CHỦ
ĐỀ: TRƯỜNG MẦM NON
NHÁNH
2: LỚP HỌC 4 TUỔI B CỦA BÉ
A.
THỂ DỤC SÁNG:
1. Yêu cầu:
-
Trẻ tập các động tác đúng, dứt khoát, nhịp nhàng theo nhịp bài hát.
-
Nhằm phát triển cân đối, khoẻ mạnh.
-
Có thói quen tập thể dục buổi sáng.
2. Chuẩn bị: sàn lớp sạch sẽ.
3. Tiến hành hoạt động:
a.
Khởi động: đi
nhẹ nhàng xếp thành vòng tròn.
b.
Trọng động:
-
Hô hấp: Thổi bóng bay ( 4 lần).
-
Tập các động tác theo bh: “Trường chúng cháu là trường mầm non”
(
2 lần).
-
Trò chơi: Bóng bay ( 2 lần).
c.
Hồi tĩnh:
Làm chim bay nhẹ nhàng 1 – 2 vòng xq lớp.
B.
HOẠT ĐỘNG GÓC:
Dự kiến 4 góc chơi.
-
Góc XD: Xây dựng trường Mầm non.
-
Góc phân vai: Cô giáo, bác cấp dưỡng.
-
Góc học tập: Xem tranh truyện về trường, lớp Mầm non, phân nhóm đồ dùng đồ
chơi.
-
Âm nhạc: Biểu diễn các bài hát trong chủ đề.
I.
Yêu cầu:
-
Trẻ biết thể hiện vai chơi, biết cùng nhau chơi, biết sử dụng các nguyên vật
liệu khác nhau để xây dựng trường Mẫu giáo.
-
Trẻ biết thể hiện thái độ, hành vi đúng mực, có trách nhiệm với vai chơi của
mình .
-
Trẻ xem tranh ảnh và biết đặt câu hỏi thảo luận về nội dung của chúng, biết
phân loại đồ dùng đồ chơi.
-
Biết biểu diễn các bài hát về chủ đề.
II.
Chuẩn bị:
-
Đồ chơi xây dựng, bộ
đồ chơi nấu ăn.
-
Tranh ảnh, truyện
tranh, đồ dùng đồ chơi.
-
Xắc xô, trống lắc, phách tre…
III.
Cách tiến hành:
1. Thỏa thuận trước khi chơi:
- Cô đã chuẩn bị rất
nhiều góc chơi, bạn nào kể cho cô biết lớp mình có những góc chơi nào?
+ Cô
giới thiệu các góc ở lớp: 4 góc.
+ Cho
trẻ nhận vai chơi ở các góc: bầu nhóm trưởng, các con chơi trò gì? Chơi như thế
nào? Các bác xây dựng sẽ xây cái gì?..........
+ Giáo dục trẻ chơi đoàn kết với bạn, không
nói to . . .Gợi cho trẻ chơi sáng tạo.
2. Quá trình chơi:
-
Trẻ nhẹ nhàng vào các góc: cô quan sát trẻ chơi, liên kết các nhóm.
VD:
nhóm cô giáo trẻ đóng vai cô dạy bảo nhẹ nhàng học sinh, HS chú ý nghe cô giảng
bài; nhóm xây dựng: gợi ý trẻ cái gì xây trước, cái gì xây sau, xây như thế
nào? Xây thêm gì?. . . . .
3. Nhận xét buổi chơi:
- Cho trẻ đi tham quan từng nhóm, nhận xét từng
nhóm, đi tham quan công trình xây dựng.
- Cô nhận xét chung, nhắc nhở trẻ cất đồ dùng,
đồ chơi gọn gàng đúng nơi quy định, động viên trẻ giờ sau chơi tốt hơn.
C. HOẠT ĐỘNG
NGOÀI TRỜI:
Hoạt động có chủ đích: Quan sát mô tả về trường
Mầm non.
Trò chơi vận động:
Đuổi bóng.
Chơi tự do: Cho trẻ chơi đu quay cầu trượt, chơi với bóng.
I. Mục
đích – yêu cầu:
-
Tạo điều kiện cho trẻ được tiếp xúc với thiên nhiên, giúp trẻ cảm nhận được vẻ
đẹp của thiên nhên
-
Phát triển óc quan sát, tư duy và phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
-
Trẻ hứng thú chơi, biết chơi đúng luật.
-
Trẻ được vui chơi thoải mãi, thỏa mãn nhu cầu chơi của trẻ.
II.
Chuẩn bị:
-
Địa điểm: Sân bằng phẳng, rộng rãi, sạch sẽ, an toàn cho trẻ.
-
Trang phục của cô và trẻ gọn gàng, dễ vận động.
III.
Cách tiến hành:
1. Hoạt động có chủ đích: Quan
sát sân trường:
-
Cô và trẻ cùng đi dạo và quan sát sân trường. Cô đặt câu hỏi gợi ý để trẻ trả
lời về khung cảnh sân trường, đồ chơi, đồ vật, cây hoa có trong sân trường.
Chúng mình quan sát xem
sân trường hôm nay có gì lạ? vì sao trường lại được trang trí đẹp như vậy? để
sân trường lúc nào cũng đẹp thì các con phải làm gì?
2. Trò chơi vận động: Đuổi bóng:
-
Cô giới thiệu tên trò chơi, luật chơi, cách chơi:
+
Luật chơi: Ném, bắt bóng bằng 2 tay.
+
Cách chơi: Cho trẻ đứng thành từng nhóm 5 – 7 trẻ, mỗi nhóm 1 quả bóng. Trẻ
đứng thành vòng tròn. Một trẻ cầm bóng tung cho bạn, bạn bắt bóng xong lại tung
cho bạn khác đối diện mình. Yêu cầu trẻ phải chú ý bắt bóng để bóng khôngbị
rơi.
Cho trẻ chơi 3 đến 4
lần, nhận xét, động viên trẻ kịp thời.
3. Chơi tự do: cho trẻ chơi đu quay cầu trượt,
chơi với bóng.
Cô giới hạn khu vực
chơi, quan sát, theo dõi để đảm bảo an toàn cho trẻ.
* Khi về lớp: Cô tập trung trẻ lại, rửa tay,
điểm lại sỹ số và dắt trẻ về lớp.
D.
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
-
Vệ sinh, ăn quà chiều.
-
Chơi với đồ chơi ở lớp.
-
Chơi tự do.
-
Đọc thơ, múa hát xem tranh ảnh về trường mầm non.
-
Xem đĩa.
-
Nêu gương cuối ngày ( cắm cờ ); cuối tuần ( phát phiếu bé ngoan )
-
Chuẩn bị đồ dùng cá nhân -> trả trẻ -> vệ sinh lớp học.