CHỦ ĐỀ TRƯỜNG MẦM NON
I. Mục
tiêu.
1. Phát triển thể chất.
- Thực hiện
đúng, đầy đủ, nhịp nhàng các động tác trong bài thể dục theo hiệu lệnh.
- Biết bật
liên tục về phía trước.
- Biết tung và bắt bóng được
4-5 lần liên tiếp.
- Thực hiện đúng các động tác
ném.
- Biết ăn để cao lớn khỏe mạnh,
biết ăn nhiều loại thức ăn khác nhau để có đủ chất dinh dưỡng
- Tự cầm bát, thìa xúc ăn gọn
gàng, không rơi vãi, đổ thức ăn.
- Có một số hành vi tốt trong
ăn uống: Mời cô, mời bạn khi ăn, ăn từ tốn.
2. Phát triển nhận thức:
-
Trẻ có một số hiểu biết về tết Trung thu.
-
Biết một số đồ dùng, đồ chơi trong lớp.
-
Biết một số hoạt động của các cô, bác trong trường mầm non
-
Biết quan tâm đến chữ số, số lượng.
- Biết đếm, so sánh, thêm bớt,
tạo nhóm trong phạm vi 2, nhận biết chữ số 1, 2.
3. Phát triển ngôn ngữ và giao tiếp:
- Thực hiện
được 2, 3 yêu cầu liên tiếp.
- Nghe và hiểu nội dung một số câu chuyện, đọc
thuộc một số bài thơ, ca dao, đồng dao.
- Biết giữ gìn và bảo vệ sách.
4. Phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội:
- Biết tự chọn đồ chơi, trò chơi theo ý
thích.
- Cố gắng
hoàn thành công việc được giao.
- Biết nói
lời cảm ơn, xin lỗi, chào hỏi lễ phép.
- Thực hiện một số công việc
theo cách riêng của mình.
5. Phát triển thẩm mĩ:
- Cảm nhận và thể hiện cảm xúc trước vẻ
đẹp của thiên nhiên, cuộc sống và các tác phẩm nghệ thuật.
- Biết hát đúng giai điệu, lời
ca, hát rõ lời, vận động nhịp nhàng theo nhịp điệu các bài hát, bản nhạc.
- Biết vẽ phối hợp các nét
thẳng, xiên, ngang, cong tròn tạo thành bức tranh có màu sắc và bố cục.
- Biết nhận xét các sản phẩm
tạo hình về màu sắc, đường nét, hình dáng.
II. Chuẩn
bị học liệu:
- Tranh ảnh giới thiệu về
trường mầm non, lớp học, tranh ảnh về ngày khai giảng, ngày tết trung thu.
- Trang trí góc chủ đề đẹp gây
sự hứng thú cho trẻ.
- Chuẩn bị đồ chơi phù hợp tại
các góc: Xốp, bìa ca tông, sỏi, đá, len…
- Sưu tầm các bài hát, trò
chơi, câu đố, ca dao, đồng dao về trường mầm non, ngày tết trung thu.
- Sưu tầm truyện tranh, sách
báo về chủ đề
- Chuẩn bị đất nặn, giấy vẽ,
sáp màu, bút chì…các nguyên vật liệu có sẵn ở địa phương.
III. Mạng
nội dung và mạng hoạt động:
1. Phát triển thể chất.
Mục tiêu
|
Nội dung
|
Hoạt động
|
* Thực
hiện đúng, đầy đủ, nhịp nhàng các động tác trong bài thể dục theo hiệu lệnh.
|
- Tập các động tác phát triển các nhóm cơ hô hấp, tay,
lưng, bụng, lườn, chân.
|
- Thể dục buổi sáng, bài tập phát triển chung.
|
- Biết bật liên tục về phía trước.
|
- Bật liên tục
về phía trước.
|
- Hoạt động học “ Bật liên tục về phía trước”
|
- Biết tung và bắt bóng được 4-5 lần liên
tiếp.
|
- Tung bóng lên
cao và bắt bóng.
|
- Hoạt động học, “ Tung bóng lên cao và bắt bóng”
- Trò chơi “Tung bóng”
|
- Thực
hiện đúng các động tác ném.
|
- Ai ném xa nhất.
|
- Hoạt động học “ ném xa bằng một tay”.
|
- Biết ăn
để cao lớn khỏe mạnh, biết ăn nhiều loại thức ăn khác nhau để có đủ chất dinh
dưỡng
|
- Nhận biết các bữa ăn trong ngày và ich lợi của ăn
uống đủ lượng và đủ chất.
