


Trẻ trả lời


Trẻ kể chuyện theo cá nhân


Trẻ chơi theo nhóm cùng bạn

3.kết thúc
Đọc thơ :Chiếc cầu mới

Lớp đọc  cùng cô
IV.ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY:
Nội dung dạy được,chưa được (lí do )
…………………………………………………………………………………………………………
Những thay đổi cần thiết:
…………………………………………………………………………………………………………
Những trẻ có biểu hiện đặc biệt
…………………………………………………………………………………………………………
Để tải trọn bộ giáo án mầm non file word các bạn vui lòng kích vào đây:

Chủ bút: Giáo Án Mầm Non

Giáo án mầm non cung cấp giáo án nhà trẻ, giáo án lớp 3 tuổi, lớp 4 tuổi, lớp 5 tuổi cho các bạn giáo viên mầm non và sinh viên nghành sư phạm mầm non hoàn toàn miễn phí.

Có thể bạn sẽ thích

Loading...
Tất cả bài viết trên trang Em Là Cô Giáo Mầm Non được Luật Bảo Vệ Quyền Tác Giả (DMCA) bảo vệ. Các bạn copy bài viết đăng lên website khác vui lòng ghi rõ nguồn Em Là Cô Giáo mầm non. Thân! DMCA.com Protection Status