|
- Trò chuyện trước và trong giờ ăn.
|
- Tự cầm
bát, thìa xúc ăn gọn gàng , không rơi vãi, đổ thức ăn.
|
- Tự cầm bát, cầm thìa xúc ăn gọn gàng, không rơi vãi,
đổ thức ăn.
|
- Hoạt động trong giờ ăn.
|
- Có một
số hành vi tốt trong ăn uống: Mời cô, mời bạn khi ăn, ăn từ tốn.
|
- Tạo một số thói quen tốt trong ăn uống.
|
- Hoạt động trước,trong và sau giờ ăn.
|
2. Phát triển nhận thức:
Mục tiêu
|
Nội dung
|
Hoạt động
|
- Biết một số hoạt động của
các cô, bác trong trường mầm non
|
- Một số hoạt động của các cô, bác trong trường mầm
non.
|
- Hoạt động học: “Trường, lớp mầm non của bé
- Hoạt động chơi đóng vai “Cô giáo”, “Bác cấp dưỡng”.
|
- Biết một số đồ dùng, đồ
chơi trong lớp.
|
- Tên, đặc điểm, công dụng và cách sử dụng một số đồ dùng,
đồ chơi.
|
- Hoạt động học: “Đồ dùng đồ chơi của lớp”
- Hoạt động góc, hoạt động ngoài trời.
|
- Trẻ có một số hiểu biết về
tết Trung thu.
|
- Một số hoạt động trong ngày tết Trung thu.
|
- Hoạt động học: “ Trò chuyện về ngày tết Trung thu”
- Hoạt động ngoại khóa.
|
- Biết quan tâm đến chữ số, số lượng. Biết đếm, so sánh, thêm bớt,
tạo nhóm trong phạm vi 2, nhận biết chữ số 1, 2.
|
- Đếm, so sánh, thêm bớt, tạo
nhóm trong phạm vi 2, nhận biết chữ số 1, 2.
|
- Hoạt động học “ Đếm, so sánh thêm bớt tạo nhóm trong
phạm vi 2, nhận biết chữ số 1,2”.
- Hoạt động chơi
“ Góc học tập ”
|
3. Phát triển ngôn ngữ:
Mục tiêu
|
Nội dung
|
Hoạt động
|
- Hiểu và làm theo được 2, 3 yêu cầu.
|
- Hiểu và làm theo được 2, 3 yêu cầu.
|
- Quan sát, trò chuyện thông qua các hoạt động ở lớp.
|
- Nghe hiểu nội dung một số câu chuyện, đọc thơ, ca
dao, đồng dao, tục ngữ, hò, vè.
|
- Nghe hiểu nội dung một số câu chuyện, đọc thơ, ca
dao, đồng dao, tục ngữ, hò, vè.
|
- Hoạt động học: Truyện “Người bạn tốt”,Thơ “Trăng
sáng”, “Trăng ơi từ đâu đến”, một số bài ca dao, đồng dao theo chủ đề.
- Hoạt động vui chơi.
|
- Giữ gìn và bảo vệ sách.
|
- Giữ gìn và bảo vệ sách.
|
- Hoạt động học, hoạt động
chơi ở các góc.
|
4. Phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội:
Mục tiêu
|
Nội dung
|
Hoạt động
|
- Biết tự chọn đồ chơi, trò chơi theo ý thích.
|
- Chơi trò chơi theo ý thích.
|
- Các hoạt động trong ngày: hoạt động vui chơi, hoạt
động ngoài trời…
|
- Cố gắng hoàn thành công
việc được giao.
|
- Hoàn thành công việc được giao.
|
- Hoạt động học, hoạt động vui chơi, hoạt động lao động
tự phục vụ...
|
- Biết nói lời cảm ơn, xin
lỗi, chào hỏi lễ phép.
|
- Trẻ chào hỏi, lễ phép, xin lỗi, cảm ơn. Lắng nghe ý
kiến của người khác, xử dụng lời nói, cử chỉ lễ phép.
|
- Các hoạt động hàng ngày của trẻ
- Trò chơi phân vai “Cô giáo”, “Bác cấp dưỡng”…
|
- Biết bỏ rác đúng nơi quy
định.
|
- Giữ gìn vệ sinh môi trường.
|
- Các hoạt động trong ngày:
hoạt động học, hoạt động vui chơi, hoạt động ngoài trời.
|
5. Phát triển thẩm mỹ:
Mục tiêu
|
Nội dung
|
Hoạt động
|
- Cảm nhận và thể hiện cảm xúc trước vẻ đẹp của thiên nhiên, cuộc
sống và các tác phẩm nghệ thuật.
|
- Bộc lộ cảm xúc phù hợp khi nghe âm thanh gợi cảm, các
bài hát, bản nhạc và ngắm nhìn vẻ đẹp các sự vật hiện tượng thiên nhiên, cuộc
sống và tác phẩm nghệ thuật.
|
- Hoạt động học: “Tô màu cô giáo và các bạn”, “Vẽ,tô
màu đồ chơi trong lớp” “ Vẽ và tô màu ông trăng”, …
- Hoạt động vui chơi.
|
- Biết hát đúng
giai điệu, lời ca, hát rõ lời, vận động nhịp nhàng theo
nhịp điệu các bài hát, bản nhạc.
|
- Nghe khác loại nhạc khác
nhau; hát đúng giai điệu lời ca, vận động nhịp nhàng
theo giai điệu, nhịp điệu của các bài hát, bản nhạc.
|
- Hoạt động học dạy hát “Chào người bạn mới đến”, “Bé
và trăng”, “Đêm trung thu”…; Dạy vận động “Vui đến trường”…
- Hoạt động vui chơi
“ Góc âm nhạc ”
|
- Biết vẽ phối hợp các nét thẳng, xiên, ngang, cong
tròn tạo thành bức tranh có màu sắc và bố cục.
|
- Sử dụng các kĩ năng vẽ để tạo ra sản phẩm có màu sắc,
kích thước, hình dáng.
|
- Hoạt động học: “Vẽ hoa trong vườn trường”, “Vẽ đồ
chơi trong lớp”, “ Vẽ và tô màu ông trăng”, …, - Hoạt động vui chơi “Góc học
tập ”.
|
- Biết nhận xét các sản phẩm tạo hình về màu sắc, đường
nét, hình dáng.
|
- Nhận xét sản phẩm tạo hình về màu sắc, hình dáng.
|
- Hoạt động học: Quan sát nhận xét sản phẩm tạo hình.
|
IV. MỞ CHỦ
ĐỀ
1. Mục đích yêu cầu
- Nhằm giới
thiệu chung cho trẻ biết về chủ đề sẽ học chủ đề “Trường mầm non”.
- Tạo được
sự hứng thú để trẻ sẵn sàng bước vào
hoạt động theo chủ đề.
2. Giới thiệu chủ đề
- Trò chuyện với trẻ về về
trường mầm non Đông Khê của bé, về tết trung thu.
- Cùng cô
trang trí lớp học.
- Vẽ
trường mầm non, vẽ đồ chơi trong lớp, cùng cô trang trí ngôi sao.
- Cô chuẩn
bị những bức tranh về trường mầm non rồi cùng trẻ tô màu, trưng bày đồ chơi ở
các góc gọn gàng.
Trò chuyện
với trẻ:
-
Các con ơi sau một thời gian nghỉ
hè cô và các con lại gặp nhau tại trường đúng không nào .
-
Vậy cô mời một bạn kể cho cô nghe nghỉ hè con ở nhà làm gi ? bố mẹ
có đưa con đi chơi không ? ( mời 2 - 3 trẻ trả lời )
=
> À lớp mình có một số bạn đi
học hè còn một số bạn lại nghỉ ở nhà với ông bà cha mẹ, có bạn còn
được bố mẹ đưa đi chơi, đi tắm biển nữa đúng không nào.
- Vậy sau khi nghỉ hè xong
chúng minh lại phải làm gì nhỉ ? (đi học - đến lớp )
->
Sau khi nghỉ hè xong chúng mình lại tiếp tục đến lớp để học đấy, đến
lớp các con có thấy vui không ? ( có ạ ! )
-
Vậy các con có biết năm nay con mấy tuổi rồi không ? (4 tuổi ). Thế
con đang học lớp mấy tuổi ? (4 Tuổi )
-
Nghỉ lâu như vậy khi đến lớp con có thấy lớp khác trước không ? ( Có
, vì cô trang trí lại )
-
Sân trường có gì khác không ? lớp học như thế nào ?
= > Đúng rồi ! sau một
thời gian nghỉ hè, khi đến trường
các con thấy trường mới và đẹp
hơn, vì sao lại như vậy chúng mình sẽ cùng cô tìm hiểu qua chủ đề
đầu tiên chủ đề “ Trường mầm non ”
nhé.
Để tải trọn bộ giáo án mầm non file word các bạn vui lòng kích vào đây: